Tác phẩm văn học nói chung và văn xi Việt Nam hiện đại nói riêng tiềm ẩn nhiều yếu tố và dữ kiện để thực hiện DHTH

Một phần của tài liệu tích hợp giáo dục những vấn đề khoa học xã hội - nhân văn trong dạy học tác phẩm văn xuôi việt nam hiện đại lớp 11 thpt (Trang 38 - 43)

riêng tiềm ẩn nhiều yếu tố và dữ kiện để thực hiện DHTH

Văn học bắt nguồn từ cuộc sống, bất kì tác phẩm văn học nào cũng là sự khúc xạ từ những vấn đề trong cuộc sống. Một tác phẩm văn chương chứa đựng trong nó mn mặt muôn vẻ của đời sống xã hội, con người, chứa đựng những nguồn tri thức vô cùng phong phú đa dạng mở rộng tầm nhìn cho người đọc, nhất là đối với bạn đọc ở lứa tuổi HS đang trong q trình nhận thức. Nó có thể đụng chạm và hàm chứa trong nó nhiều khía cạnh như: lịch sử, địa lí, văn hố, đạo đức, tâm lí, giáo dục, ngơn ngữ, triết học, chính trị,... địi hỏi độc giả cũng phải có vốn văn hoá mới cảm nhận và đánh giá đúng được. Đặc biệt là những tác phẩm văn học lớn bao giờ cũng là sự tổng hợp,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tổng hoà của nhiều tri thức văn hoá. Trong lịch sử văn học nghệ thuật, các nhà văn lớn bao giờ cũng đồng thời là những nhà văn hoá tiêu biểu cho thời đại của mình. M. Gorki nói nhờ văn chương mà hiểu cuộc đời hơn. Ăng-ghen cũng đã từng đánh giá rất cao H. Banzắc. Ông cho rằng, bộ tiểu thuyết Tấn trò đời “như một cuốn từ điển bách khoa của thời đại”, đã “cung cấp cho ta cái nhìn lịch sử hiện thực tuyệt vời nhất của xã hội Pháp” và nó cũng cho ơng

biết được “nhiều chi tiết, ngay cả theo ý nghĩa kinh tế học, hơn ở các sách của

tất cả những nhà chuyên môn, các sử gia, các nhà kinh tế học và các nhà thống kê của thời kì này gộp lại” [38]. Cuộc sống trơi nhanh, chúng ta khơng

có thời gian để suy nghĩ và chiêm nghiệm nhiều, văn học giúp ta suy ngẫm, chiêm nghiệm về bản thân và đời sống quanh ta. Đó là ý nghĩa lớn lao mà tác phẩm văn học đem lại cho mỗi người đọc.

Tác phẩm văn học là “thông điệp”, là “đề án” nhà văn gửi tới bạn đọc. Ý nghĩa của một tác phẩm văn học phụ thuộc vào rất nhiều thông số. Nhưng nhìn chung nó là kết quả của sự tương tác giữa ba thơng số cơ bản mang tính tích hợp sau đây:

- Những yếu tố nằm trong văn bản, thuộc về cấu trúc văn bản.

- Những yếu tố nằm ngoài văn bản như: đời tư tác giả, hoàn cảnh ra đời, đặc điểm thời đại, lí luận văn học và đặc điểm văn hoá của một dân tộc… - Người đọc - chủ thể tiếp nhận với tất cả vốn văn hoá, kinh nghiệm và sự từng trải của cá nhân…

Môn Ngữ văn là môn học về nghệ thuật, những bài học (hay thông điệp) từ các tác phẩm văn học thường được lồng một cách tự nhiên đằng sau vẻ đẹp, ý nghĩa của hình tượng, của ngơn từ. Đây là điểm phân biệt môn Ngữ văn với các mơn nhân văn khác. Vì vậy, trong các thơng số đã nêu, những yếu tố của văn bản, trong văn bản là cơ sở đáng tin cậy nhất để người phân tích dựa vào đó mà phân tích và chỉ ra ý nghĩa khách quan cũng như những thông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

điệp thẩm mĩ, những tư tưởng nghệ thuật mà nhà văn muốn thể hiện trong tác phẩm. Ngoài ra, muốn lĩnh hội được các giá trị sâu sắc và thấy được ý nghĩa thiết thực từ các văn bản nghệ thuật phải phối hợp tất cả tri thức, vốn sống, kinh nghiệm, hiểu biết, kĩ năng học, đọc và cả tư duy tưởng tượng rất cao nữa. Chính vì thế mà hoạt động dạy học và tiếp nhận tác phẩm văn chương trong nhà trường thực chất là một hoạt động “giải mã” mang tính tích hợp văn hố. Dạy học tác phẩm văn học khơng chỉ đơn thuần là kiến thức văn chương mà người GV cần phải khéo léo khơi gợi, liên hệ kiến thức văn học với các khía cạnh liên quan đó để HS có sự gắn kết tác phẩm văn học với kiến thức đời sống, xã hội nhân văn khác. Mặt khác cũng cần thấy rằng đa số HS phổ thông khi ra trường, đi vào các ngành văn học nghệ thuật không nhiều, đa số các em đi vào các ngành khoa học kĩ thuật hoặc lao động chân tay; vì thế họ “cần được trang bị vốn am hiểu về văn chương và rộng hơn là văn hoá văn

chương để đi vào đời sống công dân hay đời sống chuyên môn sau này” [35].

Mơn Ngữ văn trong nhà trường có thể góp phần hình thành và phát triển một số năng lực chung sau đây: năng lực đọc viết; năng lực giao tiếp; năng lực tư duy và tư duy phê phán; năng lực sáng tạo; năng lực văn hoá và liên văn hố;… Vì thế, HS cần biết đọc văn để có những kiến thức cùng những kĩ năng cần thiết, để hiểu mình, hiểu người, hiểu cuộc đời để sống tốt hơn, đẹp hơn.

Trong tiến trình văn học của thế giới và Việt Nam, nền văn học đã tồn tại và vận động không ngừng, mỗi thời đại, mỗi thế kỉ đều có những thành tựu nổi bật để hình thành diện mạo nền văn học của nhân loại và của mỗi dân tộc. Các tác phẩm văn xuôi từ đầu thế kỉ XX tới nay là một sự kiện quan trọng, nổi bật trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, đánh dấu bước tiến mạnh mẽ trong lịch sử phát triển của văn học dân tộc, khép lại mười thế kỉ văn học trung đại để mở ra một thời kì mới với những thành tựu và kinh nghiệm còn ảnh hưởng lâu dài trong tương lai: thời kì văn học hiện đại trong quan hệ rộng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

rãi với nhiều nền văn hoá trên thế giới. Giá trị, ý nghĩa và vai trò của bộ phận văn học này như thế nào đã có nhiều cơng trình bài viết, nghiên cứu đánh giá. Phần văn xi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn lớp 11 THPT (ban cơ bản) gồm có 4 tác phẩm sau: Hai đứa trẻ (Thạch Lam); Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân); Hạnh phúc của một tang gia (trích tiểu thuyết Số đỏ - Vũ Trọng Phụng); Chí Phèo (Nam Cao). Các tác phẩm trên đều là sản phẩm của một nền văn học mới, ra đời trong bối cảnh lịch sử: thực dân Pháp xâm lược, khai thác thuộc địa dẫn đến những biến đổi sâu sắc về cơ cấu xã hội, văn hố,… Văn hố, văn học Việt Nam thời kì này có sự tiếp xúc, ảnh hưởng từ văn hóa, văn học phương Tây; đô thị phát triển; báo chí và nghề xuất bản phát triển mạnh; chữ quốc ngữ dần dần thay thế chữ Hán, chữ Nôm; phong trào dịch thuật phát triển, lớp trí thức Tây học thay thế lớp trí thức Nho học, đóng vai trị trung tâm trong đời sống văn hố thời kì này; lớp công chúng văn học mới ra đời và ngày càng đông đảo; Đảng cộng sản ngày càng có vai trị to lớn đối với sự phát triển nền văn hoá dân tộc (làm cho nền văn hoá phát triển theo chiều hướng tiến bộ và cách mạng)… Tất cả những điều đó đã thúc đẩy văn học phải nhanh chóng đổi mới theo hướng hiện đại hoá. Hiện đại hoá văn học được hiểu là “q trình làm cho văn học thốt ra khỏi

hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học thế giới” [4, tr. 83]. Cơng cuộc

hiện đại hố văn học Việt Nam ít nhiều đã được đặt ra từ giữa thế kỉ XIX, đến năm 1945 đã có thể được coi là hồn tất một q trình. Hiện đại hoá là một yêu cầu khách quan của thời đại đối với văn học, cũng là nhu cầu tự thân của chính nền văn học nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần và thẩm mĩ mới của xã hội. Nội dung hiện đại hoá văn học diễn ra trên mọi mặt, ở nhiều phương diện. Trước hết là sự thay đổi quan niệm về văn học: từ văn chương “chở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chương như một hoạt động nghệ thuật đi tìm và sáng tạo cái đẹp; từ văn chương để “răn đời” sang văn chương để “hiểu đời”, để nhận thức, khám phá hiện thực. Văn học hiện đại chính thức ra đời và phát triển nhanh với đủ các thể loại hiện đại: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, kịch nói, tuỳ bút, bút kí, nghị luận và phê bình văn học. Q trình hiện đại hố văn học cũng gắn liền với việc hiện đại hố ngơn ngữ văn học và việc sử dụng chữ quốc ngữ thay thế cho chữ Hán, chữ Nôm. Sự xuất hiện của văn xuôi viết bằng tiếng Việt là một sự kiện quan trọng đối với lịch sử văn học dân tộc, vì đó là dấu hiệu thể hiện tính chất hiện đại hoá của nền văn học Việt Nam. Hiện đại hố khơng chỉ là vấn đề hình thức mà cịn là vấn đề nội dung văn học. Xã hội Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 đặt ra biết bao vấn đề về đất nước, về cuộc sống, con người và nghệ thuật mà ở những thời kì trước đó chưa từng có, địi hỏi văn học phải đáp ứng. Chính điều đó đã tạo ra sự thay đổi về tư tưởng, cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm… của nhà văn trước hiện thực đời sống, con người và nghệ thuật. Chẳng hạn, cùng viết về con người nhưng văn học trung đại chỉ nói về con người xã hội, con người công dân - tức con người phi ngã, vô ngã; văn học hiện đại không chỉ quan tâm tới con người xã hội, con người cơng dân mà cịn nói tới con người trên tinh thần giai cấp, con người tự nhiên, con người cá nhân, con người với đời sống tâm linh nữa. Nội dung các tác phẩm đi sâu vào thế giới bên trong, bản chất của con người (Hai đứa trẻ, Chữ

người tử tù, Chí Phèo); có tác phẩm lại tập trung phản ánh đời sống xã hội và

các mối quan hệ của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội đó (Chí Phèo, Số đỏ

với trích đoạn trong SGK Hạnh phúc của một tang gia). Tìm hiểu các tác

phẩm văn học này, chúng ta vừa được khám phá thế giới con người trong mối quan hệ với thế giới bên ngoài, với cộng đồng, với ngoại cảnh; vừa hiểu được thế giới bên trong của từng nhân vật, từng con người trước cuộc đời phức tạp, nghiệt ngã. Tính chất hiện đại chủ yếu ở các tác phẩm văn xuôi giai đoạn này

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

là thi pháp thể loại tự sự với phương thức kể. Nếu như tác phẩm trữ tình phản ánh thế giới chủ quan, cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ của chủ thể trữ tình - nhà thơ thì tác phẩm tự sự lại phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó qua con người, hành vi, sự kiện được kể lại bởi người kể chuyện, đem lại một ý nghĩa tư tưởng nào đó. Miêu tả tính chỉnh thể khách quan của thế giới, tầm bao quát cuộc sống trong một phạm vi rộng lớn; không hạn chế về không gian, thời gian; nhân vật tự sự cũng được khắc hoạ đầy đặn nhiều mặt; hệ thống các chi tiết nghệ thuật phong phú, đa dạng, bề bộn,... là đặc trưng của các tác phẩm tự sự này. Do đó, GV cần giúp HS nhận ra trong các tác phẩm ấy nguồn tri thức phong phú đa dạng, hấp dẫn và bổ ích để giúp cho thế giới tinh thần, trí tuệ của họ được giàu có hơn, phong phú hơn, sâu sắc và tinh tế hơn; từ đó giúp cho HS tự tạo được bản lĩnh để đối diện với những vấn đề nóng bỏng bức xúc mà đời sống xã hội và văn học đang đặt ra.

Một phần của tài liệu tích hợp giáo dục những vấn đề khoa học xã hội - nhân văn trong dạy học tác phẩm văn xuôi việt nam hiện đại lớp 11 thpt (Trang 38 - 43)