Tích hợp có nhiều hình thức, mức độ, có thể được thực hiện theo nhiều hướng và nhằm nhiều mục đích khác nhau, trong đó có hai quan điểm nổi bật là liên mơn và xun mơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Xu thế phát triển của khoa học ngày nay là tiếp tục phân hố sâu, song song với tích hợp liên mơn, liên ngành ngày càng rộng. Việc giảng dạy các khoa học trong nhà trường phải phản ánh sự phát triển hiện đại của khoa học, bởi vậy không thể cứ tiếp tục giảng dạy các khoa học như là những lĩnh vực tri thức riêng rẽ. Nhu cầu phát triển xã hội hiện đại đòi hỏi nhà trường hướng tới quan điểm liên môn và quan điểm xuyên môn nhằm cùng nhau nâng tầm hiểu biết của HS lên một tầm mới. Kiến thức ở môn học này giúp cho cách tiếp thu kiến thức ở môn học kia được dễ dàng hơn.
Quan điểm liên mơn chủ trương đề xuất những tình huống chỉ có thể được tiếp cận và giải quyết một cách hợp lí qua sự soi sáng của nhiều mơn học hoặc nhiều lĩnh vực. Những yếu tố liên môn đã tạo ra xu thế tích hợp nhiều môn học, sớm hình thành những khái niệm khoa học phức tạp, đồng thời tiết kiệm được thời gian dạy học so với việc dạy các môn riêng rẽ, tách rời nhau. Trong quá trình này, nội dung học tập được thiết kế thành một chuỗi vấn đề, tình huống địi hỏi muốn giải quyết phải huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của những môn học khác nhau.
Trong quá trình tích hợp xun mơn, nội dung học tập hướng vào sự phát triển những kĩ năng, năng lực cơ bản mà HS có thể sử dụng vào tất cả các môn học, trong việc giải quyết những tình huống khác nhau.
Vì vậy, sự liên kết bộ mơn là một hướng tích cực của khoa học sư phạm hiện đại, ví dụ: tích hợp kiến thức của các mơn Sinh học với Kĩ thuật cơng nghiệp; Vật lí với Kĩ thuật cơng nghiệp; Ngữ văn với Lịch sử, Địa lí, Đạo đức - Giáo dục công dân; giáo dục dân số, môi trường trong môn Sinh học, Địa lí, Ngữ văn, Vật lí; tích hợp các chuẩn mực đạo đức hoặc nghề nghiệp qua các mơn học (ví dụ: những hiểu biết về kĩ năng sống của vị thành niên đưa vào môn Ngữ văn),…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tính tích hợp của chương trình và SGK Ngữ văn còn thể hiện ở mối liên thông kiến thức sách vở và kiến thức đời sống (qua việc tìm hiểu các văn bản văn học, đặc biệt là các văn bản nhật dụng, văn bản hành chính), liên thông giữa kiến thức, kĩ năng của môn Ngữ văn với các môn học thuộc ngành KHXH-NV và các ngành học khác, nhằm giúp HS có được kiến thức và kĩ năng thực hành tồn diện, góp phần giáo dục đạo đức cơng dân, kĩ năng sống, hiểu biết xã hội…
Như vậy, tích hợp trong mơn học Ngữ văn không chỉ là phối hợp các kiến thức và kĩ năng của tiếng Việt và văn học mà còn là sự tích hợp liên ngành để hình thành một “phơng” văn hố cho HS trong việc đọc - hiểu tác phẩm văn học và tạo lập những văn bản theo các phương thức biểu đạt khác nhau, có nghĩa là để thực hiện các mục tiêu đặt ra trong môn học Ngữ văn, HS cần vận dụng tổng hợp những hiểu biết về ngơn ngữ, văn hố, văn học, lịch sử, địa lí, phong tục, vốn sống, vốn tri thức và cả kinh nghiệm của bản thân. Điều này thể hiện rằng một trong những nhiệm vụ của mơn học là hướng đến việc cá thể hố người học.