VIỆT NAM HIỆN ĐẠI Ở THPT THEO YÊU CẦU TÍCH HỢP KIẾN THỨC KHXH-N
2.1.1. Mục tiêu tích hợp
Trong hệ thống chương trình giáo dục, mơn Ngữ văn có một vị trí hết sức quan trọng, nó vừa là một mơn học về KHXH-NV vừa là một môn học công cụ, đồng thời không thể coi nhẹ phương diện thẩm mĩ của môn học, đặc biệt là phần Văn học của chương trình.
Mục tiêu giáo dục của mơn Ngữ văn ở trường THPT hiện hành được xác định [3, tr. 5]:
+ Môn Ngữ văn cung cấp cho HS những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có tính hệ thống về ngơn ngữ (trọng tâm là tiếng Việt) và văn học (trọng tâm là văn học Việt Nam), phù hợp với trình độ phát triển của lứa tuổi và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong thời kì cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
+ Mơn Ngữ văn hình thành và phát triển ở HS các năng lực sử dụng tiếng Việt, tiếp nhận văn học, cảm thụ thẩm mĩ; phương pháp học tập, tư duy, đặc biệt là phương pháp tự học; năng lực ứng dụng những điều đã học vào cuộc sống.
+ Mơn Ngữ văn bồi dưỡng cho HS tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hố; tình u gia đình, thiên nhiên, đất nước; lịng tự hào dân tộc; ý chí tự lập, tự cường; lí tưởng xã hội chủ nghĩa; tinh thần dân chủ, nhân văn; giáo dục cho HS trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị và hợp tác quốc tế, ý thức tôn trọng và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc và nhân loại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Các nhiệm vụ đó có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ lẫn nhau, góp phần đào tạo ra những con người phát triển hài hồ, tồn diện. Chỉ có thể thực hiện được mục tiêu đó khi tích hợp các tri thức, kĩ năng trong quá trình dạy học văn.
Dạy học theo quan điểm tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thơng nói chung, chương trình Ngữ văn nói riêng khơng chỉ là một giải pháp để xử lí mâu thuẫn giữa khối lượng tri thức ngày càng lớn cần đưa vào chương trình và thời lượng học tập có hạn mà cịn là một giải pháp để tăng cường ứng dụng những điều học được vào cuộc sống, thực hiện chương trình phát triển năng lực người học.
Tuy nhiên việc vận dụng đầy đủ và chặt chẽ lí thuyết về PPDH theo hướng tích hợp vào thực tế dạy học là một khó khăn lớn, đặc biệt đối với bậc THPT hiện nay khi mà các mơn học đã được phân hố sâu sắc, khối lượng kiến thức khoa học ở mỗi môn học khá lớn. Mặc dù thế, các nhiệm vụ giáo dục và phát triển HS là nhiệm vụ chung của mỗi môn học trong nhà trường, là mục tiêu chung mà mỗi mơn học đã có cách đóng góp khác nhau vào các mặt khác nhau của tư duy và nhân cách của HS. Đó cũng là cơ sở cho việc vận dụng tư tưởng sư phạm tích hợp vào thực tế dạy học của mỗi mơn học nói chung và dạy học tác phẩm văn xi Việt Nam hiện đại nói riêng. Vận dụng tư tưởng sư phạm tích hợp sẽ tạo cơ hội liên kết các môn học trong nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục chung.