Một số phƣơng thức tích hợp các nội dung

Một phần của tài liệu tích hợp giáo dục những vấn đề khoa học xã hội - nhân văn trong dạy học tác phẩm văn xuôi việt nam hiện đại lớp 11 thpt (Trang 27 - 29)

Theo Xavier Rogiers, có bốn cách tích hợp các nội dung học tập được chia thành hai nhóm lớn, có thể mơ tả sơ lược như sau:

- Dạng tích hợp thứ nhất: Đưa ra những ứng dụng chung cho nhiều mơn học.

Dạng tích hợp thứ nhất vẫn duy trì các mơn học riêng rẽ, trong khi các ứng dụng chung được tích hợp vào các thời điểm thích hợp. Đây là cách tích hợp được vận dụng phổ biến hiện nay. Các thời điểm thực hiện có thể là:

+ Cách thứ 1: Những ứng dụng chung cho nhiều môn học được thực hiện ở cuối năm học hay cuối cấp học trong một bài học hoặc một bài tập tích hợp. Ví dụ: Các mơn Văn, Sử, Địa,… vẫn được dạy riêng rẽ nhưng đến cuối năm học, cuối cấp có một phần, một chương về những vấn đề chung của các mơn đó, HS được đánh giá bằng một bài thi tổng hợp kiến thức.

Có thể đưa ra sơ đồ hố cách tích hợp này như sau:

Hình 1

Nội dung mơn 1 Nội dung mơn 2 Nội dung mơn 3

Bài học hoặc bài tập tích hợp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Cách thứ 2 : Những ứng dụng chung cho nhiều môn học được thực hiện tương đối đều đặn trong suốt năm học trong các tình huống thích hợp. Ví dụ: Các mơn Văn, Sử, Địa,… vẫn được dạy riêng rẽ, hoặc vì bản chất và logic phát triển nội dung của từng mơn học, hoặc vì các mơn học này do các GV khác nhau đảm nhiệm. Tuy nhiên, chương trình có bố trí xen một số nội dung tích hợp liên mơn vào chỗ thích hợp nhằm làm cho HS quen dần với việc sử dụng kiến thức những môn học gần gũi nhau.

Có thể đưa ra sơ đồ hố cách tích hợp này như sau:

- Dạng tích hợp thứ hai: Phối hợp quá trình học tập của nhiều mơn học khác nhau.

Dạng tích hợp thứ hai thường dẫn đến phải phối hợp quá trình dạy học của các mơn học. Dạng tích hợp này nhằm hợp nhất hai hay nhiều môn học thành một môn học duy nhất dựa trên sự gần gũi nhau về bản chất, mục tiêu; hoặc do các mơn học có sự đóng góp bổ sung cho nhau. Điều này địi hỏi phải nghiên cứu xây dựng chương trình và tài liệu học tập phù hợp, thường phức tạp.

+ Cách thứ 3: Phối hợp quá trình học tập những mơn học khác nhau bằng đề tài tích hợp. Theo đó, người ta nhóm các nội dung có mục tiêu bổ sung cho nhau thành đề tài tích hợp, trong khi các mơn học vẫn giữ ngun

Hình 2 Mơn 1 Môn 2 Môn 3 Bài học hoặc bài tập tích hợp Mơn 1 Mơn 2 Mơn 3 Bài học hoặc bài tập tích hợp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

những mục tiêu riêng. Cách này được áp dụng cho những môn học gần nhau về bản chất, mục tiêu hoặc cho những mơn học có đóng góp bổ sung cho nhau, thường dựa vào một mơn học cơng cụ.

Cách thức tích hợp trên có giá trị chủ yếu ở cấp tiểu học, ở đó các vấn đề phải xử lí thường là những vấn đề đơn giản, có giới hạn.

+ Cách thứ 4: Phối hợp quá trình học tập những mơn học khác nhau bằng tình huống tích hợp, theo đó các mơn học được tích hợp xung quanh những mục tiêu chung. Những mục tiêu chung này gọi là mục tiêu tích hợp. Dạng tích hợp này có nhiều ưu điểm là dạy cho HS giải quyết những tình huống phức hợp bằng cách vận dụng kiến thức từ nhiều mơn học trong một tình huống gần với cuộc sống.

Lên cấp THCS và THPT, hệ thống khái niệm trong các môn học phức tạp hơn, đòi hỏi sự phát triển tuần tự chặt chẽ hơn, mỗi môn học thường do một GV được đào tạo chun đảm nhiệm, do đó cách tích hợp thứ 3 khó thực hiện, người ta thiên về áp dụng cách thứ 4, tuy có nhiều khó khăn nhưng phải tìm ra cách thức và biện pháp vì DHTH là xu hướng tất yếu, đem lại hiệu quả cao trong giáo dục.

Ví dụ: Các mơn học cấp THPT đều hướng tới một mục tiêu chung (Luật giáo dục, 2005), vì vậy, khi dạy học đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng) GV có thể hướng HS tới những tri thức tích hợp như sau: Cuộc sống của tầng lớp thượng lưu trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 (lịch sử); Đạo đức giả (đạo đức); Đám ma (phong

tục, tập quán);… Những kiến thức được đưa vào tích hợp vừa giúp HS hồi cố,

củng cố lí thuyết cũ, đồng thời làm nền để nắm bài học mới tốt hơn.

Một phần của tài liệu tích hợp giáo dục những vấn đề khoa học xã hội - nhân văn trong dạy học tác phẩm văn xuôi việt nam hiện đại lớp 11 thpt (Trang 27 - 29)