Nội dung yêu cầu tích hợp của SGK Ngữ văn

Một phần của tài liệu tích hợp giáo dục những vấn đề khoa học xã hội - nhân văn trong dạy học tác phẩm văn xuôi việt nam hiện đại lớp 11 thpt (Trang 43 - 46)

Từ Chương trình giáo dục phổ thơng, mơn Ngữ văn (2006), có thể thấy hai thơng điệp khá rõ về tích hợp trong mơn Ngữ văn:

Một là: Cần gắn kết các nội dung kiến thức và kĩ năng của ba phần

Tiếng Việt, Làm văn và Văn học trong một môn học. Chúng tơi gọi đây là u

cầu tích hợp giáo dục các nội dung trong môn Ngữ văn.

Hai là: “Thơng qua các hình tượng văn học và các tình huống giao tiếp

bằng tiếng Việt văn hoá, mơn Ngữ văn cịn có khả năng kết hợp giáo dục công dân, củng cố và mở rộng hiểu biết về văn hoá xã hội cho học sinh” [3, tr.

7]. Đây chính là yêu cầu tích hợp những tri thức và kĩ năng thuộc KHXH-NV. Chúng tôi gọi là yêu cầu tích hợp giáo dục các nội dung ngồi mơn Ngữ văn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khảo sát các bài học về phần văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình SGK, SGV Ngữ văn lớp 11, tập 1, ban cơ bản, chúng tôi nhận thấy:

SGK chương trình chuẩn cũng đã thể hiện tư tưởng đổi mới trong các

khâu của giờ học. Về phần Văn học, cấu trúc một bài học được sắp xếp theo trình tự như sau:

+ Phần Kết quả cần đạt: nêu những yêu cầu chủ yếu nhất của bài học về nội dung kiến thức, rèn luyện kĩ năng, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đạo đức... nhằm định hướng cho GV và HS mục tiêu cần đạt được qua bài học. Mục tiêu đó dẫn dắt HS trong q trình chuẩn bị ở nhà cũng như học tập trên lớp. Tuy nhiên, các bài học trên chủ yếu hướng tới mục tiêu là nhận ra: bức thông điệp về tư tưởng, tình cảm của nhà văn và bút pháp độc đáo trong xây dựng hình tượng. Như vậy thấy rằng SGK cũng chưa chú ý đúng mức tới mục tiêu hình thành và phát triển tồn diện các năng lực, tri thức, kĩ năng của bản thân HS qua bài học.

+ Phần Tiểu dẫn: Phần này chủ yếu là những kiến thức văn học sử, kiến thức lí luận văn học: nêu những nét lớn về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả, phong cách sáng tác, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, thể loại, một số nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm… cung cấp cho HS những tri thức đọc hiểu cần thiết. Tri thức về các vấn đề xã hội, lịch sử, địa lí, văn hố… liên quan tới tác phẩm thì hầu như không xuất hiện.

+ Phần Văn bản: cung cấp văn bản đọc, chú thích. Tuy nhiên, có những yếu tố nằm trong nội dung của văn bản có thể xa lạ với HS thời nay thì SGK lại chưa chú giải đầy đủ hoặc chưa có những chỉ dẫn về địa chỉ về tư liệu tham khảo để HS trong quá trình tìm hiểu bài ở nhà có thể tự tra cứu, tìm hiểu.

+ Phần Hướng dẫn học bài: Gồm những câu hỏi để hướng dẫn HS học bài ở nhà trước khi diễn ra giờ học trên lớp mang tính chất hướng dẫn HS

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cách đọc - hiểu văn bản, phân tích những vấn đề về nội dung, nghệ thuật của văn bản. Đó là những câu hỏi ở tầm chiến lược, bao quát được những vấn đề lớn, trọng điểm của bài học, chủ yếu là những câu hỏi u cầu HS phân tích tình huống truyện, diễn biến tâm trạng nhân vật; nhận ra quan điểm, tư tưởng của nhà văn; những bút pháp chủ yếu trong việc xây dựng tình huống truyện, hình tượng nhân vật. Nếu trả lời được các câu hỏi này, HS đã nắm được căn bản tinh thần của tác phẩm văn chương.

+ Phần Luyện tập: Gồm những bài tập luyện tập nhằm củng cố kiến thức, kĩ năng sau khi đã học tập ở trên lớp, nâng cao khả năng tự học của HS. Tuy nhiên, câu hỏi hướng dẫn học bài và bài tập trong SGK chưa chú ý tới năng lực vận dụng tổng hợp các tri thức KHXH-NV mà HS đã được học để giải quyết những vấn đề do bài học đặt ra, chưa chú ý khắc sâu, củng cố những tri thức này dù đó là những tri thức do nhà văn tổng hợp trong thế giới hình tượng của tác phẩm.

Cuốn SGV Ngữ văn 11, tập 1, ban cơ bản được biên soạn theo chương trình của SGK Ngữ văn 11, tập 1, ban cơ bản có nhiệm vụ giúp GV hiểu được ý đồ biên soạn SGK nói chung, cũng như nội dung và phương pháp giảng dạy từng bài cụ thể. Tuy không phải là tài liệu bắt buộc nhưng SGV vẫn là tài liệu quan trọng, bổ ích cho GV trong quá trình soạn bài và dạy học theo SGK. Nội dung chính của sách là chỉ rõ mục tiêu bài học, những điểm cần lưu ý về nội dung, phương pháp và tiến trình tổ chức dạy học; cung cấp những thông tin về cách hiểu văn bản, cách khai thác, trả lời các câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài của SGK và lưu ý những điểm HS cần ghi nhớ sau mỗi bài học, gợi ý

cách kiểm tra đánh giá và luyện tập cho HS, những tư liệu tham khảo thiết yếu... Giá trị nhất của SGV là những gợi ý về phương pháp và tiến trình tổ chức dạy học đảm bảo thống nhất với chương trình SGK và đạt mục tiêu dạy học chung. Tuy nhiên những chỉ dẫn trong SGV khơng phải là những giáo án

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

soạn sẵn hay những chỉ dẫn cụ thể mà người GV nhất thiết phải làm theo. Cũng như SGK, SGV Ngữ văn chưa chú ý đúng mức đến việc tích hợp kiến thức KHXH-NV vào giảng dạy phần văn xuôi Việt Nam hiện đại, chưa chỉ rõ địa chỉ lồng ghép để hỗ trợ GV và HS trong quá trình dạy và học. Do vậy, phần chủ động và sáng tạo của người thầy trong quá trình dạy văn là rất cần thiết và linh hoạt.

Một phần của tài liệu tích hợp giáo dục những vấn đề khoa học xã hội - nhân văn trong dạy học tác phẩm văn xuôi việt nam hiện đại lớp 11 thpt (Trang 43 - 46)