Tích hợp ngang và tích hợp dọc

Một phần của tài liệu tích hợp giáo dục những vấn đề khoa học xã hội - nhân văn trong dạy học tác phẩm văn xuôi việt nam hiện đại lớp 11 thpt (Trang 33 - 36)

Mục đích và định hướng tích hợp của chương trình Ngữ văn hiện hành được hiểu như sau:

“Nhằm tăng hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian dạy học, chương trình mơn Ngữ văn được xây dựng theo tinh thần tích hợp. Có hai hướng tích hợp chủ yếu trong mơn Ngữ văn: tích hợp theo chiều ngang và tích hợp theo chiều dọc. Tích hợp theo chiều ngang là gắn kết nội dung dạy kiến thức với

nội dung rèn kĩ năng, nội dung của các phần Tiếng Việt, Làm văn với nội dung của phần Văn học. Thông qua các hình tượng văn học và các tình huống giao tiếp bằng tiếng Việt văn hố, mơn Ngữ văn cịn có khả năng kết hợp giáo dục công dân, củng cố và mở rộng hiểu biết về văn hoá xã hội cho HS. Tích

hợp theo chiều dọc là thiết kế những đơn vị kiến thức, kĩ năng học sau bao

hàm những kiến thức, kĩ năng đã học trước nhưng ở mức cao hơn và sâu hơn theo nguyên tắc đồng tâm và phát triển.” [3, tr. 6-7]

Vậy SGK Ngữ văn THPT đã thực hiện việc tích hợp giữa Tiếng Việt, Làm văn và Văn theo chiều ngang và chiều dọc như thế nào?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thứ nhất, khi các tác giả chọn kiểu văn bản để tổ chức nội dung dạy

học cho phân môn Tiếng Việt và lấy loại thể (gồm nhiều thể loại) để xây dựng chương trình cho phân mơn Văn thì đã thể hiện bước đầu nguyên tắc tích hợp. Bởi vì kiểu văn bản và loại thể văn học có sự tương đồng và quan hệ khăng khít. Kiểu văn bản tự sự và văn bản miêu tả ở phân môn Tiếng Việt tương

đồng với tác phẩm tự sự ở phân môn Văn. Văn bản nghị luận của Tiếng Việt và tác phẩm nghị luận của Văn trùng nhau. Văn bản biểu cảm ở Tiếng Việt

tương đồng với tác phẩm trữ tình của Văn. Tác phẩm kịch ở Văn gần như là sự tổng hợp của các kiểu văn bản tự sự, miêu tả và biểu cảm,... Việc lựa chọn và xác định các nội dung dạy học của hai phân mơn này có nhiều điểm chung, tạo điều kiện để làm sáng tỏ cho nhau. Chẳng hạn, ở chương trình lớp 11, các bài về phong cách văn bản thuộc phần Tiếng Việt trong SGK đều được lồng ghép với các bài Đọc văn hoặc Làm văn có phong cách tương ứng. Ví dụ: bài

Phong cách ngơn ngữ chính luận được gắn với các bài đọc hiểu văn bản nghị

luận như: Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức của Nguyễn An Ninh, Về luân lí xã hội ở nước ta của Phan Châu Trinh, Một thời đại trong

thi ca của Hoài Thanh...; bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật gắn liền với

các bài học về truyện và thơ; bài Phong cách ngôn ngữ khoa học gắn liền với chùm văn bản nhật dụng... Tương tự như thế, các bài nghị luận văn học cũng được xếp tương ứng với các thể loại được dạy ở phần đọc văn. Các bài làm văn Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xi ở lớp 12 được học đồng thời với các bài đọc hiểu truyện ngắn hiện đại; bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ và bài Luật thơ ở phần Tiếng Việt cũng được đặt sau các bài

học về tác phẩm thơ hiện đại.

Do vậy, HS có thể vận dụng những kiến thức và kĩ năng về Tiếng Việt và Làm văn để khám phá, giải mã văn bản; ngược lại những kiến thức và kĩ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

năng trong giờ đọc hiểu văn bản cũng hỗ trợ tích cực cho việc học Làm văn và Tiếng Việt.

Thứ hai, nguyên tắc tích hợp cần thể hiện trong q trình tổ chức dạy

học và biên soạn SGK.

Ở bài Đọc hiểu văn bản: Khi dạy một văn bản văn học, GV cần hướng dẫn để HS khai thác tối đa các yếu tố ngôn ngữ, thấy được ý nghĩa, vai trò và tác dụng của chúng trong việc biểu hiện nội dung của tác phẩm văn học, tránh xa rời văn bản, chỉ phân tích những nội dung xã hội đơn thuần. Tất nhiên để tiếp nhận tốt các tác phẩm văn học, cần phải huy động nhiều tri thức và kĩ năng văn học chứ không chỉ là các yếu tố ngơn ngữ (đây là tính độc lập của Văn). Đồng thời ở những giờ Văn này, cùng với việc chỉ ra vẻ đẹp cụ thể của tác phẩm “mẫu”, GV cần giúp HS biết cách thức phân tích, bình giá một tác phẩm văn học theo một thể loại nhất định. Làm thế là đã tích hợp nội dung và phương pháp dạy Làm văn, kiểu bài phân tích và bình giảng văn học vào giờ Văn.

Với bài Tiếng Việt: Nguyên tắc tích hợp thể hiện ở chỗ khi cung cấp tri

thức về một đơn vị ngôn ngữ, GV luôn hướng dẫn HS liên hệ với các tác phẩm văn học đã và đang học, đặt đơn vị đó, yếu tố tiếng Việt đó trong văn cảnh cụ thể của tác phẩm, vận dụng thành thạo để nghe hiểu, đọc hiểu, nói đúng, viết đúng. Các đơn vị ngôn ngữ này được xem xét trong các văn bản văn học, được đặt trong nhiều tình huống của cuộc sống thường nhật (đây là tính độc lập của Tiếng Việt). Ngoài ra ở giờ Tiếng Việt, khi dạy về Văn bản văn học (cấu trúc, đặc điểm và phân loại, cách làm,…) thì các tác phẩm văn học đã và đang học song hành sẽ là những ngữ liệu cần được khai thác, vận dụng triệt để trong việc làm sáng tỏ kiến thức lí thuyết về văn bản, nhất là kiểu Văn bản văn học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Với giờ Làm văn: Dạy một kiểu văn bản nào đó, trước hết GV cần căn

cứ vào văn bản văn học đã được lựa chọn ở phân mơn Văn, coi đó là “mẫu”. Lúc này bài văn (tác phẩm văn học) trở thành ngữ liệu và được khai thác theo những yêu cầu của việc rèn kĩ năng làm văn. Nói cách khác, bài văn được soi sáng, phân tích và “mổ xẻ” dưới một góc độ khác: xây dựng bố cục, kết cấu các ý, diễn đạt thành văn và trình bày để đạt mục đích của một kiểu văn bản. Như thế để tạo lập một kiểu văn bản (nói, viết), HS phải vận dụng tổng hợp các kiến thức, kĩ năng của cả Văn học và Tiếng Việt. Ngược lại, Làm văn sẽ giúp HS nghe hiểu, đọc hiểu văn bản tốt hơn, giúp HS nói hay hơn, viết đúng hơn các kiểu văn bản thường gặp trong nhà trường và trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.

Như vậy, phương thức tích hợp giữa ba bộ phận kiến thức Đọc văn, Làm văn và Tiếng Việt trong SGK là khá linh hoạt; nó khơng đơn thuần là tích hợp kiến thức và kĩ năng ngay trong một bài học mà cịn cho phép tích hợp theo từng vấn đề; vấn đề đang dạy ở phần này có thể tích hợp với các nội dung khác đã dạy hoặc sẽ dạy ở hai phần kia. Ví dụ, bài: Hoạt động giao tiếp,

các nhân tố giao tiếp trong tiếng Việt ở đầu cuốn sách Ngữ văn 10 sẽ là cơ sở

đọc hiểu văn bản và Làm văn. Hoặc ngữ liệu của các phần Tiếng Việt và Làm văn đều lấy ở các văn bản đã học chứ không nhất thiết phải là văn bản trong cùng đơn vị bài học. Trong hệ thống câu hỏi Hướng dẫn học bài, cũng như hệ thống bài tập của SGK vẫn có những câu hỏi yêu cầu HS vận dụng những

hiểu biết về đặc trưng của văn học sử, cũng như về văn hóa để khám phá giá trị tác phẩm.

Một phần của tài liệu tích hợp giáo dục những vấn đề khoa học xã hội - nhân văn trong dạy học tác phẩm văn xuôi việt nam hiện đại lớp 11 thpt (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)