Qui trình lên lớp kiểu bài Hình thành kiến thức mớ

Một phần của tài liệu Chuyên đề dạy học từ và câu ở tiểu học (Trang 51 - 53)

- Bé đau chân.

2. Qui trình lên lớp kiểu bài Hình thành kiến thức mớ

Qui trình này bao gồm bốn bước cơ bản:

Bước 1: Hướng dẫn HS thực hiện bài tập phân tích ngữ liệu. ở bước này, GV phải thấy được mối quan hệ chặt chẽ, lô gíc giữa mỗi bài tập với một bộ phận tri thức ở mục Ghi nhớ để hướng dẫn HS thông qua các thao tác phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp hoá, khái quát hoá trên ngữ liệu tự hình thành được các tri thức lí thuyết tương ứng.

Bước 2: Hướng dẫn HS trình bày kiến thức cần ghi nhớ. Khi HS thực hiện bước này, GV phải lưu ý việc chính xác hoá các vấn đề lí thuyết mà HS hình thành được. Giúp HS diễn đạt các vấn đề lí thuyết ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu.

Bước 3: Hướng dẫn HS thực hiện bài tập củng cố kiến thức. Củng cố, khắc sâu vấn đề lí thuyết vừa hình thành cho HS là một thao tác không thể thiếu trong qui trình. Tuy nhiên, tuỳ vào trình độ của HS và các bài dạy cụ thể mà GV qui định số lượng cũng như lựa chọn bài tập nhận diện phù hợp. Nếu như cảm thấy vấn đề lí thuyết đã được HS nắm vững thì GV có thể lược bớt bài tập nhận diện, dành thời gian cho bài tập vận dụng, tức là tập trung vào việc chuyển hoá kiến thức thành kỹ năng sử dụng.

Bước 4: Hướng dẫn HS thực hiện bài tập vận dụng kiến thức vào hoạt động lời nói. Đây là khâu cuối cùng, quyết định sự hoàn chỉnh của qui trình, giúp chúng ta đạt đến mục tiêu cuối cùng của bài dạy.

Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng, mỗi bài dạy thông thường sẽ có hai hoặc ba bộ phận tri thức, mỗi bộ phận tri thức sẽ có những bài tập phân tích ngữ liệu, trình bày kiến thức, củng cố - nhận diện và vận dụng kiến thức tương ứng.

Vì vậy, khi lên lớp GV phải lựa chọn một trong hai cách hoặc cắt ngang hoặc bổ dọc hệ thống bài tập. Cắt ngang hệ thống bài tập có nghĩa là GV sẽ hướng dẫn HS thực hiện tất cả các bài tập phân tích ngữ liệu để rút ra toàn bộ các tri thức lí thuyết của phần

Ghi nhớ. Sau đó, chuyển sang giải quyết tất cả các bài tập củng cố và vận dụng.

Bổ dọc tức là GV căn cứ vào các bộ phận nhỏ tri thức trong mục Ghi nhớ, lựa chọn các bài tập phục vụ cho việc hình thành bộ phận tri thức đó để hướng dẫn HS thực hiện. Sau đó, lại lặp lại qui trình với bộ phận tri thức khác và hệ thống các bài tập tương ứng của nó.

Bước 1 tương ứng với mục Nhận xét, bước 2 tương ứng với mục Ghi nhớ, bước 3, bước 4 tương ứng với mục Luyện tập.

Đánh giá hoạt động 2

1. Ngoài bước kiểm tra bài cũ, qui trình lên lớp kiểu bài hình thành kiến thức mới về từ và câu bao gồm:

a. 2 bước c. 4 bước b. 3 bước d. 5 bước

2. Thiết kế qui trình hình thành khái niệm từ nhiều nghĩa (Bài Từ nhiều nghĩa, Tuần 7, Tiếng Việt 5, tập 1)

Chủ đề 5

Tổ chức dạy học các nội dung Luyện từ (6 tiết)

Mục tiêu

Kiến thức: Lý giải được mục đích, cơ sở khoa học của từng nội dung lý thuyết và thực hành về từ ngữ, đưa ra các đề xuất về phương pháp dạy học phù hợp

Kỹ năng: Vận dụng các phương pháp đề xuất thiết kế giáo án và lên lớp các nội dung Luyện từ

Thái độ: Chủ động vận dụng những hiểu biết về vốn từ và từ vựng học vào rèn luyện năng lực sử dụng từ ngữ cho HS tiểu học.

Hoạt động 1:

Xây dựng phương pháp dạy học bài tập Mở rộng vốn từ

Thời gian 1 tiết

Nhiệm vụ của hoạt động 1

1. Khảo sát SGK Tiếng Việt từ lớp 2 đến lớp 5 để:

a. Xác định mục đích, ý nghĩa của việc mở rộng vốn từ b. Thống kê và phân dạng các bài tập Mở rộng vốn từ

(Thực hiện ở nhà)

2. Tổ chức thảo luận nhóm về về phương pháp dạy học các kiểu bài tập Mở rộng vốn từ. (Thực hiện ở lớp)

Thông tin cho hoạt động 1

Một phần của tài liệu Chuyên đề dạy học từ và câu ở tiểu học (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w