- Bé đau chân.
2. Nội dung của nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa ý nghĩa và hình thức ngữ pháp
Quá trình hình thành khái niệm đồng thời là quá trình HS nắm các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, trừu tượng hoá, cụ thể hoá. Hiệu quả của việc hình thành khái niệm trực tiếp phụ thuộc vào trình độ phát triển hoạt động trừu tượng của tư duy. Những HS gặp khó khăn trong việc tách ý nghĩa ngữ pháp của từ ra khỏi ý nghĩa từ vựng của nó, không đối chiếu được từ và tập hợp chúng trong một nhóm theo những dấu hiệu ngữ pháp bản chất, sẽ gặp khó khăn trong việc hình thành khái niệm và sẽ mắc lỗi. Ví dụ, khi học về động từ, HS biết "động từ là từ chỉ hoạt động của người, loài vật, sự vật". Trong ngữ pháp, hoạt động không chỉ được hiểu là chuyển động mà còn phải hiểu là tình trạng của sự vật, quan hệ của nó với sự vật khác, sự biến đổi chất lượng của sự vật...ví dụ ngủ, nghỉ, yêu, phát triển... Một cách hiểu như vậy là khó đối với HS nhỏ vừa mới làm quen với việc nghiên cứu ngôn ngữ, bởi những biểu tượng cụ thể của các em về hoạt động gắn liền với sự chuyển động. Vì thế, giai đoạn đầu, khi học về động từ, phần lớn HS không xem những từ như ngủ, ốm, đứng là biểu thị hoạt động của đối tượng. Hiện tượng tương tự cũng gặp khi nghiên cứu danh từ. Nhiều HS không thể tách khỏi ý nghĩa từ vựng cụ thể của những từ như sự dũng cảm, nỗi lòng, tiếng kêu, bước chân nên không xem chúng là danh từ.
2. Nội dung của nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa ý nghĩa và hình thức ngữpháp pháp
- Để giảm bớt những khó khăn trên, chương trình Luyện từ và câu được xây dựng theo cấu trúc đồng tâm: một khái niệm được đưa ra nhiều lần. Lần đầu, chỉ đưa ra những dấu hiệu hướng HS chú ý làm quen với khái niệm, chỉ để HS nhận ra những dấu hiệu dễ nhận, đập vào trực quan các em. Lần sau, sẽ hướng vào những dấu hiệu mới, dần dần mở ra toàn bộ nội dung khái niệm. Ví dụ, khái niệm Câu kể Ai làm gì?, Ai là gì? Ai thế nào? được dạy ở các lớp 2, 3, 4. ở lớp 2, chương trình giới thiệu cho HS ba mẫu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? thông qua các bài tập đặt câu theo mẫu. Lên lớp 3, HS được ôn tập lại các kiểu câu này. Lên đến lớp 4, HS mới được học các kiến thức lý thuyết về Câu kể, đặc điểm ba kiểu cấu trúc câu kể đơn, đặc điểm của chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi kiểu.
- Trong quá trình dạy học ngữ pháp, phải luôn xác lập mối quan hệ giữa ý nghĩa và hình thức ngữ pháp, phải luôn giúp HS nhận ra ý nghĩa và các dấu hiệu hình thức của hiện tượng ngữ pháp được nghiên cứu và chức năng của nó trong lời nói. HS phải lĩnh hội khái niệm ngữ pháp trong sự thống nhất giữa nội dung và hình thức mới chắc chắn.
Ví dụ, việc dạy khái niệm từ loại ở lớp 2. Khi dạy danh từ, đồng thời với việc chỉ ra đặc điểm ý nghĩa là từ chỉ sự vật cụ thể là chỉ người, con vật, đồ vật, cây cối... phải cho HS thấy chúng trả lời được các câu hỏi tương ứng ai, con gì, cái gì, cây gì...Khi dạy động từ, ngoài việc cho HS biết đó là những từ chỉ hoạt động còn phải cung cấp dấu hiệu hình thức là trả lời được câu hỏi làm gì, có thể dùng làm vế sau của câu Ai làm gì?
Khi phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu, cũng cần chú trọng nguyên tắc này. Chẳng hạn, khi hướng dẫn HS xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu Tiếng suối trong như tiếng hát xa. HS tiểu học thường nhầm lẫn và cho rằng Tiếng suối trong là chủ ngữ của câu, như tiếng hát xa là vị ngữ. Nếu GV giúp HS đặt câu thơ này vào ngữ cảnh của bài Cảnh khuya, các em sẽ hiểu rằng trong bài thơ đối tượng miêu tả tiếng suối được đặt bên cạnh các đối tượng trăng, bóng, người chứ không phải được đặt cạnh một tiếng suối nào khác. Chính vì vậy, nó sẽ không tương hợp với hình thức trong là định ngữ của tiếng suối. HS sẽ nhận ra cách xác định đúng: tiếng suối là chủ ngữ và trong như tiếng hát xa là vị ngữ.
- Trong dạy học Luyện từ và câu, có thể sử dụng các thao tác phân tích, so sánh, cải biến, lược bỏ, thay thế, rút gọn, mở rộng...của các nhà ngôn ngữ học. Các thao tác này chỉ được vận dụng có hiệu quả khi người dạy coi trọng sự thống nhất giữa ý nghĩa và hình thức ngữ pháp.
Chẳng hạn, khi HS xác định ranh giới của các từ trong câu "Tiếng tu hú gần xa ran ran" để giúp các em xác định đúng gần xa là từ ghép, GV cần giúp HS hiểu: xét về mặt hình thức, gần xa có thể tách ra thành hai từ đơn nhưng nếu tách như vậy nghĩa của tổ hợp này sẽ thay đổi. Điều đó, chứng tỏ gần xa ở đây là từ ghép, nó mang tính chỉnh thể về cả mặt nội dung và hình thức. GV có thể dùng phương pháp cải biến để cho HS thấy rõ tính chỉnh thể này.
Tiếng tu hú gần ran ran Tiếng tu hú xa ran ran
Nội dung của hai câu này rõ ràng không trùng với nội dung câu "Tiếng tu hú gần xa ran ran". Gần xa ở đây không có nghĩa là gần và xa mà là khắp nơi.
Đánh giá hoạt động 5
1. Cơ sở xuất phát của nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa ý nghĩa ngữ pháp và hình thức ngữ pháp trong dạy học Luyện từ và câu là mâu thuẫn giữa bản chất trừu tượng của khái niệm ngữ pháp và đặc điểm tư duy của HS lứa tuổi tiểu học.
đúng sai
2. Khi phân tích các đơn vị ngữ pháp cho HS không cần phải xác lập mối quan giữa ý nghĩa ngữ pháp và hình thức ngữ pháp.
đúng sai
3. Khi dạy học ngữ pháp cho HS, có thể sử dụng các thao tác phân tích, so sánh, cải biến, lược bỏ, thay thế, rút gọn, mở rộng...của các nhà ngôn ngữ học.
đúng sai 4. Lựa chọn câu trả lời mà bạn cho là đúng:
Bạn giải thích như thế nào khi HS tiểu học không nhận ra tình yêu, tình thương là danh từ, ngủ, đứng là động từ?
a. Giải thích tình yêu, tình thương là từ chỉ tình cảm nên thuộc danh từ, ngủ, đứng từ chỉ hoạt động nên thuộc động từ.
b. Hướng dẫn HS đặt và trả lời câu hỏi cái gì? và làm gì? để HS thấy tình yêu, tình thương trả lời cho câu hỏi cái gì? là danh từ, ngủ, đứng trả lời cho câu hỏi làm gì? là động từ.
Chủ đề 4
Tổ chức dạy học các kiểu bài Luyện từ và câu
(4 tiết) Mục tiêu
Kiến thức:
+ Lý giải được mục tiêu của từng kiểu bài Luyện từ và câu
+ Xác định được lô gíc nội dung và các bước cơ bản của qui trình lên lớp các kiểu bài
Kỹ năng:
+ Phân tích được mục đích của từng bài tập trong từng kiểu bài + Xây dựng được qui trình lên lớp các kiểu bài Luyện từ và câu
Thái độ:
+ ý thức được giá trị của các phương pháp dạy học thông qua việc tổ chức cho HS hoạt động
Các Hoạt động
Hoạt động 1:
Thiết kế qui trình lên lớp các kiểu bài Thực hành
Thời gian: 2 tiết
Nhiệm vụ của hoạt động 1
1. Học viên làm việc ở nhà với các bài học Luyện từ và câu:
- Từ ngữ về công vịêc gia đình. Câu kiểu Ai làm gì? tuần 13 lớp 2 (Tiếng Việt 2, tập 1, tr.108)
- Mở rộng vốn từ: Dũng cảm tuần 25 lớp 4 (Tiếng Việt 4, tập 2, tr.73) - Luyện tập về từ nhiều nghĩa tuần 2 lớp 5 (Tiếng Việt 5, tập 1, tr.73)
- ôn tập về dấu câu (Dấu gạch ngang) tuần 34 lớp 5 (Tiếng Việt 5, tập 2, tr.159) a. Xác định mục đích, phân tích cấu tạo của các bài học và nắm vững mục đích, ý nghĩa của từng bài tập trong mỗi bài
b. Thiết kế các bước lên lớp của các bài học 2. Thảo luận nhóm tại lớp về:
- Các bước lên lớp của các kiểu bài thực hành Luyện từ và câu
- Những điểm khác nhau về phương pháp dạy học các kiểu bài thực hành Luyện từ và câu.
- Dạy thử tiết Từ ngữ về công vịêc gia đình. Câu kiểu Ai làm gì?
Thông tin cho hoạt động 1