- Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối:
1. Thông tin phản hồi cho hoạt động đánh giá của các chủ đề Thông tin phản hồi cho hoạt động đánh giá của chủ đề
1.2. Thông tin phản hồi cho hoạt động đánh giá của chủ đề
a) Thông tin phản hồi cho hoạt động1:
1. Nội dung lý thuyết về từ được dạy trong chương trình tiểu học hiện nay: - Về cấu tạo từ: từ đơn và từ phức; từ ghép và từ láy
- Về các lớp từ: từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm - Về các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá
- Về từ loại: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ - Về tiếng: cấu tạo của tiếng, các bộ phận của vần
2. Nội dung lý thuyết về từ trong chương trình mới giản lược nhiều so với chương trình CCGD. Tuy nhiên, số lượng tiết dạy lý thuyết về từ lại không giảm đi vì chương trình bổ sung các bài luyện tập thực hành (đi kèm với mỗi bài lý thuyết). Mặt khác, các kiến thức lý thuyết về từ được hình thành ở dạng qui tắc tạo lập, sử dụng các đơn vị từ vựng. Chẳng hạn, khi học về từ trái nghĩa, HS được biết về tác dụng của từ trái nghĩa trong giao tiếp; khi học về từ đồng âm, HS được học các cách chơi chữ đồng âm; khi học về từ phức HS biết về các cách chính để tạo từ phức...
3. Các chủ đề Mở rộng vốn từ của chương trình mới có quan hệ đồng tâm. Mỗi chủ đề được lần lượt trở đi trở lại theo kiểu đồng tâm xoáy trôn ốc, mỗi lần trở đi trở lại là một lần được khai thác sâu hơn.
b) Thông tin phản hồi cho hoạt động 2:
1. Cách lựa chọn và sắp xếp nội dung luyện câu trong chương trình mới thể hiện rõ mục tiêu rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho HS:
- ở giai đoạn lớp 2-3, chỉ cho HS làm quen và luyện tập cách sử dụng các kiểu câu kể đơn, các thành phần câu chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ và một số dấu câu. Lên lớp 4-5, cung cấp các kiến thức lý thuyết và tiếp tục luyện tập thực hành các nội dung trên.
- Chú trọng dạy các kiểu câu phân loại theo mục đích nói, chú trọng dạy cách sử dụng các kiểu câu này và phép lịch sự khi giao tiếp. Không dạy nhiều về cách phân loại nhận diện các kiểu câu theo cấu tạo.
- Khi dạy về câu ghép, thành phần trạng ngữ, các phép liên kết câu đều đi từ nội dung đến hình thức, coi trọng việc hình thành các qui tắc sử dụng hơn là hình thành khái niệm về các đơn vị này.
2. Xem hình vẽ sau:
Tr¹ng ng÷
Néi dung luyÖn c©u
C©u khiÕn C©u hái C©u kÓ C©u c¶m VÞ ng÷ Chñng÷ C¸c kiÓu c©u Thµnh phÇn c©u
PhÐp lÆp
PhÐp thÕ
PhÐp
nèi DÊu gi÷a c©u
DÊu cuèi c©u PhÐp liªn kÕt c©u DÊu c©u
c) Thông tin phản hồi cho hoạt động 3:
2. -Về kiểu bài: chương trình CCGD, hai phân môn Từ ngữ và Ngữ pháp bao gồm các kiểu bài sau:
- Mở rộng vốn từ (lớp 2- lớp 5) - Lý thuyết về từ (lớp 5)
- Hình thành kiến thức và qui tắc ngữ pháp (lớp 2 -3) - Hình thành khái niệm ngữ pháp (Lớp 4-5)
- Ôn tập ngữ pháp (lớp 4-5)
Phân môn Luyện từ và câu, chương trình mới cũng có 5 kiểu bài: Thực hành từ và câu (Lớp 2-3), Mở rộng vốn từ (lớp 4-5), Hình thành kiến thức mới (lớp 4-5), Luyện tập thực hành (lớp 4-5), Ôn tập (Lớp 4-5).
- Về mục đích ý nghĩa của các kiểu bài: Mục đích của hai kiểu bài Mở rộng vốn từ
và Ôn tập của hai chương trình cơ bản giống nhau. Ba kiểu bài Lý thuyết về từ, Hình thành kiến thức và qui tắc ngữ pháp, Hình thành khái niệm ngữ pháp của chương trình CCGD có mục đích giống kiểu bài Hình thành kiến thức mới của chương trình mới.
- Về cấu tạo của các kiểu bài: Trừ kiểu bài Hình thành kiến thức mới, các kiểu bài còn lại của chương trình mới đều là một hệ thống bài tập. ở chương trình CCGD, bài tập chỉ nằm ở mục Luyện tập của các kiểu bài và một số bài Ôn tập ngữ pháp. Kiểu bài Mở rộng vốn từ của chương trình CCGD bao gồm hai mục Từ ngữ và Luyện tập, mục thứ nhất chỉ đưa ra một bảng từ. ở chương trình mới, bảng từ này đã được xây dựng thành bài tập. Kiểu bài Lý thuyết của hai chương trình cơ bản có cấu tạo giống nhau nhưng tên mục và nội dung các mục khác nhau.
1.3. Thông tin phản hồi cho hoạt động đánh giá của chủ đề 3
a) Thông tin phản hồi cho hoạt động1:
1. e)
2. Nếu thực hiện như giáo viên nọ thì sẽ vi phạm yêu cầu về ngữ liệu của nguyên tắc giao tiếp. Với tình huống trên, trong thực tế giao tiếp, người ta thường sử dụng câu "Đây là bạn Diệu Chi, bạn mới của lớp ta" chứ không dùng câu"Bạn này là bạn Diệu Chi, bạn mới của lớp ta". Câu thứ hai nặng nề và thiếu tính thân thiện. Vì vậy, nên sử dụng câu thứ nhất khi dạy về câu kể Ai là gì? để đảm bảo tính chân thực, sinh động của ngữ liệu.
3. Khái niệm ngôn ngữ có tính trừu tượng và khái quát cao. Khi tiếp thu khái niệm HS nhỏ gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, việc nắm vững khái niệm và việc ứng dụng khái niệm vào
giao tiếp rất khác nhau, có HS nắm vững các khái niệm ngôn ngữ nhưng nói, viết rất kém. Còn qui tắc là những chỉ dẫn hành động rất cụ thể, có thể giúp HS thực hiện các hoạt động giao tiếp trực tiếp và dễ dàng.
b) Thông tin phản hồi cho hoạt động 2:
1. Mục đích của GV là đồng thời tác động vào nhiều giác quan của HS cùng một lúc. 2. Đúng.
3. b). Vì các từ xanh xanh, nhỏ nhắn, khéo léo đều là những ví dụ điển hình về từ láy. Các từ chuồn chuồn, chèo bẻo ở ví dụ a) là những trường hợp các nhà nghiên cứu đang tranh cãi là từ láy hay từ ghép ngẫu kết.
4. Việc sử dụng biện pháp trực quan trong giờ Luyện từ và câu, có thể phân thành hai giai đoạn: giai đoạn hình thành kiến thức mới và giai đoạn ôn tập, tổng kết kiến thức. ở giai đoạn thứ nhất, phương tiện trực quan là lời nói, ở giai đoạn thứ hai phương tiện trực quan là sơ đồ, bảng biểu.
c) Thông tin phản hồi cho hoạt động 3:
1. Do đặc trưng của quy luật hình thành vốn từ và do mối quan hệ chặt chẽ của các bình diện từ vựng, ngữ pháp trong ngôn ngữ học cũng như mối quan hệ giữa việc tiếp thu kiến thức và rèn luyện kỹ năng nên trong dạy học Luyện từ và câu phải đảm bảo tính tích hợp, đồng bộ.
2. Trong chương trình, SGK phân môn Luyện từ và câu, nguyên tắc tích hợp thể hiện ở những điểm sau:
- Xây dựng theo chủ điểm, cùng xoay quanh trục chủ điểm với các phân môn khác. - Các bài tập Luyện từ và luyện câu có quan hệ chặt chẽ, kế thừa lẫn nhau, tích hợp với nhau trong một bài.
- Các kiến thức được dạy theo cấu trúc đồng âm, đó chính là sự tích hợp theo chiều dọc.
3.d)
d) Thông tin phản hồi cho hoạt động 4:
1.e) 2.e)
e) Thông tin phản hồi cho hoạt động 5:
2. Sai 3. Đúng 4. b)
1.4. Thông tin phản hồi cho hoạt động đánh giá của chủ đề 4
a) Thông tin phản hồi cho hoạt động1:
1.a) 2. Đúng
3. Qui trình hướng dẫn HS giải một bài tập Luyện từ và câu bao gồm bốn bước: Bước 1: Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập
Bước 2: Hướng dẫn HS chữa một phần của bài tập để làm mẫu Bước 3: Hướng dẫn HS làm bài tập vào vở
Bước 4: Tổ chức cho HS trao đổi, nhận xét về kết quả; rút ra những điểm cần ghi nhớ về tri thức
Để tổ chức tốt qui trình này GV cần lưu ý những vấn đề sau: - Xác định đúng mục đích, ý nghĩa của từng bài tập
- Nắm được cơ sở khoa học của việc xây dựng bài tập - Nắm vững nội dung và cách giải chính xác bài tập
- Biết trình tự hoá các bước giải bài tập để hướng dẫn cho HS
- Phải chuẩn bị lời giải mẫu và dự tính những sai phạm mà HS mắc phải và cách điều chỉnh để đưa về lời giải đúng
Trong đó, quan trọng nhất là nắm vững mục đích, ý nghĩa của từng bài tập. Mỗi loại bài tập có mục đích riêng, phải nắm vững mục đích của từng kiểu thì GV thực hiện "trúng" ý đồ của SGK, đạt hiệu quả dạy học cao.
b) Thông tin phản hồi cho hoạt động 2:
1.c)
2. Người học tự thực hiện.
1.5. Thông tin phản hồi cho hoạt động đánh giá của chủ đề 5
a) Thông tin phản hồi cho hoạt động1:
1. Xây dựng bài tập Mở rộng vốn từ người ta dựa vào các cơ sở sau:
- Từ tồn tại trong đầu óc chúng ta theo một trật tự, hệ thống nhất định. Nhờ đó, chúng ta có thể tích lũy từ một cách nhanh chóng và sử dụng từ một cách dễ dàng.
- Khi sử dụng từ trong hoạt động giao tiếp, người ta thường dựa vào các qui luật liên tưởng khác nhau, như dựa vào quan hệ nghĩa của từ, dựa vào quan hệ cấu tạo từ, dựa vào phạm vi sử dụng từ, dựa vào trường nghĩa...
2. Mục đích, ý nghĩa của các dạng bài tập Mở rộng vốn từ:
- MRVT qua tranh vẽ: giúp HS MRVT, nhận biết nghĩa biểu vật của từ.
- MRVT theo quan hệ ngữ nghĩa: giúp HS MRVT, phát triển tư duy hệ thống, tao sự tinh tế nhạy cảm trong dùng từ.
- MRVT theo cấu tạo từ: giúp HS MRVT, phát triển tư duy hệ thống - MRVT qua trò chơi giải ô chữ: Giúp HS MRVT, tác dụng tổng hợp
- Phân loại, quản lý vốn từ: giúp HS: quản lý vốn từ, phát triển tư duy hệ thống, thu nhận từ nhanh chóng, sử dụng từ dễ dàng.
3. Đúng.
4. Tóm tắt các loại bài tập MRVT theo sơ đồ hình cây:
b) Thông tin phản hồi cho hoạt động 2:
1. Cơ sở ngôn ngữ học của từng biện pháp giải nghĩa từ ở tiểu học: - Giải nghĩa từ bằng trực quan: dựa vào nghĩa biểu vật của từ.
Mở rộng vốn từ
Theo tranhvẽ Theo quan hệngữ
nghĩa Theo quan hệcấu tạo từ Theo trũ chơi giải ô chữ Phõn loại, quản lý vốn từ
Nối từ vớớ tranh Cho tranh tỡm từ Tỡm SV ẩn trong tranh Tỡm từ theo chủ điểm Tỡm từ đồng nghia, trỏi nghĩa Tỡm từ theo ý nghĩa khỏi quỏt Tỡm từ biết một yếu tố Tỡm từ biết cỏc yếutố Theo tiờu chớ nghĩ a Theo phạm vi sử dụng Theo yếu tố Hỏn Việt Theo cấu tạo từ
- Giải nghĩa từ bằng ngữ cảnh: dựa vào khả năng kết hợp của từ.
- Giải nghĩa từ bằng từ đồng nghĩa, trái nghĩa: vào các loại quan hệ ngữ nghĩa của từ.
- Giải nghĩa từ bằng phân tích từ thành từ tố: dựa vào đặc điểm cấu tạo từ.
- Giải nghĩa từ bằng so sánh, đối chiếu từ với từ khác: dựa vào sự tương đồng và khác biệt về các nét nghĩa biểu niệm nghĩa của từ.
- Giải nghĩa từ bằng định nghĩa: dựa vào nghĩa biểu niệm của từ. 2. Người học tự giải quyết.