Phương pháp hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm câu ghép

Một phần của tài liệu Chuyên đề dạy học từ và câu ở tiểu học (Trang 104 - 106)

- Khi nào HS được tựu trường? Mẹ thường khen em khi nào?

1. Về thành phần trạng ngữ trong SGKTiếng Việt lớp

1.1. Phương pháp hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm câu ghép

Định nghĩa câu ghép của SGK Tiếng Việt 5 là "Câu ghép là câu do nhiều vế ghép lại. Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn (có đủ chủ ngữ, vị ngữ) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác." (Tiếng Việt 5, tập 2, tr.8)

Để hình thành khái niệm câu ghép cho HS, GV phải sử dụng đoạn ngữ liệu: "Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ cũng nhảy phóc lên ngồi lên lưng con chó to. Hễ con chó đi chậm, con khỉ câu hai tai chó giật giật. Con chó chạy sải thì khỉ gò lưng như người phi ngựa. Chó chạy thong thả, khỉ buông thõng hai tay, ngồi ngúc nga ngúc ngắc."

Các câu hỏi để giúp HS phân tích đoạn ngữ liệu, nắm được khái niệm câu ghép là:

1. Đánh số thứ tự các câu trong đoạn văn trên rồi xác định chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu.

2. Xếp các câu trên vào nhóm thích hợp:

a) Câu đơn (câu do một cụm chủ ngữ - vị ngữ tạo thành)

3. Có thể tách mỗi cụm chủ ngữ - vị ngữ trong các câu ghép nói trên thành một câu đơn được không? Vì sao?

Câu hỏi thứ nhất yêu cầu HS xác định được các câu và phân tích chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu. Yêu cầu này HS có thể thực hiện một cách dễ dàng, kỹ năng xác định chủ ngữ, vị ngữ đã được hình thành và luyện tập từ các lớp dưới. Thực hiện xong câu hỏi thứ nhất, GV nên giúp HS thấy được câu thứ 2, 3, 4 trong đoạn văn bao gồm hai cụm chủ ngữ - vị ngữ, trong khi câu 1 chỉ gồm một cụm c-v. Kết quả này là cơ sở để HS phân loại, thực hiện yêu cầu của câu hỏi 2.

GV nên lưu ý rằng, giải quyết câu hỏi 2, HS sẽ hình thành được hai khái niệm câu đơn và câu ghép. Bởi vì, mặc dầu đã tiếp xúc và sử dụng nhiều câu đơn nhưng HS chưa bao giờ dùng thuật ngữ này. Với cách dẫn dắt trên, HS tiếp nhận khái niệm câu đơn, câu ghép và đặc điểm về cấu tạo của mỗi vế câu dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, thông qua câu hỏi 3, SGK muốn HS nắm được rằng, giữa các vế câu ghép có quan hệ ý nghĩa rất chặt chẽ, không thể chia tách một câu ghép thành nhiều câu đơn. Rất nhiều GV gặp khó khăn khi hướng dẫn HS nắm đặc điểm này.

GV nên giúp HS hiểu rằng, trong đoạn văn trên, tác giả kể về mối thân tình của hai con vật và những trò nghịch ngợm của con khỉ đối với con chó. Tác giả viết ba câu ghép liên tiếp để thuật lại cách ứng xử nghịch ngợm của con khỉ trong ba trường hợp: khi con chó đi chậm, khi con chó chạy nhanh và khi con chó chạy thong thả. Nếu tách mỗi vế câu ghép nói trên thành hai câu đơn thì mối quan hệ chặt chẽ về ý nghĩa giữa các vế câu và giữa các câu trong đoạn sẽ bị phá vỡ, khiến cho câu chuyện trở nên rời rạc. Vì vậy, không thể tách mỗi cụm chủ - vị trong các câu ghép ở đoạn văn trên thành một câu đơn. Mỗi vế câu ghép chỉ tách được thành các câu đơn khi tách câu hoàn toàn ra khỏi ngữ cảnh.

Khi hướng dẫn HS giải quyết bài tập 2, mục Luyện tập, GV một lần nữa, phải củng cố cho HS về đặc điểm này của câu ghép.

Các câu ghép nằm trong đoạn văn sau thì không thể tách ra thành hai câu đơn:

"Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên , chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm giông gió, biển đục ngầu, giận giữ. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều rất ít ai chú ý là: vẻ đẹp

của biển, vẻ đẹp kỳ diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên."

Bởi vì, đoạn văn trên được viết theo kiểu tổng - phân - hợp. Mở đầu tác giả nêu lên một nhận xét khái quát định hướng cho toàn bộ đoạn văn:Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. Mỗi câu sau đó đều triển khai theo hướng này để minh hoạ cho câu mở đoạn. Câu kết đoạn vừa tổng kết những điều đã nói trong đoạn văn vừa nâng những ý kiến ấy lên thành một nhận xét mới: vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kỳ diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên. Vì vậy, nếu tách các vế của các câu ghép sau câu mở đoạn thành hai câu đơn thì không thể nào nói lên được sự liên quan giữa sắc mây trời

màu nước biển.

Một phần của tài liệu Chuyên đề dạy học từ và câu ở tiểu học (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w