- Khi nào HS được tựu trường? Mẹ thường khen em khi nào?
3. Phương pháp hướng dẫn HS thực hiện bài tập Đặt và trả lời câu hỏ
- Trong thực tế, khi dạy bài tập Đặt và trả lời câu hỏi, có tình trạng GV không nắm vững mục đích của các bài tập, dạy "chệch" yêu cầu của SGK. Chẳng hạn, sau khi dạy bài tập đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu như Trâu cày rất khoẻ, Ngựa phi nhanh
như bay có GV đã cho thêm ngữ liệu bổ sung là Nụ cười của bà em rạng rỡ. Qua ngữ liệu này, chứng tỏ GV trên đã nhầm việc dạy bổ ngữ chỉ cách thức và vị ngữ trả lời câu hỏi thế nào?.
Vì vậy, trước hết GV phải nắm cơ sở ngữ pháp của từng loại bài tập; phải xác định rõ bài tập mình đang dạy có mục đích giúp HS sử dụng thành phần ngữ pháp nào trong câu. Mặc dù SGK không chủ trương cung cấp cho HS tên gọi và khái niệm về thành phần câu đó, nhưng nếu GV không xác định được thành phần câu mình đang dạy thì khó dạy "trúng" ý đồ của SGK.
Đối với tất cả các dạng bài tập Đặt và trả lời câu hỏi, GV đều nên cho HS hoạt động theo nhóm đôi, một em đặt câu hỏi, một em trả lời. Như thế vừa dạy được cách dùng các bộ phận trong câu, vừa rèn được cho HS khả năng phản ứng ngôn ngữ trong hội thoại. Đây chính là việc sử dụng phương pháp giao tiếp khi dạy về thành phần câu.
- Để dạy tốt các bài tập đặt và trả lời câu hỏi, ngoài các hiểu biết về các kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?, GV cần nắm được đặc điểm của trạng ngữ và bổ ngữ. Tuy nhiên, khi dạy về trạng ngữ và bổ ngữ ở lớp 2-3, chỉ yêu cầu HS biết đặt và trả lời các câu hỏi về thời gian, nơi chốn, cách thức, nguyên nhân, mục đích diễn ra những điều được nói đến trong câu. GV không cần và không nên giảng lý thuyết cho HS; không nên dùng các thuật ngữ trạng ngữ, bổ ngữ.
- GV nên tổ chức cho HS thực hành nhiều với các bài tập Đặt và trả lời câu hỏi của SGK, hình thức thực hành phải phong phú, đa dạng, luôn thay đổi các hình thức hoạt động như làm bài tập cá nhân, nhóm đôi, lớp... Có như vậy, HS mới khắc sâu được đặc điểm, tác dụng của các thành phần câu và biết sử dụng các thành phần câu trong khi nói, viết tự nhiên, hiệu quả.
Đánh giá hoạt động 2
Bạn hãy đánh dấu vào ô trống trước câu trả lời đúng nhất: 1. Bài tập Đặt và trả lời câu hỏi ở tiểu học có:
a) 1 dạng b) 2 dạng c) 3 dạng
2. Mục đích của việc dạy bài tập Đặt và trả lời câu hỏi cho HS tiểu học là: a) Rèn luyện kỹ năng đặt câu đúng cho HS.
b) Rèn luyện kỹ năng sử dụng các thành phần câu cho HS. c) Cả hai mục đích trên.
3. Để dạy tốt các dạng bài tập Đặt câu theo mẫu, GV phải lưu ý những vấn đề nào sau đây: a) Tổ chức cho HS thực hiện bài tập thông qua giao tiếp theo nhóm đôi.
b) Xác định đúng cơ sở ngữ pháp của bài tập.
c) Phong phú hoá hình thức thực hiện bài tập; luôn luôn thay đổi hình thức hoạt động như làm bài tập cá nhân, nhóm đôi, lớp.
d) Tất cả các vấn đề trên.
Hoạt động 3 :
Xây dựng phương pháp dạy học các kiểu câu
Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?
Thời gian: 1 tiết
Nhiệm vụ của hoạt động 3
1.Thống kê nội dung dạy học về các kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? trong SGK
Tiếng Việt lớp 4. (Thực hiện ở nhà)
2. Phân tích cơ sở khoa học của việc dạy các kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? ở tiểu học. (Thực hiện ở nhà)
3. Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau:
a) Theo bạn, khi hình thành kiến thức về các kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? cho HS lớp 4, chúng ta cần lưu ý vấn đề gì?
b) Bài tập thực hành về các kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? bao gồm những dạng nào? Phương pháp hướng dẫn HS thực hiện các dạng bài tập này?
(Thực hiện ở lớp)
Thông tin cho hoạt động 3