Phương pháp hướng dẫn HS tìm hiểu về trạng ngữ và cách thêm các loại trạng ngữ cho câu

Một phần của tài liệu Chuyên đề dạy học từ và câu ở tiểu học (Trang 99 - 104)

- Khi nào HS được tựu trường? Mẹ thường khen em khi nào?

1. Về thành phần trạng ngữ trong SGKTiếng Việt lớp

2.1. Phương pháp hướng dẫn HS tìm hiểu về trạng ngữ và cách thêm các loại trạng ngữ cho câu

trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu, Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu, Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu.

b) Một số nhận xét

- Việc hình thành các kiến thức về trạng ngữ cho HS được tiến hành theo trình tự diễn dịch. Đầu tiên, HS được hiểu khái quát về thành phần trạng ngữ, sau đó đi sâu tìm hiểu và luyện tập cách sử dụng từng loại trạng ngữ cụ thể. Sau khi hình thành khái niệm trạng ngữ, chương trình hướng dẫn HS cách sử dụng các trạng ngữ. Điều này thể hiện rất rõ ở trật tự sắp xếp các bài học và cách trình bày kiến thức cần ghi nhớ của từng bài. ở bài đầu tiên, phần Ghi nhớ được diễn đạt như một định nghĩa:"Trạng ngữ là....", ở những bài sau đó, phần Ghi nhớ được trình dưới dạng qui tắc:" Để...., ta có thể thêm trạng ngữ..."

- Cũng như khi dạy về hai thành phần chính của câu, đi đôi với việc hình thành kiến thức về chức năng của các loại trạng ngữ, SGK đã cung cấp các dấu hiệu hình thức tương ứng với từng chức năng. Chẳng hạn, với chức năng chỉ mục đích, trạng ngữ có thể trả lời câu hỏi Để làm gì?, với chức năng chỉ phương tiện trạng ngữ trả lời câu hỏi Bằng gì? Với cái gì?. Nếu chỉ nguyên nhân dẫn đến kết quả tốt trạng ngữ bắt đầu bằng từ nhờ, nếu chỉ nguyên nhân dẫn đến kết quả xấu trạng ngữ bắt đầu bằng các từ tại, tại vì. Cách dạy này không chỉ nhằm mục đích giúp HS nhận diện các loại trạng ngữ trong câu mà hướng đến mục đích cao hơn là giúp HS sử dụng trạng ngữ trong khi nói, viết một cách dễ dàng.

2. Phương pháp dạy học về thành phần trạng ngữ

2.1. Phương pháp hướng dẫn HS tìm hiểu về trạng ngữ và cách thêm các loại trạng ngữcho câu cho câu

a) Phương pháp hình thành khái niệm trạng ngữ

Mục đích của bài Thêm trạng ngữ cho câu (Tiếng Việt 4, t2, tr.126) là hình thành cho HS khái niệm về trạng ngữ.

a) I-ren trở thành nhà khoa học nổi tiếng

b) Nhờ tinh thần ham học hỏi, sau này, I-ren trở thành nhà khoa học nổi tiếng. Với ngữ liệu này GV hướng dẫn HS thực hiện ba thao tác, với phần in nghiêng:

- So sánh để thấy được tác dụng của trạng ngữ

- Đặt câu hỏi để biết trạng ngữ thường trả lời cho câu hỏi nào

- Thử thay đổi vị trí để biết trạng ngữ có thể tồn tại ở vị trí nào trong câu

Sau khi HS thực hiện xong các thao tác, GV đưa thuật ngữ để HS tự rút ra các đặc điểm của trạng ngữ.

b) Phương pháp hướng dẫn HS tìm hiểu về cách thêm các loại trạng ngữ cho câu

Tất cả các bài học về cách thêm các loại trạng ngữ cho câu, ở phần Nhận xét, đều có hai bài tập: tìm trạng ngữ, cho biết tác dụng bổ sung ý nghĩa của trạng ngữ; đặt câu với trạng ngữ vừa tìm được. Mục đích của hai bài tập này là giúp HS thấy được ý nghĩa mà các loại trạng ngữ có tác dụng bổ sung.

Ví dụ: Bài Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu

1.Tìm trạng ngữ trong những câu sau và cho biết chúng bổ sung ý nghĩa gì cho câu: a) Trước nhà, mấy cây hoa giấy nở tưng bừng.

b) Trên các hè phố, trước cổng các cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô trở về, hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi khắp Thủ đô.

2. Đặt câu hỏi cho các trạng ngữ vừa tìm được trong các câu trên. Thực hiện các bài tập này, GV phải yêu cầu HS rút ra được:

- Để làm rõ nơi chốn diễn ra sự việc nêu trong câu người ta thêm các trạng ngữ trên - Các trạng ngữ này có thể trả lời câu hỏi ở đâu?

Đối với các trạng ngữ chỉ nguyên nhân, mục đích thường gắn liền với các quan hệ từ nhất định, số lượng quan hệ từ đó khá nhiều, không thể xuất hiện đầy đủ trong ngữ liệu, SGK thường có thêm bài tập yêu cầu HS tự tạo ngữ liệu bằng cách đặt câu. Chẳng hạn, ở bài Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu, có bài tập Đặt với mỗi từ vì, do, bởi, tại một câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân. Sau các bài tập đặt câu này, GV phải yêu cầu HS rút ra được đặc điểm về hình thức (từ mở đầu) của mỗi loại trạng ngữ.

2.2. Phương pháp hướng dẫn HS thực hành về trạng ngữ

a) Các dạng bài tập thực hành về trạng ngữ

Có sáu dạng bài tập thực hành về trạng ngữ:

Dạng thứ nhất, tìm trạng ngữ trong các câu đã cho. Ví dụ: Tìm trạng ngữ chỉ nơi chốn trong các câu sau:

- Trên bờ, tiếng trống càng thúc dữ dội.

- Dưới mái nhà ẩm nước, mọi người vẫn thu mình trong giấc ngủ mệt mỏi, sau một ngày lao động cật lực. (Tiếng Việt 4, t 2, tr.129)

Dạng thứ hai, điền trạng ngữ đã cho vào chỗ thích hợp trong đoạn văn.

Ví dụ: Thêm trạng ngữ cho trong ngoặc đơn vào những chỗ thích hợp để đoạn văn được mạch lạc.

a)...

b) ở Trường Sơn, mỗi khi trời nổi gió, cảnh tượng thật là dữ dội. Những cây đại thụ có khi cũng bị bật gốc cuốn tung xuống vực thẳm. Cánh chim đại bàng vẫn bay lượn trên nền trời. Có lúc, chim cụp cánh lao vút đi như một mũi tên. Chim lại vẫy cánh, đạp gió vút lên cao.

(Trạng ngữ: có lúc; giữa lúc gió đang gào thét ấy)

Dạng thứ ba, thêm trạng ngữ vào câu. Ví dụ: Tìm các trạng ngữ thích hợp chỉ mục đích để điền vào chỗ trống:

a) Xã em vừa đào một con mương...

b)..., chúng em quyết tâm học tập và rèn luyện thật tốt.

c) Hôm nay, chúng em đến trường... (Tiếng Việt 4, t2, tr.151)

Dạng thứ tư, cho trạng ngữ, thêm bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh câu. Ví dụ: Các câu dưới đây chỉ mới có trạng ngữ chỉ nơi chốn. Hãy thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh những câu ấy?

a) Ngoài đường,... b) Trong nhà,... c) Đến cổng trường,...

d) ở bên kia sườn núi, ... (Tiếng Việt 4, t2, tr.130)

Dạng thứ năm, điền các quan hệ từ vào chỗ trống để tạo thành trạng ngữ thích hợp. Ví dụ: Điền các từ nhờ, vìhoặc tại vìvào chỗ trống:

a)...học giỏi, Nam được cô giáo khen.

b)...bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch sẽ. c)...mãi chơi, Tuấn không làm bài tập.

Dạng thứ sáu, viết câu hoặc đoạn văn trong đó có trạng ngữ. Ví dụ:Viết một đoạn văn ngắn tả con vật mà em yêu thích, trong đó có ít nhất một câu có trạng ngữ chỉ phương

tiện. (Tiếng Việt 4, t 2, tr.160)

b) Phương pháp hướng dẫn HS thực hiện các loại bài tập về trạng ngữ

Nhìn chung, các bài tập về trạng ngữ đều vừa sức với HS, hầu hết HS đều có thể giải quyết hết các bài tập trong SGK. Tuy nhiên, mỗi bài tập có đặc điểm riêng về cách hướng dẫn thực hiện.

Đối với dạng bài tập tìm trạng ngữ trong câu đã cho, GV có thể hướng dẫn HS hai cách: Thứ nhất, sử dụng các câu hỏi để tìm bộ phận câu có thể trả lời câu hỏi tương ứng với mỗi loại trạng ngữ. Thao tác này HS đã thực hiện ở lớp 2 - 3. Chẳng hạn, bài tập yêu cầu tìm trạng ngữ chỉ nơi chốn, GV hướng dẫn HS tìm bộ phần câu trả lời câu hỏi ở đâu?.

Thứ hai, căn cứ vào các quan hệ từ để xác định trạng ngữ. Chẳng hạn, trong câu rét, những cây lan trong chậu sắt lại, HS dễ dàng xác định Vì rét là trạng ngữ chỉ nguyên nhân do bộ phận này bắt đầu bằng từ vì.

Trong một số trường hợp, GV phải hướng dẫn HS sử dụng cả hai cách nhận diện, bởi trạng ngữ chỉ điều kiện có khi cũng bắt đầu bằng từ vì. Nếu chỉ căn cứ vào hình thức, HS có thể nhầm với trạng ngữ chỉ nguyên nhân và trạng ngữ chỉ điều kiện.

Đối với dạng bài tập điền trạng ngữ đã cho vào chỗ thích hợp trong đoạn văn. GV nên hướng dẫn HS đọc để nắm các trạng ngữ bài tập cho, sau đó, đọc lần lượt từng câu trong đoạn để điền các trạng ngữ vào chỗ thích hợp. HS có thể điền thử, đọc lại đoạn văn xem đã hợp lý chưa, cuối cùng chọn cách điền chính xác.

Đối với dạng thêm trạng ngữ vào câu, bài tập đã cho nòng cốt câu, GV hướng dẫn HS thêm trạng ngữ để bổ sung ý nghĩa cụ thể hoá tình huống xảy ra sự kiện trong nòng cốt câu. Đề bài đã yêu cầu cụ thể về loại trạng ngữ cần thêm, GV lưu ý HS đảm bảo sự tương hợp về nội dung, ý nghĩa giữa trạng ngữ và nòng cốt câu.

Dạng bài tập cho trạng ngữ, thêm bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh câu, có yêu cầu ngược lại với dạng trên, yếu tố cần thêm là nòng cốt câu, yếu tố đã biết là trạng ngữ. Thao tác hướng dẫn HS thực hiện như dạng trên.

Đối với dạng bài tập điền các quan hệ từ vào chỗ trống để tạo thành trạng ngữ thích hợp, GV hướng dẫn HS đọc để nắm các quan hệ từ bài tập cho, đọc từng câu có chỗ

trống và điền thử. Sau khi thử lần lượt các chỗ trống, sử dụng hết các quan hệ từ, HS sẽ lựa chọn được cách điền phù hợp.

Dạng bài tập viết câu hoặc viết đoạn văn có trạng ngữ là bài tập ứng dụng trạng ngữ sinh động nhất. GV nên để HS phát huy tính sáng tạo của mình, vận dụng các kiến thức về tập làm văn, tập đọc, luyện từ... vào giải quyết bài tập này. Khi trình bày bài làm của mình, HS phải tự chỉ ra được câu có trạng ngữ mà mình đã dùng.

Đánh giá hoạt động 4

Bạn hãy đánh dấu vào ô trống trước câu trả lời đúng nhất:

1. Chương trìnhTiếng Việt lớp 4 dạy cho HS cách sử dụng các loại trạng ngữ sau : a)  Trạng ngữ chỉ nguyên nhân, nơi chốn, thời gian, phương tiện, mục đích b)  Trạng ngữ chỉ nguyên nhân, nơi chốn, phương tiện, mục đích, điều kiện c)  Trạng ngữ chỉ nguyên nhân, nhượng bộ, phương tiện, mục đích, tăng tiến 2. Bài tập thực hành về trạng ngữ bao gồm những dạng nào?

a)  Tìm trạng ngữ trong các câu đã cho. b)  Thêm trạng ngữ cho câu.

c) Điền trạng ngữ đã cho vào chỗ thích hợp trong đoạn văn .

d)  Thêm các bộ phận cần thiết vào trạng ngữ cho trước để hoàn chỉnh câu. e)  Điền quan hệ từ vào chỗ trống để tạo thành trạng ngữ thích hợp. g)  Viết câu hoặc đoạn văn có sử dụng trạng ngữ.

f)  Tất cả các dạng trên.

3. Bạn có thể sử dụng cách nào để hướng dẫn HS tìm trạng ngữ trong các câu đã cho? a)  Hướng dẫn HS sử dụng biện pháp đặt câu hỏi cho các bộ phận câu để tìm trạng ngữ.

b)  Hướng dẫn HS căn cứ vào các quan hệ từ để xác định trạng ngữ. c)  Dùng cả hai cách trên.

d)  Không dùng cách nào trong hai cách trên.

4. Điểm chung về phương pháp dạy học các dạng bài tập thêm trạng ngữ vào câu, điền trạng ngữ vào đoạn văn, thêm các bộ phận cần thiết vào trạng ngữ cho trước để hoàn chỉnh câu, điền quan hệ từ để tạo trạng ngữ là lưu ý HS về sự tương hợp ý nghĩa giữa trạng ngữ và nòng cốt câu.

5. Bài tập viết câu hoặc đoạn văn có sử dụng trạng ngữ là dạng bài tập ứng dụng trạng ngữ vào hoạt động giao tiếp sinh động nhất.

 đúng  sai

Hoạt động 5 :

Xây dựng phương pháp dạy học về câu ghép và cách nối các vế câu ghép

Thời gian: 1 tiết

Nhiệm vụ của hoạt động 5

1.Thống kê nội dung dạy học về câu ghép và cách nối các vế câu ghép trong SGK Tiếng Việt lớp 5. (Thực hiện ở nhà)

2. Đọc sách Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 5 từ tr. 149 đến tr. 156 để nắm được cơ sở khoa học của việc dạy câu ghép ở lớp 5. (Thực hiện ở nhà)

2. Thảo luận trên các bài học cụ thể về câu ghép và cách nối các vế câu ghép, rút ra những điểm cần lưu ý về phương pháp hình thành khái niệm câu ghép, phương pháp hướng dẫn HS nối các vế câu ghép, giải các bài tập thực hành về câu ghép. (Thực hiện ở lớp)

Thông tin cho hoạt động 5

1. Phương pháp hình thành kiến thức về câu ghép và cách nối các vế câu ghép

Một phần của tài liệu Chuyên đề dạy học từ và câu ở tiểu học (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w