- Bé đau chân.
2. Nội dung của nguyên tắc đồng bộ, tích hợp
- Để đảm bảo nguyên tắc trên, chương trình Luyện từ và câu cũng như các phân môn khác trong môn Tiếng Việt đều được xây dựng theo chủ điểm. Các phân môn Luyện từ và câu, Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập làm văn được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc; các nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng cũng gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong phân môn Luyện từ và câu, phần trực tiếp thể hiện chủ điểm là các bài Mở rộng vốn từ. ở phần này, HS được hướng dẫn để cùng nhau tìm các từ theo mẫu trong SGK, sắp xếp chúng theo hệ thống nhất định hoặc giải nghĩa chúng...Các từ đều thể hiện theo chủ điểm đang học. Ví dụ, ở SGK Tiếng Việt 5, trong chủ điểm Việt Nam - Tổ quốc em có hai bài Mở rộng vốn từ: Tổ quốc (tuần 2) và Nhân dân (tuần 3). ở các phần khác, trong điều kiện có thể, SGK đều sử dụng ngữ liệu trích từ bài Tập đọc hoặc ngữ liệu có liên quan đến chủ điểm đang học. Chẳng hạn, trong bài Luyện từ và câu dạy về từ đồng nghĩa, ngữ liệu để hướng dẫn HS phân tích, rút ra định nghĩa và làm bài tập củng cố là những đoạn trích từ hai bài tập đọc Thư gửi các HS và Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
Trong các bài Luyện từ và câu, nhất là ở Luyện từ và câu lớp 2- 3, nhiệm vụ luyện từ và luyện câu được tích hợp vào nhau. Nếu bài tập luyện từ là tìm từ chỉ hoạt động thì bài
tập luyện câu sẽ là đặt câu theo mẫu Ai làm gì?. Nếu bài tập luyện từ là từ chỉ đặc điểm thì bài tập luyện câu sẽ là đặt câu theo mẫu Ai thế nào?
Ngoài ra, tính tích hợp còn thể hiện theo chiều dọc, tức là tích hợp những kiến thức và kỹ năng mới với những kiến thức kỹ năng đã học trước đó theo nguyên tắc đồng tâm. Chẳng hạn, khi dạy về từ loại, ở lớp 2- 3, chương trình chỉ hình thành cho HS các khái niệm từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, từ chỉ đặc điểm và tiến hành giúp HS mở rộng vốn từ theo các phạm trù nghĩa này. Lên lớp 4 -5, chương trình bài hình thành các khái niệm danh từ, động từ, tính từ đầy đủ, hoàn chỉnh hơn.
- Về phía GV, cần phải quản lý được vốn từ của HS, kịp thời loại bỏ khỏi vốn từ của HS những từ ngữ không văn hoá, những cách hiểu nghĩa từ sai do môi trường xã hội tạo nên. Bên cạnh đó, cũng cần nắm được mức độ kiến thức và kỹ năng về câu của HS, kịp thời điều chỉnh các lỗi về câu mà HS hay mắc phải. Bởi vì, HS thu nhận từ ngữ và học tập cách đặt câu không chỉ trong môi trường học tập mà còn trong sự giao tiếp gia đình và xã hội.
- Tất cả các môn học và các phân môn Tiếng Việt đều có vai trò quan trọng trong dạy từ và câu, đặc biệt là mở rộng vốn từ. Để nắm được bất kỹ môn học nào như Toán, Tự nhiên - xã hội, Đạo đức... HS phải nắm được vốn từ tối thiểu của môn học đó. Đó là những từ có tính chất chuyên ngành. Chúng sẽ bổ sung cho vốn từ thông dụng của HS. Người GV khi dạy tất cả các môn học đều phải có ý thức gắn liền với việc dạy từ. Trên lớp, cũng như khi hướng dẫn một hoạt động khác cho HS: tham quan, hoạt động tập thể, ngoại khoá.. GV cần dạy HS phát hiện ra các từ mới, tìm hiểu nghĩa và cách sử dụng chúng. Việc hoàn thiện những từ này sẽ được tiếp tục trên giờ Luyện từ và câu.
Bên cạnh đó, GV cũng phải ý thức được rằng, các giờ học Tập làm văn, Tập đọc, Kể chuyện ... là những môi trường rất tốt cho việc rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu của HS. Người GV phải có ý thức hướng dẫn HS ứng dụng các kiến thức đã được học trong giờ luyện từ và câu vào các tình huống giao tiếp cụ thể, sinh động của các giờ học khác, nhằm nâng cao hiệu quả học tập. ở điểm này, nguyên tắc đồng bộ, tích hợp trùng với nguyên tắc thực hành.
Đánh giá hoạt động 3
2. Nguyên tắc đồng bộ, tích hợp thể hiện như thế nào trong chương trình, SGK Tiếng Việt phần Luyện từ và câu ?
2. Những việc làm nào sau đây của người giáo viên thể hiện sự tuân thủ nguyên tắc đồng bộ, tích hợp trong dạy học Luyện từ và câu:
a) sửa lỗi về dùng từ, đặt câu cho HS trong giờ giải lao. b) kết hợp giải nghĩa từ, luyện đặt câu trên giờ học khác. c) hướng dẫn HS phát hiện từ mới trong buổi tham quan. d) tất cả các việc làm trên.
Hoạt động 4:
Phân tích nguyên tắc chú ý đến các đặc điểm của từ