Bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng ngữ pháp

Một phần của tài liệu Chuyên đề dạy học từ và câu ở tiểu học (Trang 145 - 149)

- Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối:

2. Nội dung và biện pháp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về từ và câu cho HS khá giỏ

2.2. Bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng ngữ pháp

a) Về vấn đề từ loại, nên chú ý hiện tượng chuyển loại. Có thể yêu cầu HS nhận diện các từ loại trong các văn cảnh cụ thể.

Ví dụ: Tìm động từ (trong các từ in đậm) ở từng cặp câu dưới đây: a) - Nhân dân thế giới mong muốn có hoà bình.

b) - Đề nghị cả lớp im lặng. - Đó là một đề nghị hợp lý. c) - Bố mẹ hi vọng rất nhiều ở con.

- Những hi vọng của bố mẹ ở con là có cơ sở. d) - Yêu cầu mọi người giữ trật tự.

- Bài toán này có hai yêu cầu cần thực hiện.

b) Về vấn đề câu, các kiến thức cần bồi dưỡng cho HS là: các kiểu câu hỏi, câu kể, câu khiến, câu cảm; các thành phần câu chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ; câu ghép và các cách nối các vế câu ghép; dấu câu.

- Về các kiểu câu phân loại theo mục đích nói, GV nên yêu cầu HS phân biệt được các câu được dùng với mục đích nói chính danh và các câu được dùng với mục đích nói khác. Vì vậy, các bài tập nhận diện dạng nâng cao nên chú trọng yêu cầu nhận diện mục đích nói hơn là nhận diện kiểu câu. Các bài tập vận dụng nên yêu cầu HS tạo câu gắn liền với các tình huống giao tiếp cụ thể và chú trọng các yếu tố đảm bảo phép lịch sự trong giao tiếp. Kiểu câu được quan tâm nhiều nhất là câu hỏi vì nó có thể được dùng với nhiều mục đích nói khác.

Đối với các kiểu câu kể, khó nhất là kỹ năng nhận diện, đặc biệt là có trường hợp một câu nhưng vị ngữ có hai khả năng trả lời câu hỏi (thế nào?, làm gì?).

Ví dụ, có thể đặt hai câu hỏi cho câu Đàn voi chậm rãi bước đi là (1)Đàn voi thế nào?, (3) Đàn voi làm gì?.

Thực chất, khi từ ngữ nào trong câu được nhấn giọng khi nói, từ ngữ đó là bộ phận chính của vị ngữ. Trong trường hợp (1), chậm rãi là bộ phận chính của vị ngữ. Câu đã cho thuộc câu kể Ai thế nào?. Trong trường hợp (2), bước đi là bộ phận chính của vị ngữ. Câu đã cho thuộc kiểu Ai làm gì?.

- Về thành phần câu, trạng ngữ là thành phần cần chú trọng. Trạng ngữ là thành phần dễ lẫn với các thành phần khác. Có thể rèn cho HS kỹ năng phân biệt trạng ngữ với thành tố phụ của cụm từ (bổ ngữ), trạng ngữ và chủ ngữ chỉ nơi chốn, trạng ngữ với một vế của câu ghép.

- Ngoài ra, các kiến thức về dấu câu, câu ghép cũng cần được rèn luyện, củng cố, nângh cao cho HS.

+ Yêu cầu HS nhận diện câu, mục đích nói, tính lịch sự, thành phần câu: Trong các câu hỏi dưới đây, câu nào thể hiện được phép lịch sự:

- Em lấy giúp chị cốc nước được không? - Nam ơi, cho chị xin cốc nước được không? - Ngồi đấy mà không lấy cho người ta cốc nước à?

+ Yêu cầu HS phân loại câu:

Ví dụ: Phân các câu dưới đây thành hai loại: câu đơn và câu ghép. Em dựa vào đâu để phân chia như vậy?

a) Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, ta có thể nghe tiếng vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh không ngớt bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ.

b) Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xoã ngang vai của Thuỷ; những sợi cỏ đẫm nước làu vào dép Thuỷ làm cho bàn chân nhỏ bé của em ướt lạnh.

c) Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như thiếp vào trong nắng.

d) Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra, và tung tăng trong gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân cành.

+ Yêu cầu HS đặt câu: Em hãy đặt câu hỏi thể hiện được phép lịch sự. Nói rõ tình huống mà em đặt câu hỏi là tình huống nào.

+ Yêu cầu thêm thành phần câu: ở mỗi chỗ trống dưới đây, em hãy thêm một hoặc một số trạng ngữ chỉ nơi chốn để hoàn chỉnh các câu văn tả cảnh vật.

a)...bông hoa dập dờn trước gió, khi ẩn khi hiện. b)...chim hót líu lo tạo thành một bản nhạc vui tươi.

c)... những con sóng nhè nhẹ liếm lên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào.

+ Yêu cầu HS chuyển câu: Chuyển từng câu dưới đây thành câu không dùng dấu chấm hỏi sao cho nội dung, mục đích của câu không thay đổi.

a) Anh (chị) nói chuyện nhỏ hơn một chút được không ạ?

b) Các bạn có thể ra chỗ khác đá bóng được không?

c) Mục "Những kỉ lục Việt Nam" trên truyền hình hay nhỉ?

+ Yêu cầu HS chữa lỗi câu sai, lỗi sử dụng dấu câu sai: Trong các câu dưới đây, quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ chưa phù hợp. Em hãy chữa lại cho đúng.

a) Hình ảnh bà chăm sóc tôi từng li, từng tí.

b) Tâm hồn em vô cùng xúc động khi nhìn thấy ánh mắt thương yêu trìu mến của Bác.

+ Yêu cầu HS điền quan hệ từ: Tìm quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống:

a) ...cụ ún tin tưởng ở bác sĩ trong việc chữa bệnh...cụ đã không trốn viện về nhà. b)...cụ ún đến bệnh viện kịp thời....cụ không phải chịu những cơn đau quằn quại, khổ sở như vậy.

c)...con trai cụ nói đến chuyện đi bệnh vịên chữa bệnh...cụ ún lại nói lãng sang chuyện khác.

d)...cụ ún đi viện từ sớm...bệnh sỏi thận của cụ đã khỏi từ lâu rồi.

Với các nội dung đã xác định ở trên, có thể tổ chức bồi dưỡng cho HS theo các hình thức sau:

- Phân hoá HS, có bài tập riêng cho HS khá, giỏi trong giờ Luyện từ và câu ở lớp. - Tổ chức bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng nâng cao tại tại các câu lạc bộ Tiếng Việt. - Tổ chức thiết kế các hệ thống bài tập nâng cao để HS thực hành thêm.

- Có kế hoạch cho HS tự học nâng cao ở nhà

Đánh giá hoạt động 2

1. Tại sao phải tổ chức bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng sử dụng từ, câu cho HS khá giỏi? 2. Xây dựng một bài kiểm tra về kỹ năng hiểu nghĩa và sử dụng từ dùng cho HS khá, giỏi lớp 5.

5. Xây dựng một bài kiểm tra kiến thức và kỹ năng sử dụng các kiểu câu phân loại theo mục đích nói cho HS khá, giỏi lớp 4.

Hoạt động 3: Tìm hiểu các hình thức

hoạt động ngoại khoá Luyện từ và câu

Thời gian: 1 tiết

Thảo luận nhóm về các hình thức hoạt động ngoại khoá về Luyện từ và câu cho HS tiểu học và nhiệm vụ của nó.

Thông tin cho hoạt động 3

Một phần của tài liệu Chuyên đề dạy học từ và câu ở tiểu học (Trang 145 - 149)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w