Tầm quan trọng của hứng thú trong học tập Luyện từ và câu

Một phần của tài liệu Chuyên đề dạy học từ và câu ở tiểu học (Trang 138 - 141)

- Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối:

1. Tầm quan trọng của hứng thú trong học tập Luyện từ và câu

" Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc" (M. Gorki), nếu không có hứng thú kết quả học tập của HS sẽ không cao. Hiện nay, có tình trạng HS không thích học phân môn Luyện từ và câu, không thích học môn tiếng Việt mặc dầu ngôn ngữ là một thứ công cụ kỳ diệu và nó gắn bó với mỗi con người từ thuở ấu thơ. Hứng thú học tập Luyện từ và câu không tự nhiên nảy sinh và khi đã nảy sinh nếu không được duy trì nó cũng sẽ mất đi, vì vậy, trong dạy học Luyện từ và câu phải chú trọng việc bồi dưỡng và duy trì hứng thú học tập cho HS.

2. Các biện pháp bồi dưỡng hứng thú học tập Luyện từ và câu cho HS

- Từng giờ từng phút, trong mọi bài dạy của mình người GV phải có ý thức hình thành và duy trì hứng thú cho HS bằng cách giúp HS thấy được vẻ đẹp của từ và câu trong tiếng Việt. Chẳng hạn, khi dạy về từ láy, có thể cho HS so sánh hai từ láy cùng chứa tiếng "lạnh" lạnh lùng, lạnh lẽo nhưng có sự khác nhau rất tinh tế về nghĩa: lạnh lùng nói về thái độ tình cảm của con người với nhau, còn lạnh lẽo lại nói về thời tiết. Hoặc khi dạy về Đại từ nhân xưng tiếng Việt, cần giúp HS thấy rằng, khác với nhiều ngôn ngữ khác, hệ thống các từ xưng hô của tiếng Việt gắn liền với sắc thái tình cảm, vị thế xã hội, thái độ ứng xử của con người trong giao tiếp. Đặc biệt là việc người Việt thường sử dụng các danh từ làm đại từ xưng hô, đây chính là cái thần trong cách xưng hô của người Việt.

- Các kiến thức từ ngữ, ngữ pháp trong chương trình nên được xem xét dưới góc độ sử dụng ngôn ngữ để tạo hứng thú cho HS.

Chẳng hạn, khi dạy bài Danh từ riêng có thể bắt đầu bằng nhận xét về cách đặt tên riêng của người Việt. Người Việt thường đặt tên bằng các từ Hán Việt như Hải, Sơn, Vân, Giang... ít khi đặt các tên như Biển, Núi, Mây, Sông... Tên riêng của người Việt thường có họ trước, tên sau; khác với tên riêng các nước phương Tây là tên trước, họ sau. Trong giao

tiếp thường ngày, người Việt thường dùng tên như anh Hải, anh Sơn, chị Vân... trong khi đó người nước ngoài thường dùng họ, ví dụ, anh Nguyễn, cụ Trần...

Hoặc khi dạy bài Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi có thể bắt đầu bằng việc tại sao khi sử dụng câu hỏi thường hay bất lịch sự hơn câu kể, câu cảm; tại sao khi muốn hỏi đường ta thường phải xin lỗi người được hỏi mà mình chưa quen biết trước, sau đó mới đặt câu hỏi.

- Cần giúp HS tìm về lai lịch, cội nguồn của các từ, ngữ bằng các mẩu chuyện về ngôn ngữ để sinh động hoá các bài dạy Mở rộng vốn từ, thành ngữ, tục ngữ. Chẳng hạn, các câu chuyện Đẽo cày giữa đường, Há miệng chờ sung, Thầy bói xem voi... là những giai thoại giúp GV dạy tốt các thành ngữ này, gây hứng thú học tập cho HS. Khi giải nghĩa từ ghép khang trang (rộng rãi, thoáng đãng, đẹp đẽ) có thể cho HS biết nghĩa của hai tiếng

khang, trang trong ngôn ngữ Hán: khang là đường năm ngả, trang là đường sáu ngả. Chắc chắn, những thông tin này rất thú vị đối với các em. Ngoài ra, những mẩu chuyện vui về việc sử dụng từ ngữ, dấu câu là những nguồn tạo hứng thú học tập vô tận mà GV có thể khai thác.

- Khi dạy các vấn đề lý thuyết về từ ngữ, ngữ pháp GV nên sử dụng phương pháp nêu vấn đề để kích thích hứng thú tìm hiểu, khám phá những khái niệm có phần khô khan, trừu tượng. Ví dụ, khi dạy về từ ghép, từ láy, có thể cho HS một tiếng "nhỏ", yêu cầu HS tự tạo ra các từ phức khác nhau: nhỏ nhẹ, nhỏ bé, to nhỏ, lớn nhỏ, bé nhỏ; nhỏ nhắn, nhỏ nhen, nhỏ nhoi, nhỏ nhẻ, nho nhỏ. Qua thao tác tạo các từ phức đó, HS sẽ tự rút ra được hai cách tạo từ phức trong tiếng Việt là ghép và láy. Hình thành khái niệm lý thuyết từ các ví dụ lời nói cụ thể sinh động do HS tự tạo ra là phương pháp tạo hứng thú học tập rất hiệu quả trong dạy học Luyện từ và câu.

- Coi trọng việc sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong giờ học cũng là biện pháp tạo hứng thú học tập Luyện từ và câu. Phương pháp này phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của HS tiểu học nên có khả năng tạo hứng thú, kích thích sự say mê học tập của HS không chỉ trong phân môn Luyện từ và câu mà cả ở các môn học khác. GV có thể sáng tạo hoặc sưu tầm các trò chơi học tập và sử dụng vào các thời điểm khác nhau của giờ lên lớp như giới thiệu bài, hình thành kiến thức hoặc luyện tập, củng cố. Mục đích đặt ra của các trò chơi là sau khi chơi HS tiếp nhận được các kiến thức và kỹ năng về từ và câu cần thiết.

- Cần tổ chức các hoạt động ngoại khoá về Luyện từ và câu, kết hợp dạy các kiến thức và rèn luyện kỹ năng về từ và câu cho HS thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khoá về tiếng Việt, sinh hoạt tập thể, câu lạc bộ tiếng Việt, trò chơi học tập tiếng Việt. Những sinh hoạt ngoài giờ học này không chỉ có vai trò củng cố các kiến thức về từ và câu đã học trên giờ Luyện từ và câu mà còn có vai trò tạo hứng thú học tập, niềm say mê tìm hiểu, khám phá các kiến thức về từ và câu cho HS.

Đánh giá hoạt động 1

Bạn hãy đánh dấu vào ô trống trước các ý trả lời đúng:

1. Phải có các biện pháp bồi dưỡng hứng thú học tập Luyện từ và câu cho HS tiểu học vì: a)  Nếu HS có hứng thú kết quả học tập Luyện từ và câu sẽ cao hơn.

b)  Hiện nay có tình trạng HS không thích học Luyện từ và câu.

c)  Hứng thú học tập Luyện từ và câu không tự nhiên nảy sinh và phải có biện pháp duy trì.

d)  Tất cả HS đều không thích học Luyện từ và câu.

2. Những biện pháp nào sau đây có thể tạo hứng thú học tập Luyện từ và câu cho HS? a)  Xem xét các kiến thức từ ngữ, ngữ pháp dưới góc độ sử dụng ngôn ngữ và giúp HS thấy được vẻ đẹp của từ và câu trong tiếng Việt.

b)  Giúp HS tìm về lai lịch, cội nguồn của các từ, ngữ bằng các mẩu chuyện về ngôn ngữ.

c)  Sử dụng phương pháp nêu vấn đề, phương pháp trò chơi học tập để kích thích hứng thú tìm hiểu, khám phá những khái niệm ngôn ngữ trừu tượng.

d)  Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khoá về Luyện từ và câu. e)  Tất cả các biện pháp trên.

Hoạt động 2:

Xây dựng nội dung, biện pháp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng sử dụng từ và câu cho HS khá giỏi

Thời gian: 1 tiết

Nhiệm vụ của hoạt động 2

Thảo luận nhóm về các vấn đề sau:

1.ý nghĩa của việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về từ và câu cho HS khá giỏi. 2. Các nội dung Luyện từ và câu cần bồi dưỡng cho HS khá giỏi.

3. Các biện pháp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về từ và câu cho HS khá giỏi.

Thông tin cho hoạt động 2

1. ý nghĩa của việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về từ và câu cho HS khá giỏi

Theo "chiến lược con người" của Đảng là "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài", nhà trường hướng đến phát triển tối đa những năng lực còn tiềm ẩn trong mỗi HS. ở trường tiểu học, việc chăm lo phát hiện và bồi dưỡng HS giỏi góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước được xem là một nhiệm vụ quan trọng.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy số HS được xem là phát triển (có năng lực nhận thức, tư duy, vốn sống... nổi trội hơn các em khác) chiếm từ 5-10% trong tổng số HS đến trường. Đồng thời, những con số thống kê cũng cho thấy, các tài năng xuất hiện từ rất sớm, hơn 1/3 những người được xem là có tài năng đã là những thần đồng khi chưa đầy 10 tuổi. Vì vậy, trên thế giới, người ta luôn quan tâm đến việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài ngay từ những năm tháng đứa trẻ còn nhỏ tuổi. ở nước ta, từ nhiều năm nay, vấn đề này cũng được quan tâm.

Đối với môn học tiếng Việt, bên cạnh bộ sách Tiếng Việt, còn có bộ sách Tiếng Việt nâng cao, bên cạnh kì thi tốt nghiệp còn có các kỳ thi HS giỏi các cấp. Ngành giáo dục quan tâm đến các hình thức bồi dưỡng HS giỏi tiếng Việt, trong đó, chú trọng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về từ ngữ, ngữ pháp. Trong các đề thi HS giỏi, các câu hỏi, bài tập về

Luyện từ và câu thường chiếm một nửa.

Mục tiêu của việc bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng từ ngữ, ngữ pháp cho HS khá, giỏi không phải là đào tạo ra các nhà ngôn ngữ học, mặc dầu trong số những HS khá, giỏi này, có những em trở thành các nhà ngôn ngữ học tài năng. Mục tiêu chính của việc làm này là bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ, khả năng tư duy, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại.

Nhiệm vụ của việc bồi dưỡng các HS khá, giỏi về Luyện từ và câu là: phát hiện ra những HS có năng khiếu về Luyện từ và câu; bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng về phân môn này cho các em.

Một phần của tài liệu Chuyên đề dạy học từ và câu ở tiểu học (Trang 138 - 141)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w