Phương pháp dạy các dạng bài tập về biện pháp tu từ nhân hóa

Một phần của tài liệu Chuyên đề dạy học từ và câu ở tiểu học (Trang 71 - 74)

M: yêu mến, quí mến

2.5.Phương pháp dạy các dạng bài tập về biện pháp tu từ nhân hóa

4. Phương pháp dạy bài tập Sử dụng từ

2.5.Phương pháp dạy các dạng bài tập về biện pháp tu từ nhân hóa

Đối với bài tập nhận biết biện pháp tu từ nhân hoá trước hết, giáo viên cần làm rõ khái niệm nhân hóa, nội dung biện pháp tu từ nhân hóa thông qua việc đặt câu hỏi để hình thành cấu trúc mô hình.

Xét ví dụ cụ thể sau:

- Trong bài thơ Đồng hồ báo thức những vật nào mang đặc điểm, tính cách như người?

- Những chiếc kim đồng hồ được gọi bằng gì?

- Hoạt động, trạng thái của những chiếc kim ấy được miêu tả bằng những từ ngữ như thế nào?

Những vật được nhân hóa

Cách nhân hóa

Được gọi như người Được tả bằng những từ tả người

Kim giờ bác thận trọng, nhích từng li, từng li

Kim phút anh lầm lì, đi từng bước, từng bước

Dựa trên mô hình cấu trúc này, giáo viên giúp HS thực hiện lần lượt từng câu hỏi ở mỗi bài tập để nhận diện từng dấu hiệu của biện pháp tu từ nhân hóa.

Đối với bài tập vận dụng biện pháp tu từ nhân hóa, giáo viên hướng dẫn HS căn cứ vào mô hình cấu trúc trên để đặt câu có sử dụng nhân hóa hoặc nhận xét về cái hay của nhân hóa. Giáo viên có thể gợi ý bằng cách làm mẫu một phần bài tập để HS định hướng và thực hiện các bài tập còn lại.

Đánh giá hoạt động 4:

1. Bạn hãy hướng dẫn HS tiểu học nhận biết cái hay về đặc điểm so sánh trong câu thơ sau:

Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan

(Hồ Chí Minh)

2. Bạn hãy cho biết câu ca dao sau đây đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.

a) So sánh b) Nhân hóa

c) Không sử dụng biện pháp nào trong hai biện pháp trên 3. Câu ca dao sau đã sử dụng cách nhân hóa nào?

Trèo lên cây khế nửa ngày Ai làm chua xót lòng này khế ơi?

4. SGK Tiếng Việt 3, tập 1 giới thiệu cho HS mấy cách nhân hóa? a) 1- đó là gọi sự vật bằng từ dùng để gọi con người.

b) 2- đó là a, và tả sự vật bằng những từ dùng để tả người. c) 3- đó là a, b, và nói với sự vật thân mật như nói với con người.

Hoạt động 5:

Xây dựng phương pháp dạy học về cấu tạo từ

Thời gian: 0,5 tiết

Nhiệm vụ của hoạt động 5

1. Hoạt động cá nhân: Khảo sát SGK Tiếng Việt 4 và cho biết:

- SGK Tiếng Việt tiểu học đã sử dụng đơn vị ngôn ngữ nào với tư cách là đơn vị cấu tạo từ?

- Những khó khăn trong việc lựa chọn đơn vị cấu tạo từ dạy cho HS tiểu học? 2. Thảo luận nhóm:

- Người ta dựa trên cơ sở nào để phân loại từ đơn- từ phức, từ ghép - từ láy?

- Phương pháp giúp HS nhận diện từ ghép - từ láy, từ ghép phân loại - ghép tổng hợp?

Thông tin cho hoạt động 5 1. Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt

- Đơn vị cấu tạo từ là đơn vị mà tiếng Việt sử dụng để cấu tạo ra các từ cho từ vựng tiếng Việt. Trong SGK môn Tiếng Việt ở phổ thông hiện nay, người ta thường dùng thuật ngữ tiếng để chỉ đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Việt. Những người theo quan niệm này cho rằng, tiếng là đơn vị mà người bản ngữ nói chung, HS bản ngữ nói riêng, rất dễ nhận biết. Người ta có thể nhận ra một cách dễ dàng câu nói: Hôm nay, tôi đi học gồm 6 tiếng.

- Tuy nhiên, quan niệm này cũng gặp một số khó khăn:

+ Trong tiếng Việt, một số từ không có nghĩa. Ví dụ: các tiếng bù, nhìn trong nhìn;bồ, kết trong bồ kết. Vì vậy, tiếng là đơn vị âm –nghĩa nhỏ nhất là cách nói có ý nghĩa tương đối.

+ Khi sử dụng thật ngữ tiếng với tư cách là đơn vị cấu tạo từ, người đọc sẽ dễ nhầm lẫn với âm tiết - đơn vị ngữ âm, thậm chí có thể đồng nhất tiếng với âm tiết.

+ Nội dung của khái niệm tiếng đôi khi không được hiểu rõ ràng, thống nhất giữa các nhà nghiên cứu. Vì vậy dựa vào tiếng để tiến hành phân loại cấu tạo từ tiếng Việt chỉ là một giải pháp.

- SGK Tiếng Việt tiểu học hiện nay không đi sâu vào tìm hiểu về nghĩa của tiếng mà chỉ tìm hiểu về cấu tạo tiếng, nhận diện các hiện tượng bắt vần trong thơ, tạo cơ sở cho việc

Một phần của tài liệu Chuyên đề dạy học từ và câu ở tiểu học (Trang 71 - 74)