Phương pháp hình thành kiến thức về các kiểu câu kể Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?

Một phần của tài liệu Chuyên đề dạy học từ và câu ở tiểu học (Trang 94 - 99)

- Khi nào HS được tựu trường? Mẹ thường khen em khi nào?

2.1.Phương pháp hình thành kiến thức về các kiểu câu kể Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?

1. Về các kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? trong SGKTiếng Việt tiểu học

2.1.Phương pháp hình thành kiến thức về các kiểu câu kể Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?

- Về vị ngữ và chủ ngữ trong câu:

b) Một số nhận xét

Chủ trương của SGK Tiếng Việt là thông qua kiểu câu kể, củng cố kỹ năng sử dụng các kiểu câu Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì? HS đã được luyện tập thực hành ở lớp 2,3; hình thành các khái niệm về các kiểu cấu trúc câu kể đơn, về vị ngữ, chủ ngữ.

Đây là cách làm hợp lý, khoa học, bởi vì, câu kể là loại câu có tạo ổn định, điển hình của câu tiếng Việt; các kiểu câu khác như câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm thán chỉ khác câu kể ở một số phương tiện hình thức nhất định. Ngoài ra, cách dạy này khiến việc tiếp thu kiến thức về câu, về các thành phần chính trong câu của HS trở nên sinh động, nhẹ nhàng. HS sẽ thấy rằng tìm hiểu về câu là tìm hiểu về chính những câu nói mình thường sử dụng hàng ngày và đã được luyện tập - thực hành ở lớp 2,3. Khái niệm vị ngữ, chủ ngữ đến với HS cũng rất tự nhiên, dễ hiểu, không quá trừu tượng. Nếu nắm vững ý đồ của SGK, GV sẽ xác định được phương pháp dạy học phù hợp hơn cho những bài học về các kiểu câu kể.

2. Phương pháp dạy học về các kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?

2.1. Phương pháp hình thành kiến thức về các kiểu câu kể Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thếnào? nào?

Khi hình thành các kiến thức lý thuyết về các kiểu câu kể cho HS tiểu học, GV cần phải lưu ý sau:

Thứ nhất, về mặt ngữ pháp, ba kiểu câu nói trên có chủ ngữ giống nhau, đều do một từ hoặc một cụm từ đảm nhiệm, chủ yếu là danh từ hoặc cụm danh từ. Sự khác nhau ở ba kiểu câu này chủ yếu là ở vị ngữ.

- Câu kể Ai làm gì? có vị ngữ là động từ; chủ ngữ thường là danh từ chỉ người hay động vật.

- Câu kể Ai thế nào? có vị ngữ là tính từ, động từ chỉ trạng thái hoặc cụm chủ vị. - Câu kể Ai là gì? có vị ngữ là tổ hợp của từ với danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm chủ vị.

Vì mỗi kiểu câu có đặc điểm cấu trúc riêng nên phải dạy riêng từng kiểu câu mới xác định chủ ngữ, vị ngữ được dễ dàng.

Về chức năng giao tiếp, mỗi kiểu câu trên thích hợp với một chức năng khác nhau: - Câu kể Ai là gì? dùng để định nghĩa, giới thiệu, nhận xét. Ví dụ: Đây là bạn Nam. BạnNam là lớp trưởng lớp tôi.

- Câu kể Ai làm gì? dùng để kể về họat động của người, động vật hoặc tĩnh vật được nhân hoá.

- Câu kể Ai thế nào? dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, vật.

Để HS nắm được một cách hệ thống về các kiểu câu, GV phải có thao tác so sánh, đối chiếu, nhấn mạnh khi hình thành kiến thức về mỗi kiểu.

Thứ hai, chủ ngữ trong kiểu câu kể Ai là gì?, không chỉ do danh từ hoặc cụm danh từ đảm nhiệm, mà còn có thể là động từ (cụm động từ), tính từ (cụm tính từ) hoặc là một cụm chủ vị. Ví dụ:

Chủ ngữ là động từ hoặc cụm động từ: Lao động là vinh quang., Lao động giỏi vinh quang.

Chủ ngữ là tính từ hoặc cụm tính từ: Khoẻ là hạnh phúc., Khoẻ như voichưa phải là hạnh phúc.

Chủ ngữ là cụm chủ - vị: Dế mèn trêu chị Cốclà nó dại.

GV không cung cấp những kiến thức này cho HS khi dạy các bài học lý thuyết, nhưng nếu HS bắt gặp những ngữ liệu có dạng trên GV phải nắm vững đặc điểm ngữ pháp này để giải thích cho HS rõ. Có thể cung cấp thêm những kiến thức này cho HS khá, giỏi.

Thứ ba, cả hai kiểu câu kể Ai làm gì? và Ai thế nào?, xét về mặt chức năng, đều chứa dạng câu có tác dụng thông báo về sự xuất hiện, tồn tại hoặc tiêu biến của sự vật, hiện tượng nêu ở chủ ngữ. Chúng được gọi là câu tồn tại. ở dạng câu này, chủ ngữ thường đứng sau vị ngữ.

Ví dụ:

Câu kiểu Ai làm gì?: Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.

Xét về mặt cấu tạo, hai câu trên thuộc hai kiểu khác nhau nhưng xét về mặt nội dung hai câu trên giống nhau. Một số GV tiểu học lúng túng khi giải thích các trường hợp này cho HS.

- Mục đích của các bài về các kiểu câu kể là giúp HS thực hành phân tích các kiểu câu thường gặp, nhận xét và ghi nhớ về chúng để vận dụng trong thực tế giao tiếp. Vì thế, khi dạy GV nên để HS tự phân tích ngữ liệu thông qua các bài tập thực hành, tự rút ra các nhận xét về đặc điểm của các loại câu. Thực chất, về các kiểu câu này, HS đã được tiếp xúc từ các lớp 2-3, thông qua các bài tập đặt câu theo mẫu, vì vậy, thao tác nhận diện, phân tích, rút ra các kết luận lý thuyết đối với HS không phải là khó khăn.

2.2. Phương pháp hướng dẫn HS thực hành về các kiểu câu kể Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?

Học về các kiểu câu kể này, HS sẽ phải thực hiện các thao tác thực hành như nhận diện, phân tích, đặt câu, viết đoạn văn, tương ứng với các kiểu bài tập tìm các câu kể trong đoạn văn (thơ), xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu, nối cột A cột B, dùng từ ngữ đã cho đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng kiểu câu đã học.

- Khi hướng dẫn HS giải bài tập nhận diện kiểu câu (tìm câu kể trong đoạn văn (thơ), GV nên lưu ý các thao tác sau:

Thứ nhất, cho HS nhận diện về hình thức cấu tạo. Về mặt hình thức, thao tác thuận lợi nhất đối với HS tiểu học là đặt câu hỏi. Chẳng hạn, Câu có chủ ngữ trả lời câu hỏi Ai, cái gì, con gì? và vị ngữ trả lời câu hỏi Là ai, cái gì, con gì? câu kể Ai là gì?.

Thứ hai, cho HS nhận diện về chức năng. Về mặt chức năng, mỗi loại câu kể có một chức năng riêng. Chẳng hạn, câu được dùng để giới thiệu, nhận định là câu kể Ai là gì? Câu được dùng để miêu tả về hoạt động là câu kể Ai làm gì?, Câu kể Ai thế nào? được dùng để miêu tả trạng thái, tính chất.

Bên cạnh yêu cầu nhận diện kiểu câu, SGK còn có bài tập yêu cầu nhận diện thành phần câu (xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu). Đối với bài tập này, bên cạnh thao tác đặt câu hỏi, cần hướng dẫn HS dựa vào bản chất từ loại của từ hoặc cụm từ làm thành phần câu để xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu.

- Để hướng dẫn HS thực hiện các bài tập vận dụng, tức nối cột A cột B, đặt câu hoặc

viết đoạn văn, trước hết, GV phải giúp HS nắm được đặc điểm về cấu tạo và công dụng của mỗi kiểu câu, mỗi thành phần câu.

Với bài tập nối cột A và cột B, GV phải cho HS thử ghép lần lượt từng từ ngữ ở cột A với các từ ngữ ở cột B sao cho tạo ra được những câu kể thích hợp về mặt nội dung. Sau đó, mới cho HS thảo luận và GV chốt lại lời giải đúng.

Bài tập đặt câu thường cho trước vị ngữ hoặc chủ ngữ, GV gợi ý cho HS tìm các từ ngữ phù hợp đảm nhiệm bộ phận còn lại. Nếu cần tìm các từ ngữ làm chủ ngữ GV hướng dẫn HS đặt câu hỏi Ai?, cái gì?, nếu cần tìm các từ ngữ làm vị ngữ, GV hướng dẫn HS đặt câu hỏi là gì?, làm gì? như thế nào. Sẽ có những trường hợp có nhiều phương án trả lời, nhưng cũng có những trường hợp chỉ có một phương án trả lời đúng.

Bài tập viết đoạn văn có mục đích tạo ra một tình huống giao tiếp để HS sử dụng kiểu câu mình vừa học. Ví dụ, Có lần, em cùng một số bạn trong lớp đến thăm bạn Hà bị ốm. Em giới thiệu với bố mẹ bạn Hà từng người trong nhóm. Hãy viết một đoạn văn ngắn kể lại chuyện đó, trong đoạn văn có sử dụng câu kể Ai là gì?

Thông thường, tình huống mà bài tập cho đã là tình huống bắt buộc HS phải sử dụng kiểu câu bài tập yêu cầu. Chẳng hạn, ở bài tập trên, khi giới thiệu, nhất định HS phải dùng các câu thuộc kiểu Ai là gì?. Tuy nhiên, GV không nên quá gò bó HS trong một kiểu câu, nên để cho HS viết tự do, miễn sao trong đoạn văn có sử dụng một số câu đúng kiểu bài tập yêu cầu. HS phải tự chỉ ra được những câu đó.

Đánh giá hoạt động 3

Bạn hãy đánh dấu vào ô trống trước câu trả lời đúng nhất:

1. Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? là các kiểu cấu trúc câu trần thuật (câu kể) đơn.

 đúng  sai

2.ở tiểu học, HS được học về chủ ngữ, vị ngữ thông qua các bài học về câu kể.

 đúng  sai

3. Lập bảng tóm tắt những điểm khác nhau của ba kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? (Gợi ý: dựa theo các tiêu chí: cấu tạo ngữ pháp, chức năng giao tiếp)

4. Khi hướng dẫn HS thực hành nhận diện các kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? , GV cần chú ý thao tác nào?

a)  Cho HS nhận diện về cấu tạo ngữ pháp. b)  Cho HS nhận diện về chức năng giao tiếp. c)  Cả hai thao tác trên.

5. Khi hướng dẫn HS thực hành nhận diện các thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong câu, GV có thể sử dụng những cách nào?

a)  Hướng dẫn HS đặt câu hỏi để xác định thành phần câu.

b)  Hướng dẫn HS dựa vào bản chất từ loại của các từ ngữ trong câu để xác định thành phần câu.

c)  Cả hai cách trên.

6. Bài tập vận dụng về các kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? bao gồm những dạng nào?

a)  Nối cột A với cột B

b)  Đặt câu với các từ ngữ cho trước. c)  Viết đoạn văn

d)  Cả ba dạng trên.

Hoạt động 4 :

Xây dựng phương pháp dạy học về thành phần trạng ngữ

Thời gian: 1 tiết

Nhiệm vụ của hoạt động 4

1.Thống kê nội dung dạy học về thành phần trạng ngữ trong SGK Tiếng Việt lớp 4. (Thực hiện ở nhà)

2. Đọc sách Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 4 tr.155- tr. 162 để nắm được các vấn đề sau: - Khái niệm trạng ngữ

- Đặc điểm của trạng ngữ: vai trò ngữ pháp, cấu tạo, vị trí, cách phân biệt với các thành phần khác.

- Cơ sở khoa học của việc dạy trạng ngữ ở tiểu học. (Thực hiện ở nhà) 3. Thảo luận nhóm về các vấn đề:

a) Những lưu ý về phương pháp hình thành khái niệm trạng ngữ và hướng dẫn HS thêm các loại trạng ngữ cho câu.

b) Các dạng bài tập thực hành về trạng ngữ và phương pháp hướng dẫn HS thực hiện các dạng bài tập đó.

(Thực hiện ở lớp)

Một phần của tài liệu Chuyên đề dạy học từ và câu ở tiểu học (Trang 94 - 99)