Phương pháp dạy bài tập về biện pháp tu từ so sánh

Một phần của tài liệu Chuyên đề dạy học từ và câu ở tiểu học (Trang 69 - 70)

M: yêu mến, quí mến

4. Phương pháp dạy bài tập Sử dụng từ

1.5. Phương pháp dạy bài tập về biện pháp tu từ so sánh

Đối với dạng 1, bài tập nhận diện các biện pháp tu từ so sánh

Giáo viên giúp các em hiểu nội dung các câu thơ, câu văn bằng cách nêu câu hỏi hoặc bằng lời giải thích. Sau bước nhận biết sơ bộ, giáo viên đưa mô hình cấu trúc của so sánh và giải thích mô hình đó thông qua một ví dụ cụ thể (xem mục 2 phần Thông tin). Tiếp theo, giáo viên hướng dẫn HS đi vào phân tích từng trường hợp, đối chiếu với mô hình cấu trúc để phát hiện ra các dấu hiệu so sánh mà bài tập yêu cầu.

Đối vớí bài tập tìm sự vật, hình ảnh so sánh, giáo viên có thể gợi ý bằng cách nêu câu hỏi: cái gì được so sánh với cái gì, đối chiếu với mô hình cấu trúc HS sẽ nhận ra đó là đối tượng được so sánh và đối tượng đưa ra làm chuẩn để so sánh. Đó cũng chính là các sự vật, hình ảnh so sánh mà bài tập yêu cầu. Bằng cách đối chiếu với mô hình cấu trúc so sánh, giáo viên làm tương tự với các trường hợp yêu cầu tìm từ so sánh, đặc điểm so sánh.

Đối với dạng 2, bài tập vận dụng các biện pháp tu từ so sánh

Dạng bài tập này trong SGK Tiếng Việt 3, các nội dung so sánh được đưa ra dưới dạng tiềm ẩn, giáo viên phải giúp HS phát hiện ra và sử dụng chúng để đặt câu có sử dụng biện pháp so sánh. Trước hết, giáo viên đưa mô hình cấu trúc so sánh, tương ứng với cấu trúc câu cần đặt. Sau đó, giáo viên hướng dẫn HS căn cứ vào giả thiết bài tập lần lượt tìm

từng yếu tố của cấu trúc so sánh dựa vào sự tương đồng của các đặc điểm so sánh của sự vật, hình ảnh... để lấp đầy các mô hình câu.

2. Phương pháp dạy biện pháp tu từ nhân hóa

Một phần của tài liệu Chuyên đề dạy học từ và câu ở tiểu học (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w