Phương pháp dạy bài tập Dạy nghĩa từ

Một phần của tài liệu Chuyên đề dạy học từ và câu ở tiểu học (Trang 61 - 63)

M: yêu mến, quí mến

5. Phương pháp dạy bài tập Dạy nghĩa từ

- Bài tập giải nghĩa từ bằng trực quan: ở tiểu học, loại bài tập này được xây dựng dựa trên sự nhận biết về các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm của sự vật qua tranh minh họa. Dạng bài tập này giúp HS nhận biết “nghĩa biểu vật” của từ (từ nào biểu thị sự vật, hoạt động, tính chất nào), đồng thời còn có tác dụng mở rộng, phát triển vốn từ cho các em. Dạng bài tập này đã được đề cập ở nội dung Mở rộng vốn từ qua tranh vẽ (mục 2.1 phần

Thông tin cho hoạt động 1). Vì vậy, phương pháp dạy kiểu bài này cũng là phương pháp dạy của bài tập nói trên (xem mục 3.1 phần Thông tin cho hoạt động 1).

- Bài tập giải nghĩa từ bằng từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cho trước. Yêu cầu của dạng bài tập này là dùng những từ có nghĩa giống hoặc trái ngược nghĩa của từ cần giải thích làm phương tiện để giải thích nghĩa của từ. Ngoài việc giúp HS nhận biết được nghĩa của từ cần giải thích, dạng bài tập trên còn giúp HS mở rộng, phát triển vốn từ. Đối với HS các lớp 2, 3 bài tập này còn bước đầu góp phần hình thành khái niệm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa cho các em. Cách dạy dạng bài tập này tương tự như cách dạy dạng bài tập Mở rộng vốn từ theo các lớp từ vựng (xem mục 3.2 phần Thông tin cho hoạt động 1).

- Bài tập giải nghĩa từ bằng cách phân tích từ thành từ tố (áp dụng đối với từ Hán – Việt). Dạng bài tập này được thiết kế thông qua hệ thống bài tập phân loại, quản lý vốn từ. (xem mục 3. 5 phần Thông tin cho hoạt động 1).

- Bài tập giải nghĩa từ bằng định nghĩa.

Đối với dạng 1: ở bài tập này, từ và nghĩa của từ đều đã cho sẵn. HS chỉ cần xác lập sự tương ứng giữa từ và nghĩa của từ trong từng trường hợp. Về cách dạy, giáo viên hướng dẫn HS lần lượt thử ghép, nối từng từ với từng nghĩa cho sẵn. Nếu HS làm đúng, có nghĩa các em đã hiểu nghĩa của từ. Nếu HS làm sai, giáo viên gợi ý về nghĩa của từ, hướng dẫn HS ghép lại đến khi trùng khớp giữa từ và nghĩa của từ là được.

Đối với dạng bài tập 2: Bài tập này yêu cầu giải nghĩa các thành ngữ, tục ngữ - một hình thức của giải nghĩa từ. Trước hết giáo viên giúp HS hiểu nghĩa đen của thành ngữ, tục ngữ; sau đó cho các em thảo luận, trả lời câu hỏi để các em phát hiện ra nội dung nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ đó.

Đối với dạng bài tập 3: (chỉ thực hiện đối với những dòng ngang của ô chữ có gợi ý đưa ra nội dung nghĩa của từ, yêu cầu tìm từ). Giáo viên hướng dẫn HS căn cứ vào từng nét nghĩa của nội dung từ tìm sự tương ứng với từng dấu hiệu của sự vật, hiện tượng, khái niệm. Từ đó giáo viên gợi ý, giúp HS thiết lập mối quan hệ giữa các dấu hiệu của khái niệm để HS đưa ra thuật ngữ- đó chính là từ cần tìm.

Đánh giá hoạt động 2

1. Phân tích cơ sở ngôn ngữ học của các biện pháp giải nghĩa từ ở tiểu học.

2. Chọn một bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt tiểu học, giải nghĩa một số từ cần thiết theo các biện pháp giải nghĩa từ phù hợp.

3. Theo anh (chị ) khi dạy nghĩa từ cho HS, cần lưu ý điều gì?

4. Xây dựng phiếu bài tập giải nghĩa từ cho một giờ học Luyện từ và câu.

Một phần của tài liệu Chuyên đề dạy học từ và câu ở tiểu học (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w