Nội dung của nguyên tắc giao tiếp

Một phần của tài liệu Chuyên đề dạy học từ và câu ở tiểu học (Trang 28 - 30)

- Bé đau chân.

2. Nội dung của nguyên tắc giao tiếp

- Ngữ liệu đưa vào giờ Luyện từ và câu ở tiểu học phải là những ngữ liệu sinh động, chân thực, thường được sử dụng trong hoạt động giao tiếp thường ngày của người Việt, phù hợp với hoạt động giao tiếp ở lứa tuổi HS tiểu học. Không sử dụng những ngữ liệu khô cứng, rập khuôn, xa đời sống thực, xa hoạt động giao tiếp thực của HS. Bởi vì ngữ liệu là cơ sở để HS rút ra được các vấn đề lý thuyết cần ghi nhớ. Nhưng mặt khác, ngữ liệu cũng là các mẫu lời nói, hoạt động lời nói mà HS có thể bắt chước trong thực hành giao tiếp.

- Việc phân tích các đơn vị ngôn ngữ không chỉ là mục đích tự thân mà phải hướng đến mục đích cao hơn là chỉ ra chức năng của chúng, cách tạo lập chúng để gúp HS vận dụng vào hoạt động sản sinh lời nói dễ dàng hơn, thường trực hơn, rút ngắn khoảng cách giữa ngữ pháp nhà trường và ngữ pháp đời sống.

- Phải coi trọng việc tổ chức thực hành giao tiếp cho HS, coi thực hành giao tiếp là hoạt động chủ yếu của việc dạy Luyện từ và câu. Thông qua thực hành HS tự rèn luyện các kỹ năng sử dụng từ, câu; thông qua thực hành HS tự rút ra các tri thức lý thuyết cần thiết để ý thức hoá quá trình sử dụng từ, câu của mình.

- Muốn tổ chức tốt vịêc thực hành giao tiếp cho HS, phải chú trọng việc xây dựng hệ thống bài tập Luyện từ và câu. Tất cả các nội dung dạy học về từ và câu đều phải được thiết kế thành hệ thống bài tập, là hệ thống các nhiệm vụ mà HS phải thực hiện trong quá trình học tập. Khi tổ chức luyện từ cho HS, ngoài các bài tập hiểu nghĩa từ ngữ, mở rộng

vốn từ ngữ, phải coi trọng kiểu bài tập hướng dẫn HS sử dụng từ. Khi tổ chức luyện câu cho HS, ngoài các bài tập rèn luyện kỹ năng tạo lập câu đúng ngữ pháp cần phải chú trọng các bài tập tình huống lời nói, tạo ra các tình huống giả định kích thích hứng thú giao tiếp của HS, rèn luyện kỹ năng sử dụng câu phù hợp văn cảnh, đạt hiệu quả giao tiếp cao.

- Việc dạy lý thuyết về từ và câu phải gắn liền với việc dạy thực hành, phải làm sao cho việc cung cấp lý thuyết có tác dụng hướng dẫn HS giao tiếp đạt hiệu quả cao hơn. Những kiến thức về từ và câu đưa vào chương trình phải giúp HS nói, nghe, đọc, viết tốt hơn. Vì vậy, các kiến thức lý thuyết không nên biên soạn ở dạng khái niệm mà phải được xây dựng thành các qui tắc, hướng dẫn HS thực hiện các hành động lời nói.

Đánh giá hoạt động 1

1. Đánh dấu  vào đáp án mà bạn cho là đúng:

Để đảm bảo nguyên tắc giao tiếp, trong dạy học Luyện từ và câu, phải: a)  sử dụng ngữ liệu sinh động, chân thực.

b) tổ chức hoạt động thực hành giao tiếp cho HS. c)  coi trọng việc xây dựng hệ thống bài tập thực hành.

d)  luôn chỉ ra chức năng và cách tạo lập các đơn vị ngôn ngữ HS được học. e)  thực hiện tất cả các yêu cầu trên.

2. Khi dạy về câu kể Ai là gì?, SGK Tiếng Việt 4 sử dụng ngữ liệu: "Đây là bạn Diệu Chi, bạn mới của lớp ta." Có giáo viên cho rằng nên sửa lại là: " Bạn này là bạn Diệu Chi, bạn mới của lớp ta." để việc minh hoạ cho đặc điểm câu kể Ai là gì có chủ ngữ trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì) được dễ dàng hơn. Anh (chị) suy nghĩ gì về ý kiến này?

3. Tại sao các vấn đề lý thuyết về từ và câu trong SGK Tiếng Việt tiểu học không nên để ở dạng khái niệm mà nên xây dựng thành các qui tắc?

Hoạt động 2:

Phân tích nguyên tắc trực quan

Thời gian: 1 tiết

Nhiệm vụ của hoạt động 2

1. Đọc Thông tin cho hoạt động 2 để trả lời các câu hỏi:

a. Người ta dựa vào cơ sở nào để đề ra nguyên tắc trực quan trong dạy học Luyện từ và câu ở tiểu học?

b. Để đảm bảo nguyên tắc trực quan, trong dạy học Luyện từ và câu, chúng ta cần thực hiện những yêu cầu nào?

2. Các nhóm thảo luận về các câu hỏi trên và tìm ví dụ minh hoạ cho việc thực hiện nguyên tắc trực quan của mình.

Thông tin cho hoạt động 2

Một phần của tài liệu Chuyên đề dạy học từ và câu ở tiểu học (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w