Phương pháp hướng dẫn HS thực hiện bài tập về dấu câu

Một phần của tài liệu Chuyên đề dạy học từ và câu ở tiểu học (Trang 124 - 132)

- Như vậy, câu nói đúng và hay nhất? Bác ơi, xin bác cho cháu gặp bạn Lan một chút ạ!

2. Thông qua các bài học về câu phân loại theo mục đích nói, chương trìnhTiếng Việt tiểu học rèn luyện cho HS cách giữ phép lịch sự khi giao tiếp.

1.3. Phương pháp hướng dẫn HS thực hiện bài tập về dấu câu

Để hướng dẫn HS thực hiện các loại bài tập dấu câu, GV có thể sử dụng các phương pháp dạy học sau đây:

a) Phương pháp rèn luỵên theo mẫu: Đây là phương pháp mà GV đưa ra các mẫu lời nói hoặc cùng xây dựng mẫu lời nói, để từ mẫu đó, các em tạo ra các lời nói tương tự bằng cách làm theo mẫu. Chẳng hạn, với bài tập: Có thể đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong mỗi câu sau:

a) Lớp em học tập tốt lao động tốt.

b) Cô giáo chúng em rất yêu thương quí mến HS.

c) Chúng em luôn kính trọng biết ơn các thầy giáo cô giáo.

(Tiếng Việt 2, tập 1, tr. 67)

Để giúp HS làm những bài tập này, GV có thể làm mẫu hoặc hướng dẫn HS làm mẫu một phần. Ví dụ, khi làm mẫu câu a) ở bài tập nêu trên, GV có thể đọc câu đó lên (thể hiện rõ chỗ nghỉ hơi giữa hai vị ngữ) rồi nói: trong câu Lớp em học tập tốt lao động tốt

chúng ta cần dùng dấu phẩy để tách hai bộ phận cùng chỉ đặc điểm học tập tốtlao động tốt. Khi đọc, ta nghỉ hơi nhẹ sau dấu phẩy. Bài làm đúng là: Lớp em học tập tốt, lao động tốt.

HS quan sát mẫu và suy ra cách làm các bài tập tương tự còn lại. GV có thể lưu ý HS: nếu trong câu có nhiều bộ phận cùng chỉ một nội dung, tức là cùng trả lời một câu hỏi thì phải dùng nhiều dấu phẩy để tách các bộ phận đó với nhau. Lưu ý này sẽ giúp HS làm đúng câu (c).

Phương pháp rèn luyện theo mẫu này rất phù hợp việc dạy dấu câu cho HS lớp 2-3, khi SGK chủ trương cho HS luyện tập thực hành, chưa cung cấp khái niệm lý thuyết.

b) Phương pháp phân tích ngôn ngữ: tức là chia đối tượng ra thành những bộ phận, những khía cạnh, những mặt khác nhau... để lần lượt tìm hiểu, nhằm giúp HS nhận thức về đối tượng một cách đầy đủ, chính xác. Khi hướng dẫn HS làm bài tập, GV cho HS đọc, phân tích để nhận ra các câu được viết ra theo mẫu câu đã học. Chẳng hạn, bài tập: Ngắt đoạn dưới đây thành năm câu và chép lại cho đúng chính tả: Trên nương, mỗi người một việc người lớn thì đánh trâu ra cày các bà mẹ cúi lom khom tra ngô các cụ già nhặt cỏ, đốt lá mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm. (Tiếng Việt 3, tập 1, tr.8)

HS đã được học ba mẫu câu: Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?, GV có thể hướng dẫn các em xác định vị trí các dấu chấm trong đoạn văn trên bằng cách tìm ra các câu được viết theo mẫu đã học (Ai làm gì), mỗi câu đó sẽ được ngăn cách với nhau bằng dấu chấm(.). Với những bài tập phức tạp hơn, GV có thể cho HS vừa quan sát bằng mắt để phân tích, tìm ra các câu được viết theo mẫu đã học, vừa kết hợp với việc cho các em đọc và phân tích ngữ điệu khi đọc để lựa chọn cách đặt dấu chấm chính xác nhất. Ví dụ, bài tập ngắt câu bằng dấu thích hợp đã dẫn trên đây. GV nên hướng dẫn HS đọc lướt, tìm các câu được viết theo mẫu câu đã học Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?rồi tách riêng các câu đó ra.

Ông tôi vốn là thợ gò hàn vào loại giỏi.// có lần, chính mắt tôi đã thấy ông tán đinh đồng chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát nghiêng, nhát thẳng, nhanh đến mức tôi chỉ cảm thấy trước mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng.// ông là niềm tự hào của cả gia đình tôi.

Ngoài các câu đã xác định được theo mẫu đã học, các câu còn lại HS dùng cách đọc, căn cứ vào ngữ điệu để ngắt.

c) Phương pháp thực hành giao tiếp dựa vào chức năng giao tiếp của ngôn ngữ. Ngoài việc hướng dẫn HS vận dụng kiến thức, kỹ năng được học vào thực hiện các nhiệm vụ của quá trình giao tiếp còn cung cấp kiến thức, kỹ năng cho HS trong chính quá trình giao tiếp.

Phương pháp này có thể vận dụng để dạy các bài tập về dấu câu có ngữ liệu là các mẩu chuyện vui. GV có thể đặt HS vào một tình huống giao tiếp giả định để thực hiện yêu cầu của bài tập. Chẳng hạn, với bài tập dưới đây:

Em chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi hay dấu chấm than để điền vào từng ô trống trong truyện vui sau: Nhìn bài của bạn

Phong đi học về Thấy em rất vui, mẹ hỏi: - Hôm nay con được điểm tốt à

- Vâng Con được điểm 9 nhưng đó là nhờ con nhìn bạn Long nếu không bắt chước bạn ấy thì chắc con không được điểm cao như thế.

Mẹ ngạc nhiên:

- Sao con nhìn bài của bạn

- Nhưng thầy giáo có cấm nhìn bạn tập đâu! Chúng con thi thể dục ấy mà!

Để hướng dẫn HS làm bài tập này, GV có thể cho HS đọc theo vai hoặc đóng vai. Các lời thoại, lời dẫn chuyện phải làm sao thể hiện đúng mục đích nói của câu. Sau khi nghe được giọng nói, ngữ điệu lời nói, các em sẽ xác định được loại dấu cần đặt vào mỗi chỗ trống. Khi sử dụng phương pháp này, chúng ta đã tận dụng vốn hiểu biết về ngôn ngữ nói của HS vào dạy học dấu câu, việc học tập của HS trở nên nhẹ nhàng hơn.

2. Phương pháp dạy học dấu câu cho HS lớp 4-5 2.1. Nội dung dạy dấu câu cho HS lớp 4-5

a) Các bài học về dấu câu ở lớp 4:

ở lớp 4, HS được học về dấu hai chấm (tuần 1), dấu ngoặc kép (tuần 8), dấu gạch ngang (tuần 23) và về dấu chấm hỏi, dấu chấm, dấu chấm than qua các bài học về câu hỏi (tuần 13), câu kể (tuần 16), câu khiến (tuần 27), câu cảm (tuần 30).

b) Các bài học về dấu câu ở lớp 5:

Lên lớp 5, từ tuần 29 đến tuần 34, HS được học 8 tiết Ôn tập về dấu câu: 2 tiết về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than; 3 tiết về dấu phẩy; 1 tiết về dấu hai chấm; 1 tiết về dấu ngoặc kép và 1 tiết về dấu gạch ngang. ở lớp 5, không có bài Hình thành kiến thức mới

về dấu câu mà HS được ôn tập cách sử dụng tất cả các dấu câu được học từ lớp 2- lớp 4. Có 3 dấu câu trong hệ thống 10 dấu câu tiếng Việt chưa được đưa vào chương trình tiểu học. Đó là dấu chấm phẩy, dấu ngoặc đơn và dấu ba chấm.

Nội dung ôn tập được xây dựng dưới dạng hệ thống bài tập, bao gồm các kiểu cơ bản sau: điền dấu câu, chữa lỗi về dấu câu, phân tích tác dụng của dấu câu, lập bảng tổng kết công dụng của dấu câu, viết câu có sử dụng dấu câu cho trước.

- Bài tập điền dấu câu: ở lớp 5, kiểu bài tập này chỉ khác các lớp dưới về độ khó. Yêu cầu của các bài tập này phức tạp hơn, ngữ liệu thường là một đoạn văn hoặc một mẩu chuyện có độ dài lớn hơn ở lớp 2-3. Ví dụ, khi ôn tập về dấu chấm, dấu chấm hỏi và dấu chấm than, SGK đưa ra bài tập: Tìm dấu câu thích hợp với mỗi ô trống:

Tùng bảo Vinh: - Chơi cờ ca rô đi

- Để tớ thua à Cậu cao thủ lắm

- A Tớ cho cậu xem cái này Hay lắm

Vừa nói, Tùng vừa mở tủ lấy quyển ảnh lưu niệm gia đình đưa cho Vinh xem

ảnh chụp cậu lúc lên mấy mà nom ngộ thế

- Cậu nhầm to rồi Tớ đâu mà tớ Ông tớ đấy

- Ông cậu

- ừ Ông tớ ngày còn bé mà Ai cũng bảo tớ giống ông tớ nhất nhà

(Tiếng Việt 5, tập 2, tr.115)

- Bài tập chữa lỗi về dấu câu: cũng là loại bài tập đã xuất hiện ở lớp 2-3. Ngữ liệu của các bài tập dạng này có rất nhiều chuyện vui, thông qua các chuyện vui về việc sử dụng dấu câu sai HS tự rút kinh nghiệm và tìm ra cách sử dụng đúng.

Ví dụ, trong đoạn văn sau có ba dấu phẩy bị đặt sai vị trí. Em hãy sửa lại cho đúng. Sách Ghi - nét ghi nhận, chị Ca - rôn là người phụ nữ nặng nhất hành tinh. Ca - rôn nặng gần 700 kg nhưng lại mắc bệnh còi xương. Cuối mùa hè, năm 1994 chị phải đến cấp cứu tại một bệnh viện ở thành phố Phơ - lin, bang Mi - chi - gân, nước Mĩ. Để có thể, đưa chị đến bện viện người ta phải nhờ sự giúp đỡ của 22 nhân viên cứu hoả.

(Tiếng Việt 5, tập 2, tr. 134)

- Bài tập phân tích tác dụng của dấu câu: bài tập này cũng đã xuất hiện ở các lớp dưới nhưng ở dạng rất đơn giản, chỉ là giải thích tác dụng của một dấu câu nào đó. ở các bài Ôn tập ở lớp 5, yêu cầu của bài tập là phân tích tác dụng của nhiều dấu câu xuất hiện trong một đoạn (bài). Kết quả của bài tập chính là các vấn đề lý thuyết về tác dụng của dấu câu mà HS cần ôn tập.

Ví dụ, tìm các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẩu chuyện vui dưới đây. Cho biết mỗi dấu câu ấy được dùng để làm gì?

Một vận động viên đang tích cực luyện tập đẻ tham gia Thế vận hội. Không may, anh bị cảm nặng. Bác sĩ bảo:

- Anh sốt cao lắm! Hãy nghỉ ngơi ít ngày đã? Người bệnh hỏi:

- Thưa bác sĩ, tôi sốt bao nhiêu độ? Bác sĩ đáp:

- Bốn mươi mốt độ.

Nghe thấy thế, anh chàng ngồi phắt dậy: - Thế kỉ lục thế giới là bao nhiêu?

(Tiếng Việt 5, tập 2, tr. 110)

- Bài tập lập bảng tổng kết tác dụng của dấu câu: là loại bài tập đặc trưng của kiểu bài Ôn tập về dấu câu. Kiểu bài tập này có hai dạng: cho tác dụng và ngữ liệu, yêu cầu điền ngữ liệu vào tác dụng tương ứng; cho ngữ liệu, yêu cầu tổng kết về tác dụng. Hai dạng này chỉ khác nhau về mức độ khó dễ. Giải các bài tập này HS hệ thống hoá được kiến thức về dấu câu đã học thông qua các ngữ liệu sinh động.

Ví dụ: Xếp các ví dụ cho dưới đây vào ô thích hợp trong bảng tổng kết về dấu phẩy: a) Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng.

b)... c)...

Bảng tổng kết

Tác dụng của dấu phẩy Ví dụ

Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu ... Ngăn cách bộ phận trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ ...

Ngăn cách các vế trong câu ghép ...

(Tiếng Việt 5, tập 2, tr.124)

- Bài tập viết câu có sử dụng dấu câu đã cho: cũng như kiểu bài tập trên, kiểu bài tập viết câu có sử dụng dấu câu đã cho chỉ xuất hiện ở các bài Ôn tập về dấu câu ở lớp 5. Đây là kiểu bài tập vận dụng dấu câu trong các tình huống giao tiếp cụ thể.

Ví dụ: Viết một đoạn văn khoảng 5 câu thuật lại một phần cuộc họp của tổ em, trong đó có dùng dấu ngoặc kép để dẫn lời nói trực tiếp hoặc đánh dấu những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.

(Tiếng Việt 5, tập 2, tr. 152)

2.2. Phương pháp dạy học dấu câu ở lớp 4 -5

a) Phương pháp hình thành kiến thức về dấu câu

Mục đích các bài dạy về dấu câu ở tiểu học là dạy cho HS công dụng cuả các dấu câu, để từ đó HS sử dụng dấu câu khi viết, đọc.Vì vậy, ở các bài Hình thành kiến thức mới

về dấu câu, phần Nhận xét thường cung cấp các ngữ liệu và các câu hỏi gợi ý giúp HS phân tích tác dụng của dấu câu.

Chẳng hạn, ở bài Dấu ngoặc kép (Tiếng Việt 4, tập 1, tr. 82):

1. Những từ ngữ và câu đặt trong dấu ngoặc kép dưới đây là của ai? Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép:

Bác tự cho mình là "người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận", là "đầy tớ trung thành của nhân dân". ở Bác, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự say mê mãnh liệt. Bác nói: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành."

2. Trong đoạn văn trên, khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập? Khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm?

3. Trong khổ thơ sau, từ "lầu" được dùng với ý nghĩa gì? Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì?

Có bạn tắc kè hoa Xây "lầu" trên cây đa Rét, chơi trò đi trốn Đợi ấm trời mới ra.

Với ba bài tập của phần Nhận xét, SGK nhằm mục đích giúp HS rút ra được các ghi nhớ sau:

Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó. Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta thường phải thêm dấu hai chấm.

Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

Đối với bài dạy cụ thể này, GV hướng dẫn HS giải quyết từng bài tập một để rút ra các kiến thức cần ghi nhớ tương ứng. Với bài 1, HS sẽ thấy được các từ ngữ, câu trong ngoặc kép là của Bác Hồ, tác giả đã dùng dấu ngoặc kép để dẫn lời nói trực tiếp. Với bài 2,

HS sẽ biết được rằng, nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hoặc một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép phải thêm dấu hai chấm. Bài tập 3 giúp HS thấy được tác dụng thứ hai của dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. Các bài dạy về dấu hai chấm, dấu gạch ngang cũng tương tự như vậy. Sau khi thực hiện các bài tập hoặc trả lời các câu hỏi gợi ý HS sẽ hình thành được các kiến thức về công dụng của dấu câu.

ở mục Luyện tập của tất cả các bài dạy đều có bài tập nhận diện tác dụng của dấu câu. Ví dụ, tìm dấu gạch ngang trong mẩu chuyện dưới đây và nêu tác dụng của mỗi dấu. (Tiếng Việt 4, tập 2, Tr.46). Hoặc trong các câu sau, mỗi dấu hai chấm có tác dụng gì?

Tiếng Việt 4, tập 1, Tr.23). Sau khi giải bài tập nhận diện tác dụng dấu câu vừa mới học, HS phải thực hiện bài tập vận dụng với các dạng: điền dấu câu vào chỗ thích hợp, viết đoạn văn có sử dụng dấu câu. Chẳng hạn, ở bài Dấu ngoặc kép, bài tập vận dụng dấu câu là: Em đặt dấu ngoặc kép vào chỗ nào trong các câu sau?

a) Cả bầy ong cùng nhau xây tổ. Con nào con nấy hết sức tiết kiệm vôi vữa.

b) Trạng Quỳnh thấy có người dâng vua một mâm đào gọi là đào trường thọ thì thản nhiên lấy một quả mà ăn. Vua giận, ra lệnh chém đầu Quỳnh. Quỳnh bèn tâu:

- Tâu bệ hạ, thần thấy quả đào gọi là trường thọ mới lấy ăn, tưởng ăn vào thì được sống lâu thờ vua. Không ngờ, nuốt chưa khỏi miệng mà chết đã đến cổ. Vì vậy, xin đức vua đổi tên quả ấy là đoản thọ và trị tội kẻ xu nịnh dâng đào.

Vua nghe vậy bật cười, tha tội cho Trạng Quỳnh.

(Tiếng Việt 4, tập 2, Tr.46) ở bài Dấu gạch ngang, bài tập vận dụng là: Viết đoạn văn kể lại một cuộc nói chuyện giữa bố hoặc mẹ với em về tình hình học tập của em trong tuần qua, trong đó có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu các câu đối thoại và đánh dấu phần chú thích. (Tiếng Việt 4, tập 2, Tr.46).

Đối với các bài tập này, trước hết, GV tổ chức cho HS thực hiện, sau đó, yêu cầu HS căn cứ vào công dụng của từng dấu câu đã học tự đánh giá bài làm của mình. GV là người tổng kết và đưa ra nhận xét cuối cùng.

b) Phương pháp hướng dẫn HS thực hiện các bài tập Ôn tập dấu câu

Để ôn tập các kiến thức về dấu câu, GV tổ chức cho HS giải các bài tập trong mỗi bài. Có nhiều dạng bài tập ở các bài Ôn tập giống với bài tập thực hành dấu câu ở lớp 2 -3 nhưng phương pháp hướng dẫn HS thực hiện bài tập phải khác nhau. ở lớp 2-3, HS chưa

Một phần của tài liệu Chuyên đề dạy học từ và câu ở tiểu học (Trang 124 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w