Khi dạy nghĩa của từ cho HS tiểu học, GVcần lưu ý:

Một phần của tài liệu Chuyên đề dạy học từ và câu ở tiểu học (Trang 161 - 169)

- Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối:

3. Khi dạy nghĩa của từ cho HS tiểu học, GVcần lưu ý:

+ Tạo điều kiện cho HS quan sát sự vật, hoạt động, tính chất mà từ đó biểu thị (cho HS quan sát đồ thật, vật thật, tranh ảnh, mô hình...).

+ Đặt từ cần giải nghĩa, cần tìm hiểu nghĩa trong mối quan hệ với các từ khác trong hệ thống ngôn ngữ. Đặt từ trong câu, trong đoạn, trong bài, trong tương quan với từ gần nghĩa, từ trái nghĩa...

+ Hướng dẫn HS tập tra từ điển, hình thành cho HS ý thức và thói quen tra từ điển để tìm hiểu nghĩa từ.

+ Sử dụng biện pháp giải thích nghĩa của từ sát hợp với từng loại từ cụ thể và phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý của HS tiểu học.

4. Người học tự thực hiện.

5. Nối 1 với d, 2 với e, 3 với b, 4 với f, 5 với c, 6 với a.

c) Thông tin phản hồi cho hoạt động 3:

1. Đúng. 2. e)

3. Loại bài tập tạo ngữ nhằm luyện cho HS kỹ năng kết hợp các từ với nhau theo những qui tắc nhất định về ngữ nghĩa, ngữ pháp tạo thành các cụm từ. Còn loại bài tập tạo câu rèn luyện cho HS kỹ năng đặt câu đúng ngữ pháp.

4. Đúng.

5. Người học tự giải quyết.

d) Thông tin phản hồi cho hoạt động 4:

1. Đối chiếu với mô hình cấu trúc của biện pháp tu từ so sánh, câu ca dao trên thiếu yếu tố 2: đặc điểm so sánh. Chúng ta có thể liên tưởng:

Trẻ em tươi non như búp trên cành Trẻ em đầy sức sống như búp trên cành Trẻ em đầy hứa hẹn như búp trên cành 2. b)

3. Cách nhân hóa trong câu ca dao trên là coi đối tượng không phải là con người như con người và tâm tình trò chuyện với chúng.

4. c) 3 cách.

e) Thông tin phản hồi cho hoạt động 5:

1. Cách trình bày này mang tính hành dụng, phù hợp hơn với yêu cầu rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho HS.

2. Cần hướng dẫn HS xem xét cả về cấu tạo hình thức và nội dung ý nghĩa của tổ hợp:

- Thứ nhất, xem xét quan hệ giữa các yếu tố. Nếu quan hệ giữa các yếu tố chặt chẽ, không chia nhỏ ra được thì tổ hợp đó là từ ghép. Nếu quan hệ giữa các yếu tố lỏng lẻo, chia tách ra một cách dễ dàng thì đó là một cụm từ.

- Thứ hai, xem xét đặc điểm ý nghĩa của các tổ hợp. Nếu nghĩa của tổ hợp mang tính khái quát, tính thành ngữ thì đó là từ ghép. Nếu nghĩa của tổ hợp là phép cộng về nghĩa của các yếu tố trong tổ hợp thì đó là cụm từ.

Ví dụ: máy bay là từ ghép nhưng chim bay là cụm từ.

3. Xét tập hợp từ trên các mối quan hệ: quan hệ về nghĩa và quan hệ về âm:

Nghĩa Âm

Không

A B

Không C D

Kết quả phân loại như sau:

C: điển hình cho từ ghép, gồm: máy cày, đường ray, quần áo, ruộng vườn, nhà cửa.

B: điển hình của từ láy, gồm: xanh xanh, nhỏ nhắn, bồng bềnh, lơ lửng, gập ghềnh, réo rắt.

C: từ ghép, gồm: mùa màng, chim chóc, mặt mũi, đi đứng, tươi tốt, săn bắn, hốt hoảng, nhỏ nhẹ, bao biện, bảo bối, hoan hỉ, căn cơ, hữu hình. (vì mối quan hệ giữa các tiếng chủ yếu là quan hệ về nghĩa, còn quan hệ về âm chỉ là ngẫu nhiên).

D: từ ngẫu kết (là loại từ ghép đặc biệt, HS tiểu học không học loại từ này):bù nhìn, xà phòng, bồ hóng.

4. Đúng. 5. Sai.

g) Thông tin phản hồi cho hoạt động 6:

1.Có thể hướng dẫn HS tiểu học nhận biết một từ có nhiều nghĩa bằng cách:

- Từ nào chỉ là tên gọi của một sự vật, hiện tượng thì từ ấy chỉ có một nghĩa.

- Từ nào có thể gọi tên nhiều sự vật, hiện tượng, biểu đạt nhiều khái niệm thì được gọi là từ nhiều nghĩa.

2. Biện pháp giúp HS phân biệt từ đồng âm và từ đa nghĩa:

- Từ đồng âm là những từ chỉ các sự vật, hiện tượng khác nhau nhưng hình thức âm thanh trùng nhau một cách ngẫu nhiên. Còn từ nhiều nghĩa thực chất là một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật, hiện tượng, tính chất, đặc điểm khác nhau (ví dụ: tôi ăn cơm và tàu vào ăn than). HS tiểu học hay nhầm lẫn hai loại từ này vì chúng đều là những từ có hình thức âm thanh giống nhau. Cần hướng dẫn HS dựa vào ngữ cảnh để nhận biết nghĩa của từ đồng âm, nhiều nghĩa.

3. Đáp án a)

4. Các từ đã cho đều có một nét nghĩa chung là chỉ kích thước lớn hơn mức bình thường, nhưng xét về săc thái nghĩa và cách thức sử dụng chúng có thể chia thành:

thênh thang, bát ngát, mênh mông, bao la/ to, rộng, lớn, vĩ đại, khổng lồ, đồ sộ

5. Giúp HS hiểu rằng: một từ có thể có nhiều từ trái nghĩa, nếu như từ đó là từ nhiều nghĩa. Trong các văn cảnh khác nhau ở trên, từ lành có nhiều nghĩa khác nhau nên có thể có nhiều từ trái nghĩa.

f) Thông tin phản hồi cho hoạt động 7:

1. Khi làm bài tập thực hành về từ loại, HS thường nhầm lẫn giữa từ loại của từ với từ xét về mặt cấu tạo, GV cần giải thích cho HS hiểu: từ loại danh từ, động từ, tính từ... và từ đơn từ láy từ ghép là các lớp từ được phân loại theo những tiêu chuẩn khác nhau. Từ loại là các lớp từ được phân loại dựa vào các đặc điểm ngữ pháp: ý nghĩa khái quát và khả năng kết hợp.

Từ đơn, từ láy, từ ghép là những lớp từ được phân loại dựa theo các đặc điểm từ vựng, cụ thể là đặc điểm cấu tạo. GV cho HS nhớ lại định nghĩa về các từ loại và về từ đơn, từ phức; từ láy từ ghép để thấy được điều này.

2. GV hướng dẫn HS đặt câu hỏi để nhận diện. Chẳng hạn, kỉ niệm có thể trả lời câu hỏi

làm gì? cho nên có thể xếp là danh từ. Tuy nhiên, các từ trên đều là những từ có hiện tượng chuyển loại cho nên GV nên hướng dẫn HS đặt các từ này vào các cụm từ và câu khác nhau để có thể xác định chính xác và đầy đủ các dạng chuyển loại của chúng.

Ví dụ: a) Những kỉ niệm về tuổi học trò thật khó quên. b) Trường em kỉ niệm 35 năm ngày thành lập.

Trong ví dụ a) kỉ niệm là danh từ, trong ví dụ b) kỉ niệm là động từ.

3.Tóm tắt nội dung dạy học về từ loại được ở tiểu học (xem bảng ở trang 161, trang tiếp theo) 4. a)

5. Đúng.

Bảng tóm tắt nội dung dạy học về từ loại ở tiểu học

Từ loại ý nghĩa khái quát Chức vụ ngữ pháp Ví dụ Danh từ Là những từ chỉ sự vật CN, (là) VN xe đạp, ô tô, bàn, ghế, nhà.. Động từ Là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật VN

đi, chạy, ăn, uống, nói, cười.. Tính từ Là những từ miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật VN đẹp, xấu, trắng, đỏ, nhanh, chậm

Đại từ Là những từ dùng để xưng hô

hoặc thay thế DT, ĐT, TT CN, VN tôi, ta, họ, chúng nó, vậy, thế... Quan hệ từ Là những từ dùng để nối các từ ngữ hoặc câu biểu thị quan hệ ngữ pháp, không làm thành phầncâu và, với, hay, thì, tuy..nhưng,...

a) Thông tin phản hồi cho hoạt động 1

1. c)  2. c)  3. e) 

4. Ngoài những điểm chung, phương pháp hướng dẫn HS giải các dạng Đặt câu theo mẫu có những điểm cần lưu ý riêng:

- Đối với bài tập Sắp xếp từ thành câu, sau khi phân tích mẫu cần hướng dẫn HS lựa chọn các từ có nội dung tương hợp và có khả năng kết hợp với nhau để tạo thành câu đúng mẫu.

- Đối với bài tập Lựa chọn từ đặt câu, khi đánh giá GV nên chú ý xem xét khả năng hiểu nghĩa, sự tương hợp về sắc thái ngữ nghĩa giữa từ HS lựa chọn với đối tượng HS nói đến.

- Đối với bài tập Đặt câu theo đề tài đã cho, GV nên cho HS phát huy tính sáng tạo của từng em. Có thể cho một HS đặt nhiều câu nói về một đề tài mà các câu đó có sự liên kết với nhau tạo thành một đoạn. Như thế, sẽ có tác dụng phát huy khả năng diễn đạt ở dạng văn bản độc thoại cho HS.

b) Thông tin phản hồi cho hoạt động 2

1. c)  2. b)  3. d) 

c) Thông tin phản hồi cho hoạt động 3

1. Đúng 2. Đúng

3. Bảng tóm tắt những điểm khác nhau của ba kiểu câu kể Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? Kiểu câu Đặc điểm cấu tạo ngữ pháp Đặc điểm chức năng giao tiếp

Câu Ai là gì? có vị ngữ là tổ hợp của từ với danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm chủ vị.

dùng để định nghĩa, giới thiệu, nhận xét.

Câu Ai làm gì?

có vị ngữ là động từ; chủ ngữ thường là danh từ chỉ người hay

dùng để kể về họat động của người, động vật hoặc tĩnh vật được nhân hoá.

động vật. Câu Ai thế nào? có vị ngữ là tính từ, động từ chỉ trạng thái hoặc cụm chủ vị. dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, vật.

4. c)  5. c)  6. d) 

d) Thông tin phản hồi cho hoạt động 4

1. a) 2. f)  3. c)  4. Đúng 5. Đúng

e) Thông tin phản hồi cho hoạt động 5

1. Đúng 2. Đúng 3. e)  4. g) 

5. Câu ghép có các vế câu được nối bằng quan hệ từ (cặp quan hệ từ) và câu ghép có các vế câu được nối bằng các cặp từ hô ứng có những điểm khác nhau:

- Các câu ghép được nối bởi các quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ biểu thị ý nghĩa

nguyên nhân - kết quả, điều kiện (giả thiết) - kết quả, tương phản, tăng tiến các vế câu có thể đảo vị trí, các cặp quan hệ từ có thể tỉnh lược một yếu tố; có nhiều quan hệ từ, cặp quan hệ từ cùng biểu thị một quan hệ ý nghĩa.

- Các câu ghép có phương tiện để nối là các cặp từ hô ứng, bài tập 2, phần Nhận xét

có mục đích giúp HS thấy, khi dùng các từ hô ứng để nối các vế câu ghép thì phải dùng cả hai từ, không thể đảo trật tự các vế câu cũng như vị trí của các từ hô ứng ấy. GV phải giúp HS thấy nếu lược bỏ các từ ...vừa...đã, ...đâu...đấy thì quan hệ giữa các vế câu không còn chặt chẽ như trước, câu văn sẽ trở nên không hoàn chỉnh.

GV cần phải lưu ý HS đặc điểm này khi hướng dẫn các em nối các vế câu ghép, biến đổi câu ghép hoặc đặt câu ghép.

6. Sai.

g) Thông tin phản hồi cho hoạt động 6

1. a)  2. g) 

3. Phương pháp dạy dấu câu ở lớp 2-3 là phương pháp luyện tập thực hành, HS không được cung cấp các qui tắc lý thuyết mà chỉ thực hiện bài tập theo mẫu của GV và cảm thức ngôn ngữ tự nhiên. Vì thế, phương pháp dạy học mà GV sử dụng là rèn luyện theo mẫu, thực hành giao tiếp là chủ yếu, phương pháp phân tích ngôn ngữ được sử dụng ít hơn và chủ yếu là dựa vào mô hình của các kiểu câu.

Phương pháp dạy dấu câu ở lớp 4-5 chủ yếu là phương pháp phân tích ngôn ngữ,

bởi ở lớp 4-5, SGK cung cấp các qui tắc sử dụng dấu câu cho HS, sau đó mới tổ chức cho HS luyện tập thực hành.

h) Thông tin phản hồi cho hoạt động 7

1. Sai 2. Đúng 3. Đúng

4. Tổ hợp từ cần điền là "bài tập tình huống lời nói".

5. Sau khi điền các tổ hợp từ cần thiết sẽ thu được đoạn văn bản sau:

"Qui hình hướng dẫn HS giải bài tập thực hành về câu phân loại theo mục đích nói bao gồm 6 bước:

Bước 1: Mô tả các dữ kiện của bài tập Bước 2: Xác định lệnh của bài tập Bước 3:Thực hiện lệnh của bài tập

Bước 4: Phân tích kết quả, đối chiếu kết quả với dữ kiện và lệnh của bài tập Bước 5: Điều chỉnh, sửa chữa kết quả bài tập

Bước 6: Rút ra kết luận về kiến thức cần nhớ hoặc bài học về tạo lập câu" i) Thông tin phản hồi cho hoạt động 8

1. c) 

2. Thử thay thế các từ ngữ lặp bằng các từ ngữ khác.

3. Một đoạn văn dùng phép lặp dễ gây cho người đọc ấn tượng về sự đơn điệu trong cách biểu hiện và sự nghèo nàn về vốn từ ngữ. ở phép thế, cùng nói về một đối tượng nhưng đối

tượng này được gọi bằng các tên khác nhau, do vậy tránh được sự trùng lặp, gây cảm giac về một đoạn văn tẻ nhạt, đơn điệu. Đây là ưu điểm nổi bật của phép thế.

4. GV cho HS nhận diện trên ngữ liệu, hướng dẫn các em phân tích và nhận rõ khi nào các từ này đươc dùng nối câu với câu. Sau đó, cho HS sử dụng kiến thức đã biết vào thực hành liên kết câu hoặc phát hiện và sửa lỗi sử dụng từ nối.

1.7.Thông tin phản hồi cho hoạt động đánh giá của chủ đề 7

a) Thông tin phản hồi cho hoạt động 1

1. a) , b) , c) 2. e) 

b) Thông tin phản hồi cho hoạt động 2

1. Kết quả nghiên cứu cũng như thực tế dạy học đều cho thấy, có một só HS có khả năng nhận thức, tư duy, vốn sống và năng lực sử dụng từ ngữ nổi trội hơn các em khác. Mặt khác, những con số thống kê cũng cho thấy, các tài năng xuất hiện từ rất sớm, hơn 1/3 những người được xem là có tài năng đã là những thần đồng khi chưa đầy 10 tuổi . Vì thế, ngành giáo dục quan tâm đến các hình thức bồi dưỡng HS giỏi tiếng Việt, trong đó, chú trọng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về từ ngữ, ngữ pháp. Trong các đề thi HS giỏi, các câu hỏi, bài tập về Luyện từ và câu thường chiếm một nửa.

Mục tiêu của việc bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng từ ngữ, ngữ pháp cho HS khá, giỏi không phải là đào tạo ra các nhà ngôn ngữ học, mặc dầu trong số những HS khá, giỏi này, có những em trở thành các nhà ngôn ngữ học tài năng. Mục tiêu chính của việc làm này là bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ, khả năng tư duy, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại.

Nhiệm vụ của việc bồi dưỡng các HS khá, giỏi về Luyện từ và câu là: p hát hiện ra những HS có khả năng học giỏi Luyện từ và câu; bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng về phân môn này cho các em.

2. Người học tự giải quyết. 3. Người học tự giải quyết.

c) Thông tin phản hồi cho hoạt động 3

1. b) 

2. Các hình thức hoạt động ngoại khoá sau () có thể sử dụng hiệu quả trong dạy học

 Thi kể chuyện vui về từ và câu  Thi viết và thể hiện kịch bản

 Sưu tầm thành ngữ, tục ngữ  Làm báo tường  Sổ tay chính tả  Sổ tay sử dụng từ ngữ  Trò chơi Luyện từ và câu  Dạ hội tiếng Việt  Câu lạc bộ tiếng Việt  Ngâm thơ 3. Người học tự giải quyết.

4. Người học tự giải quyết.

Một phần của tài liệu Chuyên đề dạy học từ và câu ở tiểu học (Trang 161 - 169)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w