hợp với việc sử dụng một lời nói nào đó, ví dụ: " Hãy nêu một vài tình huống có thể dùng câu hỏi để: a) Tỏ thái độ khen, chê; b) Khẳng định, phủ định; c) Thể hiện yêu cầu, mong muốn." (Tiếng Việt 4, tập 1, tr. 143)
Bài tập tình huống lời nói là loại bài tập thể hiện rõ nhất của quan điểm dạy câu trong hoạt động giao tiếp. Loại bài tập này là điều kiện để dạy các nội dung như hành vi gián tiếp trong câu, cách giữ phép lịch sự khi đặt câu.
Bài tập nhận diện có mục tiêu củng cố kiến thức đã học là chủ yếu cho nên phải là bài tập được giải quyết đầu tiên. Khi HS đã nắm vững kiến thức cơ bản rồi, GV mới tiến hành hướng dẫn HS rèn luyện kỹ năng sử dụng.Tuy nhiên, bài tập nhận diện cũng có thể tiến hành xen giữa các bài tập vận dụng, có thể kết hợp giữa thực hành củng cố và thực hành sử dụng.
2.2.2.Phương pháp hướng dẫn HS thực hiện bài tập thực hành về câu phân loại theo mục đích nói
Xuất phát từ đặc trưng của việc dạy câu phân loại theo mục đích nói, dạy câu trong sử dụng, để giải quyết một bài tập, GV cần hướng dẫn HS thực hiện các bước sau:
Bước 1: Mô tả các dữ kiện của bài tập: HS phải thấy được bài tập cụ thể cho những dữ kiện nào và mối quan hệ giữa chúng để từ đó biết sử dụng khi thực hiện lệnh của bài tập. Để thực hiện bước này, GV cần hướng dẫn HS thực hiện các thao tác như nhắc lại, đọc thầm, nói lên... những yếu tố đã cho của bài tập.
Chẳng hạn, khi hướng dẫn HS giải bài tập nhận diện mục đích nói gián tiếp của câu: "Câu in nghiêng sau đây được dùng để làm gì?
Dỗ mãi mà em bé không nín, cô chị bảo: Em có nín đi không? "
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Câu in nghiêng thuộc kiểu câu - Câu hỏi.nào? nào?
- Câu in nghiêng thuộc kiểu câu - Câu hỏi.nào? nào? mãi không nín.
Thông qua các hoạt động trên, HS nắm được các dữ kiện mà bài tập cho là: kiểu câu (câu hỏi), vai giao tiếp chị - em, tình huống giao tiếp (em khóc, chị dỗ mãi không nín).