XÂY DỰNG NHỮNG NHÂN VẬT HÀI HƯỚC, NGHỊCH DỊ

Một phần của tài liệu cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của hồ anh thái (Trang 90 - 91)

Trong tác phẩm văn học, đặc biệt là tác phẩm tự sự, nhân vật chính là phương diện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Nhân vật là hình thức thể hiện những quan niệm của tác giả về cuộc đời và con người. Theo Giáo sư Hà Minh Đức thì “nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực” [36; 126]. Trong bài “Phong cách không phải là cái vỏ ngoài bất biến và ngoan cố”, Hồ Anh Thái đã trả lời phỏng vấn của tác giả Lê Hồng Lâm rằng: “Các công cụ văn chương mà thế giới này có, tôi đều muốn sử dụng. Đồng thời tôi là người không bằng lòng với những gì sẵn có và dễ kiếm, cho nên luôn tìm cách tạo ra những công cụ mới” [5; 225]. Anh cũng nói: “Những vở kịch, những bộ phim truyện hầu như đều mang tính phóng sự tài liệu, những tác phẩm văn xuôi đều mang tính ghi chép, kể những chuyện có thật, có nguyên mẫu. Hội hoạ và âm nhạc cũng thế. Chủ nghĩa hiện thực thô sơ đã ảnh hưởng đến chất lượng của một nền nghệ thuật. Sang thế kỷ XXI rồi, thế giới người ta đã trải nghiệm bao nhiêu phương pháp rồi, vậy mà

ở đâu đó người ta vẫn luẩn quẩn với phương pháp hiện thực thô sơ, cả những nghệ sĩ trẻ mới vào nghề cũng loanh quanh như thế” [5; 228]. Vì thế, trong việc xây dựng những nhân vật, Hồ Anh Thái đã có ý thức vận dụng những công cụ văn chương mà thế giới đang có để thoát khỏi sự vây bọc của “chủ nghĩa hiện thực thô sơ”, để vượt thoát khỏi “những tác phẩm văn xuôi đều mang tính ghi chép, kể những chuyện có thật, có nguyên mẫu”.

Một phần của tài liệu cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của hồ anh thái (Trang 90 - 91)