Đây là những nhân vật chủ yếu trong sáng tác của Hồ Anh Thái mà chúng tôi khảo sát. Những nhân vật này được gọi bằng những cái tên thậm xưng, được số hoá hoặc có khi hoàn toàn vô danh tính. Một đặc điểm rõ nhất ở loại nhân vật này là tính chất khu biệt thấp, độ mờ hóa cao và do đó chúng mang tính chất của nhân vật loại hình. Chúng tôi tạm xếp chúng vào ba nhóm theo tiêu chí nêu trên.
Thứ nhất là nhóm nhân vật mang những cái tên hoán dụ. Đây là nhóm nhân vật có số lượng đông đảo nhất mà mỗi cái tên đều đuợc tác giả gọi theo nghề nghiệp, chức vụ, ngôi thứ; quốc tịch, dân tộc hoặc theo một đặc điểm của nhân vật (biệt danh) được phóng đại lên để giễu nhại..v..v.. Đó là Ông Víp, Mađam, thằng bé hàng xóm, thằng cá, bà Cá Voi (Mười lẻ một đêm); Võ sư, ông Sử, bà Sử (Phòng khách); tay chuyên viên, bà phó, ông phó, ông người Pháp, ông viện trưởng (Sân bay); chủ tịch hội đồng giám định (Vẫn tin
vào chuyện thần tiên); Bóng Rổ (Chín Triệu, Ba Triệu, Hai Triệu và Bóng Rổ); Thá Lon, Bạch Cốt Tinh, củ tam thất (Bãi tắm); con tóc nhuộm, con chủ
nhiệm (Tự truyện); nhà quý tộc Pháp, nữ giáo viên vật lý, ông viện trưởng, ông tổ chức (Chạy quanh công viên mất một tháng); anh xe ôm, cô phóng viên, bà Mông (Anh xe ôm một chặng đường núi); Hoạ sĩ (Trại cá sấu); Trạng thị, thi sĩ đô vật (Tin thật lòng); chị nhà văn, thư ký Chơi (Chơi); Đại Dương, ông A, ông Bê, ông Xê (Cây hoàng lan hóa thành cây si); ông giám đốc (Bên đường tàu có ngôi nhà cổ); bà công đoàn, ông phó, ông nhạc nhẹ, ông thủ đô, cô cá sấu răng chìa (Cả một dây theo nhau đi); Cô phục vụ phòng (Sắp đặt); Cô Kim Kim, phó giáo sư (Diễn); galacdan, thucphamoan (Nham!); cô đồng thơ, ông thơ nổi danh, ông chánh, ông sáng tác, nữ dịch giả, cô tạp vụ (Lọt sàng xuống nia); bà Phó giám đốc, giám đốc tay chiêu,
Tiến sĩ bói toán (Cứu tinh); nữ hộ lý, tú ông - gã D, tú bà - Thị A, ma cô - gã B gã C, gái điếm Đ, L, cặp ăn sương - anh B chị L, tay cửu vạn, tốp thanh niên trấn lột (Lò con hoang)…
Thứ hai là nhóm nhân vật được số hóa. Nhóm nhân vật này chiếm số lượng chỉ sau nhóm trên mà mỗi cái tên là những số thứ tự, những con số, đại lượng nào đó được tác giả gán cho với một ý nghĩa giễu nhại nhất định. Đó là một tập hợp nhân vật mà thực chất là những ký hiệu, những mô hình là tập hợp của những tính người chung phổ biến. Giáo sư 1, Giáo sư 2 (Mười lẻ một
đêm); ông thơ 1, ông thơ 2 (Chơi) là mô hình về những trí thức “rởm” vốn
thuộc “thế hệ sau năm 1954 đi học bổ túc công nông về làm giảng viên đại học” hoặc những nghệ sĩ “đào mỏ” chuyên nghiệp, quay lưng với đời sống. Những nghiên cứu viên 1, 2, 3 (Bãi tắm) là những trí thức “lưu manh”, ở cơ quan thì vô công rỗi nghề, chỉ giỏi ngồi lê đôi mách, thêu dệt tiếu lâm công chức, ra ngoài thì giỏi “tá lả”, nhanh chóng nhập vào đội ngũ “quần xoóc cây dừa” đông đúc trên bãi biển săn tìm của lạ. Số 1, Sè 2, Sè 3, Sè 4 (Chim anh chim em) là một lũ trí thức xu thời, háo danh, sẵn sàng tất bật đáp ứng ý thích
ngông cuồng của kẻ khác. Số 1, Sè 2, Sè 3, Sè 4 trong Tê khai visa là một số trong những kẻ vọng ngoại, xếp hàng “đuôi thỏ, đuôi chồn, đuôi cáo”, lẫn trong số đông như “cái phất trần quét bụi vỉa hè sứ quán Mỹ” xin visa xuất ngoại. Chín Triệu, Ba Triệu, Hai Triệu (Chín Triệu, Ba Triệu, Hai Triệu và
Bóng Rổ) là những diễn viên được gọi tên theo mức lương nhưng chỉ giỏi mơ
mộng ảo tưởng, chạy theo những cuộc tình chớp nhoáng. Hăm Chín, Hăm Bảy, Hăm Sáu, Hăm Bốn (Tự truyện) là một loạt những cô gái quá lứa nhỡ thì chẳng mấy chốc đã chuyển từ “hăm” thành “băm” vì mải mê hóng hớt tiếu lâm công chức. Nhất, Nhị, Tam, Tứ (Bến Ôsin) và còn có thể là Ngũ…chỉ là một số gương mặt tiêu biểu cho thói háo danh, ăn cắp, lấn át chủ nhà của tầng lớp bình dân “rởm” tại những cái “bến ôsin” đa chủng loại và phức tạp trong đời sống hiện đại…
Thứ ba là nhóm nhân vật gần như hoàn toàn vô danh, không một đặc điểm nhân dạng là những gã, mụ, ông trong Tự truyện, Chơi, Chợ; những gã, chàng, nàng, anh, chị, người đàn bà, người đàn ông trong Mười lẻ một đêm, Sắp đặt, Lọt sàng xuống nia và một số tác phẩm khác.
Qua sự phân loại như trên, chúng tôi nhận thấy đa số nhân vật trong sáng tác của Hồ Anh Thái là những nhân vật được mã hóa bằng những cái tên thậm xưng, những chữ cái, những con số mà có lẽ vì người kể “chưa muốn ký hiệu con người thành những góc nhọn, góc tù”. Đó “đều là những hình tượng, hình nộm nghệ thuật về người Việt xấu xí, là những hình tượng, hình nộm về những con người không bình thường, con người đồ rởm, con người phi lý” cho dù họ là những người có chức quyền, địa vị: ông víp, bà víp, vụ trưởng, giám đốc; những trí thức, nhà khoa học: giáo sư, viện trưởng, viện phó, nghiên cứu viên… hoặc đủ mọi thành phần nghề nghiệp: nhà văn, thi sĩ, nhà báo, hoạ sĩ, diễn viên, lái xe, phục vụ, ôsin, tú ông, tú bà, ma cô, gái điếm, trấn lột; đủ mọi thành phần dân tộc, giới tính, tuổi tác: Kinh, Mèo, Tây, Mỹ, nam nữ, già, trẻ… như thể mỗi người trong số họ là một sợi chỉ trong “một bó chỉ ngũ sắc” mà người kể chuyện “thỉnh thoảng rót ra một sợi”.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, trong văn học phi lý phương Tây, một trong những thủ pháp nghệ thuật nổi bật, gây Ên tượng là việc xây dựng những nhà văn vô danh, phi xác định. Nguyên nhân sâu xa của việc xây dựng những nhân vật vô danh như thế là từ ý thức tái hiện thực trrạng phi lý của thời đại hoặc Ýt nhiều là những khủng hoảng tâm lý khiến con người mà đặc biệt là giới trí thức đã cảm nhận thấy tính phi lý trong đời sống con người. Điều này đã ảnh hưởng tới văn học tạo nên trong văn học một “kiểu con người phi lý” mà việc đặt cho chúng những cái tên dưới hình thức rút gọn, mã hóa là một thủ pháp đắc lực để nhà văn phắt biểu tư tưởng, quan niệm của mình. Với trường hợp Hồ Anh Thái, chúng tôi chưa khẳng định có hay không sự xuất hiện của “con người phi lý” trong sáng tác của anh nhưng rõ ràng trong cách đặt tên, mã hóa nhân vật của tác giả có một nỗ lực tìm tòi, đổi mới
nhằm phản ánh sự mất thăng bằng, sự nghiêng lệch của một số giá trị xã hội, sự tha hóa, băng hoại về nhân tính của con người và cả quá trình chống lại sự tha hóa Êy. Nội dung xã hội thẩm mỹ qua những cái tên nhân vật trong sáng tác của Hồ Anh Thái thực sự là những nỗi bi hài trong đời sống xã hội và một phần trong bản chất con người hôm nay. Nó là “biểu hiện có ý thức, là những hoạt động chủ động của những kẻ xấu xí, ma quái về tinh thần, về ý thức trong đời sống xã hội” [49; 370]. Xây dựng những nhân vật vô danh, mã hoá trên cơ sở học tập kinh nghiệm của văn học thế giới đồng thời thổi vào đó cảm hứng giễu nhại, Hồ Anh Thái đã tạo ra “độ mờ hóa” cao, tạo sự “giãn cách” giữa nhân vật với con người thực tại để gây Ên tượng cho người đọc khi “vẽ lên một tập hợp chân dung như thế… bắt người đọc phải cười đau như thế” và quan trọng hơn là hướng người đọc nhìn thẳng vào sự thật đời sống, vào bản chất con người trong đó có bản thân mình. Một điều quan trọng là trong cái nhìn cuộc đời thông qua một tập hợp những nhân vật vô danh, mã hóa như vậy, Hồ Anh Thái không hề bị cuốn theo “chủ nghĩa hiện thực thô sơ”, có ý bôi đen cuộc sống mà “sáng tạo ra những công cụ mặt nạ, gương soi cố ý phóng to những cái dị dạng, ma quái, trái ngược bình thường vốn có đâu đó trong đời sống hiện thực để đặt người đọc vào một (những) tình huống phi lý, giả định để cảnh báo, thức tỉnh người đọc” [49; 371]. Chúng tôi cũng xin dẫn ra nhận định của PGS.TS Lê Huy Bắc để kết luận cho những lý giải bước đầu của mình về nghệ thuật đặt tên, mã hóa nhân vật mang ý nghĩa giễu nhại của Hồ Anh Thái: “Chỉ biết để mất xuất xứ của cái tên trong văn học, tất nảy sinh sự bất bình thường trong quan hệ xã hội. Nó báo hiệu sự đổ vỡ, báo hiệu khát vọng dựng xây” [27; 88].