Khai thác những yếu tố hài hước

Một phần của tài liệu cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của hồ anh thái (Trang 96 - 102)

Cùng với cách đặt tên, mã hóa nhân vật, Hồ Anh Thái còn tập trung khai thác những yếu tố hài hước nhằm “khéo léo, nhẹ nhàng vạch ra cái mâu thuẫn, tạo ra cái cười bất ngờ, giúp người ta nhận ra sự trớ trêu của tình huống (ở đây chủ yếu là nhân vật), mỉm cuời mà phân biệt đúng sai” [39; 92]. Hài

hước (umua) là “một dạng của cái hài, có mức độ phê phán nhẹ nhàng, chủ yếu gây cười, mua vui. Trên cơ sở vạch ra sự mất hài hoà, cân dối giữa nội dung và hình thức, bản chất và hiện tượng, đặc biệt là lý tưởng và thực tế” [39; 92].

Để xây dựng những nhân vật hài hước, Hồ Anh Thái sử dụng với mật độ dày những chi tiết hài hước liên quan đến ngoại hình, ngôn ngữ và hành động của nhân vật để qua đó làm bật lên tiếng cười về nhân vật và ý nghĩa thẩm mỹ mà nó biểu đạt.

Trước hết, Hồ Anh Thái rất chú ý đến những đặc điểm ngoại hình của nhân vật ở những chi tiết mất cân đối, thiếu hài hoà nhằm làm bật ra tiếng cười hài hước. Trong Phòng khách là một tập hợp những nhân vật với đủ diện mạo, vóc dáng nhưng nổi bật nhất là vóc dáng của nhân vật võ sư với chiều cao khiêm tốn 1,55m, trong cái nhìn của học trò 1 mét 80 thì “đàn ông 1,55m là lùn lắm”, “dắt cái xe máy đi là không rõ người dắt xe hay xe dắt người” [5; 7,8]. Một cách miêu tả gợi cảm giác con người thấp hơn cả vị trí xã hội của nó, thấp hơn cả đồ vật. Một ông viện truởng viện nghiên cứu trong

Sân bay cũng chỉ “1m58 lũn cũn” bị nhân viên dắt mũi, muốn nhìn mặt nhân

viên lúc nào cũng “phải ngửa cổ lên”. Những kẻ cao to thì cũng chỉ tốt vóc dáng kiểu “tốt mã giẻ cùi” để vừa che giấu lại như vừa lột tả cái phần xấu bên trong. Đó là nhân vật người kể chuyện trong Phòng khách, mét “pho tượng mét tám” ngẩn ngơ học văn hai năm rưỡi “mới biết mình học nhầm sang môn khảo cổ học” [5; 6]. Trong Sân bay thì nhân vật người kể chuyện còn bị nhầm với một minh tinh màn bạc không phải vì anh ta đẹp trai mà vì anh ta giống kẻ sát nhân ăn cả thịt đùi người yêu trong phim “Chỉ còn lại một người”. Cũng trong truyện ngắn này, một nghiên cứu viên viện nghiên cứu thực sự là một sự mỉa mai: “Đấy, chính là gã. To cao, mặt to, chân tay to. Một thứ trẻ con tồ tồ tẹt tẹt, lớn xác 1 mét 82 nhưng đầu óc vĩnh viễn là của một thằng phụ hồ mất dạy tuổi 17… tự rêu rao mình là một con đực hoàn hảo, nhiều lần gã sồn sồn ra mồm, một cái mồm lúc nào cũng hăng xộc mùi hành tỏi” [5; 60,

61]. Trong Trại cá sấu là một họa sĩ sành điệu nhưng bất tài vô tướng, một chân dung thảm hại và đáng thương: “Nước da thâm không phải vì sắc tố da mà thâm màu lười tắm… Hoạ sĩ thấp bé nh cái dải khoai héo, khung người xộc xệch, đi đứng xiêu vẹo chỉ có chân phải dẫm vào chân trái mà tự ngã chẳng cần đồng nghiệp đểu đẩy xô ngáng khèo xin bát cơm nguội” [6; 30].

Trong sáng tác của Hồ Anh Thái, giới trẻ cũng được miêu tả là những gã thanh niên đua đòi, sành điệu. Nhân vật thằng bé hàng xóm trong Mười lẻ một đêm chỉ mới mười lăm tuổi mà bao hàm trong nó rất nhiều tính cách của

một thanh niên hư hỏng. “Cao khoảng một mét bảy mươi… Vẻ mặt muời lăm tuổi. Cái đầu xịt gôm sành điệu tuổi mười tám. Tóc nhuộm vàng vuốt gôm tua tủa dựng ngược nh đinh guốc. Cái huýt sáo lấc cấc tuổi hai mươi”. Đúng là “một chú nhóc mười lăm đang kiễng chân đua theo bọn đàn anh băng nhóm” [10; 212].

Những nhân vật nữ cũng là những bức chân dung thô kệch, xấu xí, lệch chuẩn, khác xa với hình dung của người đọc về phái đẹp. Người đọc bắt gặp bên bể bơi một bà “đồ sộ đang phăm phăm khởi động. Bét ra là chín chục cân” nên có ngay hai biệt danh “bà Cá Voi”, “bà Chín Yến” - một mối nguy hiểm với trẻ con trong bể bơi vì nếu bà xuống bể, “mực nước sẽ dềnh lên ở mức báo động số 3” Mười lẻ một đêm [10; 74]. Dù có ý thức luyện tập thể thao thì Chín Yến cũng chẳng thể vơi được lạng nào vì “cá voi cũng bơi suốt ngày ngoài đại dương nhưng không hề giảm cân” [10; 76]. Bi Bi trong Mây mưa mau tạnh, mét trong những đôi “ư ử chút chít” đầy ngập các nhà nghỉ ở

các khu du lịch với chiếc váy bị một “vệt đỏ loang rộng ở đúng vào nơi tế nhị nhất” và vết là cháy “nhăn nhúm một khoảng ở vùng ngực”. Những chi tiết Êy dự báo phẩm chất “uế tạp, dễ dãi” của cô gái còn rất trẻ Êy. Những nhân vật nữ gia đình những nghiên cứu viên 1, 2, 3, 4 trong Bãi tắm mới thật là

những chân dung đậm chất hài hước. Mẹ vợ nghiên cứu viên 2 là một “ma nữ đầu bạc” mà ông con rể quý hóa hay gọi là Bạch Cốt Tinh. Tuổi tác đã cao, vóc dáng đã tàn nhưng vẫn cố tìm lại hình ảnh thời xuân sắc bằng việc sáu lần

tắm biển thay “sáu cái áo, sáu màu sắc đi dai khác nhau” và còn là mười lăm kiểu ảnh ăn theo vào sáu lần thay áo tắm Êy. Đến như thế mà vẫn có kẻ hờn ghen mới hiểu có nhiều người xấu, đời có nhiều cái hài. Bà con gái với hình hài và nước da như “củ tam thất” chỉ vì chót chụp chung với mẹ kiểu ảnh cho khỏi phật lòng mà thành rắc rối vì “bà Bạch Cốt Tinh mừng rú, ảnh nào của bà cũng đẹp hơn, trẻ hơn. Củ Tam Thất thì càng xem ảnh càng tím tái cả người, chả còn chỗ mà tím tái hơn được nữa” [5; 109]. Dẫu có được tác giả đổ lỗi cho kỹ thuật chụp ảnh ngược sáng thì người đọc vẫn “chỉ thấy một cái rễ cây bụ bẫm đen đen trên nền biển xanh lơ”. Cô con gái “uất quá, dứt khoát không lấy ảnh, dứt khoát không trả tiền, mồm cứ nhai nhải ảnh xấu quá, xấu quá”. Gã thợ ảnh không vừa đã đốp trả: “mặt nh mặt chó mà còn đòi ảnh đẹp”. Nghe những nhân vật tự bêu xấu nhau, người đọc có được những phút cười nghiêng ngả. Ở chỗ khác, một mađam, vợ “ông đại sứ” có hình dung chẳng giống ai: “đầu phi dê, hai hàm răng hạt na đen nhức”, đến chỗ cửa hàng cửa hiệu “bà phải mủm mỉm chúm chím, khi cười không để lộ răng. Chúm chím mãi thành quen, bây giờ môi bà lúc nào cũng mấp máy nh ăn mít dính nhựa” Mười lẻ một đêm [10; 180]. Dẫu sao cái nhìn của Hồ Anh Thái đối với những nhân vật như thế mới chỉ dừng ở mức tạo ra tiếng cười hài hước chứ chưa tạo cho người đọc Ên tượng phản cảm.

Cùng với những chi tiết ngoại hình đầy hài hước, Hồ Anh Thái còn chú ý khai thác những chi tiết ngôn ngữ, hành động, đặc điểm tính cách của nhân vật để phác họa nên những bức chân dung hài hước về con người một cách đầy đủ hơn. Ngay ở thời kỳ đầu, trong truyện ngắn Những cuộc kiếm tìm, từ góc nhìn của một chàng trai trẻ tinh nghịch, hóm hỉnh, Hồ Anh Thái đã dựng lên bức chân dung sinh động về một cô tiểu thư “ngoại quốc nửa người”, rỗng tuếch, giả dối đến sống sượng qua từng lời nói, cử chỉ, điệu bộ. Có đến hơn tám lần cô tiểu thư Êy thốt lên những câu cảm thán đầy vẻ ngạc nhiên: “úi giời thế á”, “úi giời Li vô ý quá”, “úi giời, đã gần 10 giờ”, “thương ơi là thương”, “úi giời thương quá”, “ui giời sát sinh”… Những cái “giật mình”,

những câu “xuýt xoa” rất kịch mà ngay từ đầu chàng trai đã nhận ra khi vừa bước đến tư gia của cô gái: “Tôi và Hạnh đã đứng trước cửa, cô gái vẫn xoay lưng về phía chúng tôi, như đang tìm kiếm cái gì trên vòm lá muỗm… Cô gái giật mình một cái rất kịch trước khi quay lại rồi còn mở tròn cặp mắt to, tá ý mừng rỡ một cách thái quá: úi giời thế á?” [9; 8, 9]. Khá giống với Ê Li, cô Rose Hồng trong Phòng khách cũng có cái giọng chơn chớt, ngọng nghịu, ẽo ợt “em là người Mỹ nhưng em tên là Hồng”. Cái giọng “Tây mắm tôm” của cô gái này đã Ýt nhiều gây ra sự phản cảm đối với người đọc về cái chất giả nai, giả ngoại đằng sau ngôn từ Êy.

Đó còn là những bức chân dung hí hoạ về các quý ông, quý bà, giới công chức trí thức. Ông Sử trong Phòng khách có tật đánh trung tiện, hay ăn cắp vặt và hết sức nhố nhăng, đạo đức giả. Với vợ thì ton hót, nịnh đầm, mỗi khi vợ nói thì nhâu nhâu phụ họa “bà quăng ra một câu, ông đớp lấy, rắc thêm một tính từ làm gia vị”. Cả ông cả bà đã già nhưng “bà váy ngắn, ông quần bò, đi đâu cũng ríu rít cốm non nh liên đội phổ thông cơ sở”. Thói nịnh đầm của ông Sử đã là thứ bản tính vì chỉ sau tám tháng vợ chết, ông lại xoen xoét nịnh một cô Tây giả cầy: “Em là người Mỹ nhưng em tên là Hồng. Yêu nhất cái chữ nhưng Êy, ông bảo” [5; 16, 18]. Nhà quý tộc Pháp trong Chạy quanh

công viên mất một tháng luôn miệng “văng tục đờ nọ đờ kia toé loe cả ra.

Quý tộc Pháp đờ cả trời đất, đờ cả tổ tiên cụ kị của tất cả những thằng ngu” [5; 177]. Ông Đại Dương, cái tên “không phải vì yêu biển lớn mà có nghĩa là con dê to”, người đã ra tay cứu đồng nghiệp nữ trong một cuộc đánh ghen bằng một cách chưa từng có trong lịch sử “anh hùng cứu mỹ nhân”: “ông Dê To đi vòng ra sau cái phao câu đang chổng lên của bà Hoạn Thư, thò tay vào giữa hai chân bà ta thành thạo làm động tác móc lốp”. “Miếng võ cứu người” hiệu quả của ông ta xuất phát từ cái bản chất “bị coi là bệnh hoạn, các nữ đồng nghiệp ai cũng bị ông lợi dụng sờ mó đụng chạm”. Vậy mà về sau, miếng võ Êy lại được cánh đàn ông trong cơ quan học hỏi nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm” Cây hoàng lan hóa thành cây si [6; 114, 115].

Bên cạnh đám đàn ông thô lỗ, tục tằn Êy là một phụ nữ trẻ trung, hồn nhiên có cái tên thật Ên tượng là Thỏ Lon. Khi tìm hiểu kỹ cái tên cô công đoàn trong Bãi tắm, người đọc mới té ngửa người bởi nó được mã hóa bởi hai đặc điểm chết người của cô: hồn nhiên và hôi nách. Đến cơ quan muộn, hồn nhiên: ngủ quên, tắc đường; không rửa chén, pha trà, hồn nhiên: cháu không uống nước chè, uống nước chè hại tim. Đến cơ quan “đứng chắn trước lối ra vào cửa mở toang”, bị nói kháy, nói móc: “chao ôi cơn gió cái”, “cô kia mặc lụa Hà Đông, đứng ra trước gió tôi trông rõ… rồi”. Thế mà vẫn đứng nguyên không hiểu gì. Hồn nhiên thành một thứ bệnh. Cô còn bị hôi nách nên cái “mùi hành tây ủng ủ trong đống rác nhiệt đới trước những cổng chợ được mã hóa thành Thỏ Lon. Chữ Thá Lon hợp với một cô gái hồn nhiên hơn” [5; 104].

Giới nghệ sĩ cũng được miêu tả qua những nhân vật chứa đầy những chi tiết hài hước. Đó là hình ảnh ông thơ nổi danh “tiếng thơm phưng phức mấy chục năm qua giờ móm hết, biếu gì ông cũng không ăn” thành ra xấu tính, tục tĩu, chửi bới lung tung. “ông móm, lại ham nói, nước bọt cứ sùi ra hai bên mép như nòng nọc… ông chửi thơ người này thối thơ người kia khắm. Cả hội viên lẫn mon men hội viên ai còng kinh, thấy ông từ xa là tất cả thành thợ lặn” Lọt sàng xuống nia [7; 263]. Ông sáng tác không móm như ông nổi danh nên ông cư xử có mẹo, “gặp ai còng khen. Tuyệt vời ôi tuyệt vời” vừa không mất lòng ai lại vừa “có chầu, có chén, có chơi. Đủ vành đủ vẻ”. Ông thơ 1 trong Chơi có phần bệ rạc hơn: “ông đi xe hơi của con trai đên, đũng quần ướt đẫm khai mù, răng lợi xiên xẹo giắt đầy lá hành nhánh tỏi”. Như một con bệnh mất trí nhớ, ông vẫn hăng hái tuyên ngôn “chả bao giờ ông sáng tác sung sức như bây giờ” [6; 93]. Một chỗ khác là anh chàng họa sĩ trong

Trại cá sấu mỗi lần mở miệng “là một cục nước bọt bắn toé ra trúng đâu thì

trúng”. Sự thô bỉ của anh chàng nọ bị đẩy lên cao độ bằng một chuỗi hành vi bất lịch sự, bẩn rợn người của gã: “một cục thong thả tìm chỗ đậu trên má Cá Sấu 2… chàng thản nhiên lấy mu bàn tay quệt ngang lau sạch má cho nàng.

Lát sau cục nữa. Lại lau. Cục nữa. Lại lau” [6; 29]. Vậy mà cô Cá Sấu còn “ngấm ngầm hãnh diện mình được chàng cư xử âu yếm”. Thật là “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”!

Xây dựng những nhân vật từ việc khai thác những yếu tố hài hước, Hồ Anh Thái đã tạo được những bức chân dung đa dạng, nhiều vẻ về con người từ khía cạnh hài hước, đáng cười của nó. Đằng sau những tiếng cười hài hước Êy, người đọc nhận ra những thói hư, tật xấu của con người mà mỗi người trong chóng ta đã đang và sẽ còn gặp gỡ trong đời thường hàng ngày. Dù vô danh hay được mã hóa thì những nhân vật Êy vẫn trở nên chân thực một cách không ngờ. Nó chân thực vì nó là một phần của hiện thực đời sống và vì nó còn là tài năng của chính nhà văn.

Một phần của tài liệu cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của hồ anh thái (Trang 96 - 102)