Trong việc sử dụng ngôn ngữ hiện đại tươi mới để đưa vào tác phẩm, Hồ Anh Thái đã chú ý vận dụng thành ngữ tục ngữ nhằm làm tăng hiệu quả giễu nhại. Trong sáng tác của mình, anh đã sáng tạo ra nhiều thành ngữ, tục ngữ hiện đại từ vốn từ ngữ hàng ngày và những thành ngữ, tục ngữ đã có để thể hiện thứ ngôn ngữ trong giao tiếp của một bộ phận người mà chủ yếu là tầng lớp thị dân và công chức. Trong Mười lẻ một đêm, Hồ Anh Thái đã sử dụng với mật độ cao những thành ngữ, tục ngữ kiểu này để nói về sự phổ biến của tệ nạn mại dâm, lối sống buông thả của một bộ phận người trong xã hội: “ngủ Gia Lâm, đâm Thái Hà”, “chó Nhật Tân vần Hồ Tây”, “giá áo lên cao giá quần tụt xuống, điện thoại di động để chế độ rung quần để chế độ treo”, “nước non đâu cũng là nhà, quê hương đâu cũng gọi là vòm chơi”… Thậm
chí tác giả còn dùng thành ngữ “chim để ngoài quần” để gắn biệt danh cho anh chàng hoạ sỹ Chuối Hột theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Để chỉ mối quan hệ bất chính thiếu lành mạnh của giới công chức, tác giả dùng những thành ngữ hạ thấp đối tượng: “gà lạc”, “gà ăn thịt gà”, “chị viện phó em khó nhằn”, “chị viện phó em chó què”. Những kẻ “tiết hạnh khả nghi” Êy vẫn còn tự hài hước về hành vi của mình: “Lập Bảo bên kia nát một đời hoa thì bên này lụn ba đời chuối, trạng chết thì chúa cũng chết” [5; 66]. Trong Mây mưa
mau tạnh, một chành thanh niên còn rất trẻ đã bộc lộ quan điểm hời hợt, dễ
dãi của mình về tình yêu trong lời đối đáp: “chú tưởng chúng mày yêu nhau? Có mà yêu cá trong niêu cho mèo tiêu một bữa” [5; 124]. Một bà mẹ tuổi đã cao nhưng “càng già càng dẻo càng dai, bế cháu kêu nặng cõng trai trèo tường” bởi với bà đang là lúc “duyên lặn vào trong bong hết ra ngoài” và cũng còn vì “con chăm cha không bằng bà chăm ông, con chăm mẹ không bằng ông ké chăm bà già” Cây hoàng lan… [6; 115]. Cũng có lúc sự hài hước chợt lắng lại khi anh nói về lòng tham của những ông Víp, bà Víp bằng cách vận dụng câu tục ngữ “có voi đòi tiên” để sáng tạo ra một tục ngữ mới: “đời bảo được voi thì đòi Hai Bà Trưng” Mười lẻ một đêm [10; 187]. Để giễu sự phá phách của những cậu Êm cô chiêu, anh dùng thành ngữ “cha mẹ ki kóp cho cọp con xơi” Chơi [6 ;76]. Mét anh lái xe mất viêc trở thành anh xe ôm hài hước, vui tính đã tự hoạ về mình “bây giờ anh đi xe ôm uống bia hơi bù cho ngày Êy đi xe hơi uống bia ôm” Anh xe ôm… [6; 12]. Anh còn giễu sự “hữu danh vô thực” của các nhà thơ khi viết: “một kẻ làm thơ cả họ bơ phờ” [6; 117].
Bên cạnh việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ và sáng tạo ra những thành ngữ mới, Hồ Anh Thái còn sử dụng thủ pháp chơi chữ. Một ông quyền vụ trưởng trong Mười lẻ một đêm mấy năm “không cắt được cu” đã được một Mađam gọi điện cho ông thứ trưởng phụ trách lưu ý “cắt cu cho ông”. Người đọc bật cười khi tác giả khai thác sự đồng âm khác nghĩa của cái chữ q trong cụm từ “Q. vụ trưởng”. Bà vợ ông Sử trong Phòng khách cùng chồng xuất
ngoại đã phân trần với những người nhờ mang quà cho người thân của họ: “bà vẩy tay về phía cái va li chật cứng bảo còn chỗ đâu mà đút, nếu còn chỗ thì
chị cho các em đút chứ chị tiếc gì. Đám người không còn chỗ đút rót lui ê chề”. Vậy mà nhân vật người kể chuyện vẫn toại nguyện mong muốn của mình vì “rốt cục bà vẫn còn chỗ để đút” [5; 14]. Cái ỡm ờ trong cách dùng từ một cách cố ý của tác giả đã tạo ra tiếng cười nhờ sự liên tưởng của người nghe, người đọc. Tương tự nh vậy, cô Diệu (Chim anh chim em) mê chim nên có thới quen “đến nhà nào có chim cũng nằng nặc đòi xem chim ngay”. Đi công tác còn gọi điện về hỏi con “chim mẹ thế nào, chim mẹ chết rồi”. Thế nhưng “có mỗi con chim quý nhất thì để nó bay đi Đức”, đến mức ông Thiển cũng phải tiếc rẻ “ôi cái con chim ngu ngơ phải đi tìm kiếm vô vọng đâu đâu ở tận nước Đức” [5; 139]. Khi giễu nhại thực trạng văn hóa, y tế, giáo dục, giao thông, tác giả đã mượn lời một công chức mẫn cán bày tỏ nhiệt huyết trước tình hình đất nước: “Từ truyền hình văn hóa tầm thường bình dân cho đến giáo dục tuỳ tiện, từ y tế không nhân đến giao thông nhân chi chít” Cây
hoàng lan… [6; 118]. Đám “trí thức hễ thiếu trò vui sẽ thành trí ngủ” bởi họ
suốt ngày ngồi lê, tán gẫu, sưu tầm tiếu lâm công sở (Diễn). Một nữ dịch giả được kết nạp vào hội thơ, mừng quá theo thãi quen nghề nghiệp sổ ra câu tiếng Anh “go go” (vào hết cả đi) mà thành tiếng chó sủa “gâu gâu” (Lọt sàng
xuống nia). Một cô vợ được tiếng là “vô tư duyên dáng” nhưng trong mắt anh
chồng ưa đùa cợt đã trở thành “vô duyên”… Quả thực dưới bàn tay “người thợ chữ” Hồ Anh Thái, ngôn ngữ tiếng Việt trở nên sinh động, linh hoạt và đa nghĩa. Nó góp phần giúp tác giả diễn tả thật hết cái ý nghĩa hài hước của mỗi hình tượng nghệ thuật.
Qua những phân tích trên đây, chúng ta nhận thấy ngôn ngữ nghệ thuật của Hồ Anh Thái thực sự là thứ ngôn ngữ mới mẻ, hiện đại, là thứ ngôn ngữ của đời sống hôm nay. Nó cũng được nhào nặn lên từ kho ngôn ngữ dân gian mang đậm tính cách hài hước, vui nhộn và không kém phần thâm thuý sâu xa mà dân gian đã đúc kết trong những thành ngữ, tục ngữ. Cách chơi chữ của
Hồ Anh Thái cũng rất hiện đại. Tất cả đã tạo nên trong sáng tác của anh một thứ ngôn ngữ chứa đựng sự thông minh, hóm hỉnh, hài hước và cả sự đáo để, chua cay. Cùng với sự mới mẻ của giọng điệu, ngôn ngữ văn chương của Hồ Anh Thái đã góp phần thể hiện tốt nhất cảm hứng giễu nhại của tác giả về những vấn đề tồn tại của đời sống và con người hôm nay. Đồng thời nó cũng thể hiện sự tìm tòi đổi mới của anh về nghệ thuật văn chương.
kết luận
Hồ Anh Thái thực sự là người yêu văn chương bởi trên con đường học vấn, chính trị thênh thang, anh đã chọn văn chương làm niềm vui nỗi buồn, sự trăn trở và hơn cả là một thứ “nghiệp chướng” mà anh từng nói. Là một trong những người cổ vũ mạnh mẽ cho sự đổi mới văn học nói chung, văn xuôi nói riêng trên tinh thần dân chủ bằng cả trái tim, tài năng và sự nỗ lực tìm tòi đổi mới không ngừng nghỉ. Cho đến nay, Hồ Anh Thái đã có trong tay một sự nghiệp đáng nể với nhiều tác phẩm có giá trị thuộc nhiều thể loại. Qua nghiên cứu đề tài Cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của Hồ Anh Thái, chúng tôi xin rót ra một số kết luận nh sau:
1. Trong xu hướng đổi mới văn xuôi sau năm 1975, Hồ Anh Thái là một trong những nhà văn mạnh dạn phơi bày sự thật trần trụi của đời sống đất nước trong thời kỳ đổi mới. Bằng cảm hứng giễu nhại chủ đạo, ngòi bút của Hồ Anh Thái đã lật tẩy những cái tiêu cực, những tệ nạn của xã hội, những nguy cơ làm biến dạng và tha hóa đối với con người luôn tiềm Èn trong môi trường sống của con người. Hồ Anh Thái cũng phơi bày sự thật trong những góc khuất của đời sống công chức, trí thức; những mảng tối của các lĩnh vực văn hoá, khoa học giáo dục, văn chương nghệ thuật. Từ cái nhìn chân thực
như thế, Hồ Anh Thái muốn nên lên quan niệm của mình: Cuộc đời như một cái nhà cười mà khi bước vào đó, mỗi người trong chóng ta đều phải bật cười vì những cái hài hước, đáng cười. Nhưng sự thật về những điều lố bịch, xấu xa, phi lý... nghiễm nhiên tồn tại trong đời sống khiến người đọc chợt thấy chạnh buồn, xót xa và chua chát. Trong hầu hết tác phẩm của anh, tiếng cười là chủ đạo bởi anh đã thấu hiểu triết lý đạo Phật “cuộc đời là bể khổ”. Vì đã giác ngộ chân lý Êy mà anh đã biến tứ đại khổ “Sinh - Lão - Bệnh - Tử” thành “bốn lối vào nhà cười” mà anh đã lát trên đó những viên đá hoạt kê. Từ quan niệm của Hồ Anh Thái bừng lên một triết lý nhân sinh: Dù cuộc sống không phải lúc nào cũng tươi tốt nhưng nếu thiếu vắng tiếng cười thì cuộc sống này sẽ “khô héo hơn cọng rơm khô” mà thôi.
2. Cùng với việc mở rộng bình diện khám phá hiện thực đời sống, cảm hứng giễu nhại còn dẫn dắt tác giả đi sâu khám phá bản chất bên trong của con người để khơi ra trong đó những tồn tại, hạn chế mà không phải lúc nào con người cũng đủ tỉnh táo và bản lĩnh để thấu suốt. Cái ác, thói sùng ngoại, háo danh, thực dụng và phần tự nhiên bản năng của con người luôn tồn tại trong mỗi con người. Chỉ có điều nó trở nên rõ nét hơn trong hành vi ứng xử của con người với tập thể, cộng đồng ở thời điểm hiện tại trong cái bề bộn, ngổn ngang của đời sống hiện đại. Khi nói về điều này, cảm hứng giễu nhại của Hồ Anh Thái không còn có những tiếng cười thoải mái mà nh đằm hơn, sâu hơn thậm chí có lúc anh đã khiến người đọc phải rùng mình ghê sợ. Trong cái nhìn của anh, chóng ta nhận thấy một sự cảnh tỉnh, thức tỉnh mạnh mẽ. Chính vì thế, dù phải đắng đót, chua cay thì người đọc vẫn ghi nhận một điều ở anh là niềm tin không bao giờ vơi cạn vào con người. Điều đó giúp anh có được sự tự tin cần thiÕt vào ngòi bút, vào nghề văn của mình.
3. Không chỉ chi phối mạnh mẽ đối với quan niệm của nhà văn về đời sống và con người hôm nay, cảm hứng giễu nhại còn thâm nhập sâu vào các yếu tố nghệ thuật trong tác phẩm của Hồ Anh Thái. Biểu hiện rõ nhất của sự thâm nhập Êy là ở nghệ thuật xây dựng nhân vật, giọng điệu và ngôn ngữ
nghệ thuật. Dù vẫn sử dụng những cách xây dựng nhân vật truyền thống là khai thác các chi tiết ngoại hình, ngôn ngữ, hành động của nhân vật nhưng trong sáng tác của Hồ Anh Thái, những chi tiết Êy đều chứa đựng sự hài hước hoặc cao hơn là sự nghịch dị. Nhờ cách xây dựng nhân vật Êy, Hồ Anh Thái đã tạo nên trong tác phẩm của mình những bức chân dung hí hoạ, biếm hoạ sắc nét và sinh động về con người. Đúng nh tác giả từng nói: Mỗi nhân vật Êy là một sợi chỉ trong “một bó chỉ ngũ sắc” mà người kể chuyện “thỉnh thoảng rót ra một sợi” để gây cười, gây đau và gây hấn với độc giả. Một điểm mới trong xây dựng nhân vật của Hồ Anh Thái là cách đặt tên, mã hóa nhân vật. Từ sự tìm tòi, đổi mới, tác giả đã tạo ra “những công cụ mặt nạ, gương soi”, một kiểu hoá trang để làm bật nên những cái hài hước, lố bịch, dị dạng, ma quái tồn tại trong cuộc sống này mà “nhại giọng chua cay của người này người khác theo lối tỉnh táo mà thấy rằng cả cái thực tại Êy, cả cái giọng chua cay Êy đều đi đến một kết cục tất yếu, hư vô và tức cười của kiếp người”, mà cảnh báo và thức tỉnh người đọc.
Giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật của Hồ Anh Thái cũng có sự đổi mới. Giọng điệu hài hước, hóm hỉnh, chua xót phẫn uất và cay đắng triết lý vừa nh tách bạch khi gắn với từng đối tượng giễu nhại lại vừa đan quyện, xuyên thấm vào nhau trong mỗi tác phẩm. Sự kết hợp Êy đã tạo ra chất giọng mới mẻ, linh hoạt, uyển chuyển nhằm chuyển tải tốt nhất thái độ tình cảm của nhà văn đối với từng đối tượng miêu tả giúp anh khám phá cuộc sống và con người ở từng cung bậc ý nghĩa giễu nhại khác nhau. Nó cũng giúp anh có được cái nhìn lại cần thiết mà mỗi nhà văn cần có khi hoà mình vào con đường văn học trong tiến trình đổi mới. Bên cạnh đó, ngôn ngữ nghệ thuật của Hồ Anh Thái thực sự là thứ ngôn ngữ hiện đại, đa nghĩa và giàu hình ảnh. Sử dụng ngôn ngữ Êy để miêu tả hiện thực ngổn ngang, bề bộn của đời sống, Hồ Anh Thái đã sáng tạo nên một thứ ngôn ngữ sống động, đầy cá tính. Tác giả đặc biệt chú ý vận dụng thành ngữ, tục ngữ và chơi chữ trên cơ sở nhào nặn từ kho ngôn ngữ dân tộc mang đậm nét tính cách người Việt để làm rõ
nội dung giễu nhại trong sáng tác của mình đồng thời góp phần làm mới bản thân ngôn ngữ.
Với tất cả sự nỗ lực, tài năng và tâm huyết của mình, Hồ Anh Thái đã đang và sẽ tiếp tục gặt hái được những thành công trên hành trình văn chương đầy khó khăn, thử thách. Cùng với các nhà văn đầy triển vọng thuộc thế hệ thứ tư, Hồ Anh Thái góp phần xứng đáng vào những bước tiến mới của văn xuôi nói riêng, văn học nước nhà nói chung trên con đường đổi mới.
thư mục tài liệu