Giọng chua xót, phẫn uất

Một phần của tài liệu cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của hồ anh thái (Trang 111 - 115)

Bên cạnh chất giọng chủ đạo trên đây, tuỳ thuộc vào đối tượng phản ánh và thái độ cảm xúc mà nhiều khi người đọc còn nhận thấy ở Hồ Anh Thái chất giọng chua xót và phẫn uất. Cuộc sống có nhiều điều đáng cười song cũng không thiếu những điều khiến người ta cười xong còn sót lại cả dư vị chua chát, xót xa và phẫn uất. Không chỉ đem đến cho người đọc một hiện thực với những điều nh thế, Hồ Anh Thái còn cố gắng diễn tả chúng bằng giọng điệu phù hợp của lời văn. Điều này càng về sau càng thể hiện rõ hơn trong sáng tác của anh.

Trong Món tái dê, truyện ngắn được in lần đầu trong tập Mảnh vỡ đàn

ông Hồ Anh Thái đã mượn giọng của nhân vật để lật tẩy cái bản chất xấu xa

của con người mà thực chất là những “con vật người”. Sau một hồi tranh luận với chồng về xã hội người - “xã hội loài dê”, cô vợ Hốt đã thẳng thừng kết luận: “Với dê đực tôi gọi là bác, là chú, là anh, là em. Với dê cái, tôi gọi là cô, là chị. Còn với lũ dê ngày nào cũng chở từ ngoại thành vào bán cho khách sạn lại là chuyện khác. Tôi chọc tiết một con, thấy vẻ mặt nó giống hệt lão giám đốc công ty không ký quyết định cho tôi đi tham quan ở Pháp. Tôi lột da và pha thịt một con, giống con mụ tổ chức không tiếp nhận em tôi vào cơ quan. Tôi làm món tái dê từ thịt của cái thằng dê cụ phó chủ nhiệm khách sạn…” [9; 255]. Qua lời kết luận nh những bản án dành cho lũ “người vật” bằng sự hả hê nh trút hận của nhân vật, người đọc nhận thấy một sự chua xót cho bản chất con người vốn được nguỵ trang sau cái danh con người. Trong Mười lẻ

một đêm, người đọc có thể thoải mái, hả hê trong những tràng cười không dứt

nhưng đôi lúc cũng bị tác giả “chơi khăm” bằng những “cái cười ra nước mắt”. Đó là khi anh giễu mốt nuôi bồ của cánh đàn ông thời nay, đặc biệt là những người thành đạt. Cái máu “năm thê bảy thiếp” gặp thời đổi mới “nhảy dựng dậy”, đến mức “thêm một cô bồ là thêm một tấm mề đay phô trương trên ngực”. Sự xót xa bật lên sau lời nửa trực tiếp đầy toan tính: “Các anh tính kỹ rồi. Nuôi bồ cũng chỉ tốn nh đi chơi cave. Tổng số tiền cho bồ một năm tính ra chỉ bằng đi cave một năm Êy. Xong mét hai năm chán nhau, anh em mình ai đi đường nấy, anh ngồi hạch toán lại không thấy thiệt đi đâu cả” [10; 120]. Đó còn là khi giọng văn của anh muốn khui thật sâu, lật thật hết cái tức cười, chua chát trong hành vi vô văn hóa của một vị giáo sư tham ăn tục uống: “Kinh khủng. Không còn lạ gì mà vẫn thấy khủng khiếp. Nhà văn hóa lớn đang vục đầu vào ăn. Nhai chòm chọp chèm chẹp. Những cái đĩa lớn đựng thức ăn chung cho bao nhiêu người, giờ chỉ có một mình ông vung vẩy công phá. Dao ăn của ông xía vào cắt cả miếng thịt to nh con lợn sữa. Dĩa ăn của ông ba ngạnh xiên hết miếng này đến miếng kia. Cái đinh ba Trư Bát

Giới. Cả một vùng bán kính một mét vuông quanh chỗ ông ngồi, món ăn đã bị cày bừa lật gạt bốc bải ngổn ngang” [10; 202, 203]. Với người Việt bình thường thì “miếng ăn là miếng nhục” tức là sự sỉ nhục nhưng với “nhà văn hóa lớn” Êy, có khi “miếng nhục là miếng thịt”, thậm chí là miếng thịt to.

Tập tuyện ngắn Tự sù 265 ngày viết về đời sống công chức, cũng có không Ýt truyện mà trong đó giọng chua xót, phẫn uất nổi nên nh một chất giọng chính. Khi thì anh giễu sự bất bình đẳng, sự kỳ thị trong đối xử đối với những người không cùng quốc tịch ở một sân bay Âu Mỹ nào đó: “kiều bào đã mang quốc tịch bình đẳng với người da trắng bản xứ, nhưng kiều bào phải được an ninh cửa khẩu chăm sóc chu đáo hơn. Đám da trắng bản địa không ai thèm ngó ngàng chỉ được soi đồ qua máy rồi nhanh chóng thui thủi lên máy bay” [5; 59]. Có khi tác giả không giấu được sự phẫn uất đằng sau giọng văn lạnh lùng nh vô cảm trước sự giáo điều, bệnh thành tích của những kẻ đã bắt hai nữ biệt động thành diễn lại kỳ tích mà họ lập được trong chiến trận năm xưa. Kỳ tích của người anh hùng bỗng chốc trở thành trò hề của kẻ thất bại: “Ai cũng trầm trồ về cú bay người phi thường trên lầu cao của hai cô. Nhưng hành động phi thường là thứ không thể diễn lại được. Người ta để cho hai cô chạy qua một cái bờ tường trên lầu ba, biểu diễn lại trước bao nhiêu quan khách đồng đội bà con. Giá như bên dưới kia là quân thù và súng đạn của chúng thì có lẽ hai cô đã chạy qua được một lần nữa. Cuộc biểu diễn không thành, nhiều người đến an ủi nhưng dì Năm tủi thân mắc cỡ như chính mình đã chủ ý tung ra chuyện hoang đường nọ” [5; 200]. Trong Chim anh chim

em, chỉ một đoạn độc thoại của Diệu khi nghĩ lại chuyện cạnh tranh chơi chim

với ông Thiển đồng nghiệp, người đọc đủ nhận thấy thực chất mối quan hệ của những công chức thời nay: “Lúc ông còn sống, ngày nào ông với Diệu cũng chành choẹ chim anh chim em. Chim anh nhá. Chim tôi nhỏ nhưng chim tôi văn nghệ. Chim cô to nhưng vừa câm vừa điếc. Có mỗi con chim quý nhất thì để nó bay đi Đức. Lúc Êy Diệu chỉ muốn ông Thiển lăn đùng ra cấm khẩu. Chỉ mong lấy cái thước trên mặt bàn vụt một cái cho văng cái hàm răng đang

lộn lên lộn xuống trong mồm ông ra” [5; 137]. Hồ Anh Thái cũng thường sử dụng giọng nhân vật trong đối thoại để làm bật ra tiếng cười chua chát. Bi Bi trong Mây mưa mau tạnh là cô gái trẻ luôn tỏ ra đoan chính khi tranh cãi về chữ trinh, “xưng xưng dè bỉu những gã đàn ông phong tình nhăng nhít, những người đàn bà uế tạp dễ dãi, những con người giả dối vô đạo” nhưng thực sự thì cô ta cũng chỉ là “mỏ dầu khí ở thềm lục địa đã có kẻ tới khai thác từ lâu, chẳng kiêu sa báu bở gì đâu” [5; 126]. Đấy là những lời mà Bạo đã ném thẳng vào mặt người yêu vì với Bạo, cô ta vừa mới khóc sướt mướt khi bị phụ tình nhưng ngay đấy đã đê mê trong vòng tay một gã trai khác. Nhân vật người kể chuyện như một kẻ ngơ ngẩn, đi hết bất ngờ này đến bất ngờ khác về những lọc lừa, giả dối qua lời kể của Bạo. Trước một hiện thực với đầy rẫy những xác tín bị nghi ngờ nên dường nh càng về sau giọng văn của Hồ Anh Thái càng trở nên chua chát hơn.

Trong Bốn lối vào nhà cười, giọng điệu của Hồ Anh Thái trở nên róng riết hơn khi nói về cái xấu, cái ác của con người. Một bệnh viện thật hiếm chuyện “không có dằn hắt vênh vênh hỗn xược với bệnh nhân. Không có moi tiền gạ tiền tống tiền bệnh nhân”. Thế nên mới có câu “một người nằm năm người chịu nạn”, mới có cảnh “ngồi như giãi thẻ ngoài hành lang nhấp nhổm ngoài khuôn viên dưới gốc cây trên ghế đá cho qua đêm muỗi hung hãn” mà vẫn luôn thon thót giật mình khi nghe “hung tin” hoặc “một cái đơn thuốc cả đống tiền”. Kết cục ngược đời là “vô sự nhất là người nằm trong phòng bệnh”

Chợ [6; 140, 141]. Bệnh viện còn là nơi tập trung của những con bệnh do sự

độc ác của con người gây ra. Nào là hoa quả “nhúng thuốc láng giềng phương Bắc nửa năm trời vẫn tươi hơn hớn”, “gà vịt khoả thân đầy chợ, nhúng nước diệt trùng đồ cũ thành ngay đồ tươi sống”, “bánh phở phoóc môn, giò chả hàn the, rau muống thuốc trừ sâu”… “chỉ có bả chuột là đồ thật”. Hồ Anh Thái đã không giấu được sự phẫn uất khi thể hiện giọng điệu của kẻ giết người lúc hắn tiêm thuốc chuột vào quả đu đủ nhằm đánh bẫy bọn trẻ: “Hai phát hai quả. Mày chết này. Mày chết này. Xong” [6; 150]. Ngoài chợ đời, cái giọng

bi phẫn Êy có khi bật lên thành tiếng chửi ngoa ngoắt của một bà già khi chiếc xe chở bà bị “mấy cái xe máy cưa bô nổ phành phành hung hãn, cướp đường ngay trước mũi xe”: “Tổ sư mấy thằng tướng cướp với mấy con đĩ non. Chán cơm thèm đất, nửa đêm đua xe máy giật giải phố hàng hòm… lũ này nhất định có động mồ động mả hoặc xây nhà trên mấy cái tiểu sành” [6; 175]. Sự sống đã vậy, khi nói về cái chết, giọng văn của Hồ Anh Thái cũng đầy chua chát, xót xa. Anh thường rất lạnh lùng khi nói đến cái chết: “Quan tài thả xuống kình kịch. Gia quyến đồng thanh khóc lên rào rào. Đất thả xuống bình bịch. Đất đắp lên bồm bộp. Vòng hoa chồng đống lên nhau xao xác”. Ngôn từ điếu văn thì nh “mật ngọt”, “ngôn từ dầu gió xoa dịu cơn đau, ngôn từ tẩm quất giải cảm, mát xa thư giãn cơ bắp”. Và một thủ tục mà hầu hết người ta đều kinh khi phải làm nhưng tránh nói tới sự thật Êy: “Kinh nhất là cái thủ tục này. Rướn cổ gập người nhìn qua ô kính hình vuông. Mặt lúc Êy ai cũng phải diễn. Khoảnh khắc Êy mới biết ai cũng có trong mình một diễn viên đại tài. Một trăm bộ mặt ngó vào tấm kính là một trăm vẻ đau đớn khác nhau. Không mặt nào giống mặt nào. Không ai lặp lại ai. Nghệ sĩ nhân dân cũng không thể diễn một trăm lần không lặp lại như thế” Cả một dây theo

nhau đi [6; 242, 243]. Qua giọng văn lạnh lùng mà đầy chua xót, cái chết và

những nghi lễ đã thành công thức, khuôn mẫu, tuần tự một cách giả dối, vô cảm.

Một phần của tài liệu cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của hồ anh thái (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w