Con người tự nhiên bản năng

Một phần của tài liệu cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của hồ anh thái (Trang 84 - 90)

Không phải đến văn xuôi sau 1975, khái niệm con người tự nhiên bản năng mới xuất hiện. Trước 1975, trong những sáng tác của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng đã bước đầu có những khám phá về nó. Nhưng có lẽ phải đến văn xuôi sau 1975, các nhà văn mới tập trung khai thác khía cạnh tự nhiên bản năng như là một đặc điểm bản chất của con người. Bên cạnh xu hướng nhìn nhận, khám phá những khát vọng tự nhiên chính đáng của con người trong văn học còn có không Ýt tác giả đi vào tìm hiểu mặt tự nhiên bản năng như là một đặc điểm tiêu cực trong bản chất con người. Thông qua cảm hứng giễu nhại, Hồ Anh Thái đã chỉ ra những điểm đáng cười, đáng chê trách của con người trong phần tự nhiên bản năng.

Có thể nói, bên cạnh những nguyên nhân như sự giáo dục của gia đình, môi trường xã hội có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành những hành dộng phi nhân tính, thói thỏa mãn dục tính bất chấp đạo đức của những gã thanh niên như Bóp, Cốc và Phũ trong Cõi người rung chuông tận thế thì

dường như trong bản chất những gã thanh niên này, đó còn là một phần tự nhiên bản năng. Chuyện giết chết những con vật như một khoái cảm xác thịt của Bóp chính là phần bản năng hiếu sát của gã trai này. Cũng như vậy, cái bản năng giống đực ở thằng Cốc lại luôn được phát huy hết mức, chỉ cần “vài phút xuất hiện trong một bộ phim Tây làm Cốc nổi danh đến mức nó khiến cho hai đứa con gái cùng lớp phải đi nạo thai” [4; 11]. Phải chăng vì thế mà cái tên mà lũ bạn gọi chệch từ Công thành Cốc đã ngầm ám chỉ điều này: “Cốc đọc chệch đi thì được một cái tên Mỹ - Cock. Cock là con gà trống, vừa có nghĩa là cái vật ngọ nguậy giữa dôi chân một gã trai. Cả hai nghĩa đều đúng với thằng Cốc” [4; 10].

Trong Mười lẻ một đêm, một người đàn bà đã năm mươi tám tuổi nhưng dưới cái nhìn giễu nhại của tác giả thì đó là người đàn bà “mãi mãi có trái tim thiếu nữ”. Không phải ngẫu nhiên nhà văn lại giễu nhân vật của mình như thế bởi cuộc đời người đàn bà này gắn liền với những kỳ tích về hành động bản năng từ chuyện yêu đương, tình dục, hôn nhân đến những hành xử trong sinh hoạt. Mười tám tuổi làm văn thư một viện nghiên cứu nhưng chỉ mấy ngày sau “con gái tấn công con trai. Con trai tối tăm mặt mũi… Mới cầm tay đôi ba ngày, anh nghiên cứu viên thấy mình đã bị cô nàng lôi vào phòng thư viện… Anh bốc một quyển sách trên giá, một cử chỉ cho phải phép trong cơn lúng túng, thì đã bị cô nàng đè dí vào giá sách. Cô gái hoang dã chẳng cần đến những hành vi rườm rà cho phải phép” [10; 56, 57]. Nhu cầu tình dục của người đàn bà này trong cái nhìn giễu nhại đúng là một thứ “bản năng gốc”, bất chấp hoàn cảnh, lễ nghi... Không Ýt lần, đứa con gái nhỏ phải chứng kiến những cảnh tế nhị “cả địch cả ta đang trong cuộc vật lộn một mất một còn không biết ai thắng ai. Trải chiếu chiến đấu trên nền đất. Họ không bao giờ đưa cuộc chiến lên mặt bàn” và nhiều “đêm tỉnh dậy nó còn nghe hai người lớn rền rĩ như đau bụng dưới gầm bàn” [10; 65]. Đến người chồng thứ ba thì người đàn bà đã có hẳn một phương châm sống: “Độc quyền trái tim bằng kỹ năng xác thịt. Không quản ngại. Đa dạng hóa đa phương hóa” [10;

67], đến mức tác giả gọi bà ta là “người đàn bà lấy chồng không biết mệt”. Không chỉ có phương châm, người đàn bà còn có những chiêu thức rất cụ thể: “thiếu phụ có câu cửa miệng với những người đàn ông đến chơi nhà. Thôi về làm gì, ở lại đây mà ngủ cho vui. Cho vui. Trắng mặt ăn tiền. Ai muốn nói mình dễ dãi cũng mặc. Ai vui tính thì coi là đùa. Ai tin thật ở lại thì đúng là thật” [10; 71]. Mét anh con trai đang là “đối tượng” của cô con gái cũng không thoát được bàn tay bà mẹ dâm đãng Êy bởi đã có lần “mẹ bảo anh ta ngon” và chuyện Êy đã xảy ra: “Người đàn bà kia hơn chàng tới mười lăm tuổi. Ngọt ngào chân thành nh thế. Vui vẻ vào. Vui vẻ chuyện trò. Giúp làm bếp… Chú ở lại ăn cơm cho vui. Chú nhận lời tự nhiên. Chú ở lại xem ti vi cho vui. Chó xem để giết thời gian. Chú ở lại ngủ cho vui. Chú ớ người ra. Chú chưa bao giê nghe đàn bà nói tròn vành rõ chữ đến thế. Rồi chú nóng bừng khắp người. Chú chưa kịp chuyển lạnh thì người đàn bà kia đã lao vào chú” [10; 101, 102]. Giọng văn hài hước, ngỗn ngữ gấp gáp đã thể hiện đúng hành động sốt sắng không thể kiềm chế bản năng tự nhiên của người đàn bà. Một thứ bản năng vượt ra ngoài mọi giới hạn văn hóa, đạo đức. Chứng kiến cuộc sống riêng tư và đặc biệt phần bản năng dục tính của mẹ mình, cô con gái đã phải thốt lên “sao lại có người đàn bà suốt đời sùng sục lên vì giai đến thế” [10; 243]. Và giữa họ luôn là một hố sâu ngăn cách.

Vẫn trong Mười lẻ một đêm, trong mối quan hệ gia đình, cái bản tính tự nhiên, hoang dại Êy của người đàn bà đã có lần làm cả gia đình anh nghiên cứu viên hoảng hồn. Nhưng rồi cô gái vẫn bước vào được cái gia đình nề nếp Êy và hành xử với tất cả những gì là tự nhiên nhất: “Hễ có việc lên cầu thang gỗ thì cô nện hai cái bàn chân to bè như vồ đập đất lên từng bậc. Bước vào phòng khách chân lê dép quèn quẹt, tay đút túi quần phăng như thằng du côn dô kề ngoài đường. Đàn bà nuôi con mọn cúc ngực sơ sểnh vú vê thỗn thện mang bát sang xin ông bà tí dưa. Tính tình láu táu, nói hớ cười hơ hơ. Không dọn giọng cậu mợ cho con hỏi, mà bộp luôn cậu mợ ơi ra con bảo. Ngày lễ ngày tết cả đại gia đình, cha mẹ anh chị chưa gắp, nàng dâu đã gắp trước,

thậm chí tay bốc trước con tôm xé ra cho con gái nhỏ, mút mát phần dính ngón tay như chết đói Êt Dậu” [10; 59, 60]. Không chỉ dẫn ra dài dài những hành vi đầy tự nhiên rất phản cảm Êy của nhân vật, Hồ Anh Thái còn khẳng định rõ rằng, những hành động này không xuất phát từ động cơ cố ý thách thức những thành viên của gia đình phép tắc Êy. Tuy nhiên tác giả cũng ngầm chỉ ra một thực tế khá phổ biến hiện nay của giới trẻ là cách sống tự do, tuỳ tiện, không chịu gò bó trong một khuôn khổ nào kể cả những phép tắc, lễ nghi gia đình truyền thống cần được bảo tồn và phát huy.

Con người tự nhiên bản năng còn được nhìn nhận ở văn hóa Èm thực. Một vị giáo sư khả kính trong Mười lẻ một đêm, đã gần trọn đời cống hiến cho khoa học nhưng vẫn không thoát nổi sự cám dỗ của “những món ông mê”, “mấy cái đĩa thức ăn to tướng”. Độc giả chứng kiến vị giáo sư ăn uống như một kẻ phàm phu tục tử trong một bữa tiệc tiếp Phó thủ tướng Châu Âu đã phải bật cười chua chát về một hình ảnh phi văn hóa của một “nhà văn hóa lớn” dù bữa tiệc chưa bắt đầu: “Thình lình có tiếng lanh canh. Có tiếng lách cách. Lục cục. Tiếng ly va vào đĩa, tiếng thìa dĩa chạm, tiếng thìa kim loại sê siết trên đĩa sứ, tiếng đao trượt trên miếng thịt bập xuống đĩa ăn. Cạch một cái. Chị quay nhìn. Kinh khủng. Không còn lạ gì mà vẫn thấy khủng khiếp. Nhà văn hóa lớn đang vục đầu vào ăn. Nhai chòm chọp chèm chẹp. Những cái đĩa lớn đựng thức ăn chung cho bao nhiêu người, giờ chỉ có một mình ông vung vẩy công phá. Dao ăn của ông xía vào cắt cả miếng thịt to như con lợn sữa. Dĩa ăn của ông ba ngạnh xiên hết miếng này đến miếng kia. Cái đinh ba Trư Bát Giới. Cả một vùng bán kính một mét vuông quanh chỗ ông ngồi, món ăn đã bị cày bừa lật gạt bốc bải ngổn ngang” [10; 202, 203]. Hàng loạt âm thanh kế tiếp, hàng loạt hành động liên hoàn cùng hình ảnh chiếc đinh ba Trư Bát Giới, đã diễn tả đầy đủ, trọn vẹn sự tham lam, bệ rạc, vô văn hóa của vị giáo sư phàm ăn hơn cả “lợn” này. Dù có thể Hồ Anh Thái hơi quá lời song sự thật về cái bản tính tự nhiên của vị giáo sư này vốn bấy nay bị cái danh giáo sư, cái mác nhà văn hóa che lấp, ngăn trở nay mới có dịp bung phá thì

không thể phủ nhận. Nhại giọng của những người trong cuộc, Hồ Anh Thái còn tiếp tục cho người đọc thấy được sự thảm hại của nhân vật khi cái phần bản năng đã lấn át tất cả: “Kìm lại ngay. Có phải ông mở băng có sẵn đâu mà nhắc nhở. Có phải ông lấn giờ đâu mà nhắc nhở. Đây là miếng ăn. Miếng ăn là miếng nhục, cha ông đã bảo. Miếng nhục là miếng thịt, nhà văn châm biếm bảo. Mình lại gần chỉ tổ dây thịt mỡ sang người mình. Đẹp gì sang gì. Thế là thôi đứng im. Vê nh không biết vờ lắng nghe quan sát khách phát biểu. Tất cả mọi người cũng vờ nh không nghe thấy tiếng lanh canh lục cục tiếng nhai hùng hục nuốt ừng ực” [10; 203]. Người ta vờ như không biết, người ta ngại dây “cái nhục” thì cái thô lỗ, tục tằn càng có cơ hội phát triển, nỗi nhục càng thấm sâu. Vì thế mà hình ảnh những trí thức, những “nhà văn hóa” “khuyềnh khoàng bốc bải”, “ăn xong răng giắt đầy lá hành nhánh tỏi, cười nói bô bô” tại các hội thảo quốc tế khiến “người Việt ê mặt lảng đi” xuất hiện khá nhiều trong các sáng tác của Hồ Anh Thái mà chúng tôi khảo sát. Sự thiếu ý thức kiểm soát cái bản năng của con người đã đẩy con người vượt qua ranh giới phân biệt phần con và phần người đến với sự lố bịch, thô lậu, xấu xí và nhục nhã.

Nhìn lại những gì đã trình bày về cái nhìn giễu nhại đối với đời sống và con người của Hồ Anh Thái qua văn học, chúng tôi nhận thấy những vấn đề mà tác giả hướng tới được khái quát lên từ chính thực tiễn cuộc sống, từ những quan hệ người trong xã hội và từ việc khám phá, mổ xẻ chiều sâu bản chất con người. Vuợt lên thói quen nhìn nhận cuộc sống và con người một chiều, có phần dễ dãi chỉ ở phần tích cực, tốt đẹp của đời sống và con người trong văn học trước đổi mới, đặc biệt là văn học cách mạng, Hồ Anh Thái đã đem đến cho độc giả một cái nhìn mới ở tính đa chiều, tinh thần dũng cảm và thái độ quyết liệt trong lật tẩy những tồn tại, hạn chế, tiêu cực của đời sống; những thói tật xấu xa của con người. Đóng góp của Hồ Anh Thái trong cái nhìn đời sống và con người không chỉ ở việc nhấn mạnh cái đa dạng, nhiều vẻ của “cuộc đời đa sự, con người đa đoan” mà nhiều nhà văn trước anh đã nhận

ra. Qua sáng tác của mình, Hồ Anh Thái còn thể hiện một sự phân tích, lý giải bản chất đời sống và con người từ phần khuất lấp, mảng tối; từ sự khuyết thiếu, cái phần chưa hoàn thiện của đời sống và con người và nguyên nhân sâu xa của thực tại Êy. Và điều quan trọng nhất, Hồ Anh Thái đã thể hiện sự phân tích, lý giải Êy bằng một cảm hứng giễu nhại có sức khơi gợi, kích thích tâm lý và nhận thức của độc giả, tạo ra một tâm thế hoàn toàn mới trong tiếp nhận văn học. Nó mang lại hiệu quả đặc biệt trong việc tiếp nhận những nội dung xã hội thẩm mỹ vốn đầy góc cạnh và không dễ tiếp nhận trong sáng tác của anh. Cảm hứng giễu nhại đã thực sự chi phối nguồn cảm hứng sáng tạo của tác giả đồng thời có tác động không nhỏ tới quá trình đồng sáng tạo của độc giả. Cảm hứng giễu nhại còn chi phối việc nhà văn lựa chọn và sử dụng các phương tiện nghệ thuật. Nội dung này sẽ được chúng tôi tiếp tục tìm hiểu ở chương tiếp theo.

Chương 3

Cảm hứng giễu nhại với một số thủ pháp nghệ thuật trong sáng tác của Hồ Anh Thái

Trở lên chúng tôi đã trình bày về những biểu hiện của cảm hứng giễu nhại trong cái nhìn đời sống và con người của Hồ Anh Thái mà ở đó, cảm hứng giễu nhại đã trở thành tư tưởng, thái độ và cảm xúc phê phán của anh đối với đời sống và con người. Dưới đây, chúng tôi tiếp tục trình bày phát hiện của mình về những biểu hiện của cảm hứng giễu nhại trong các yếu tố nghệ thuật như nghệ thuật xây dựng những nhân vật hài hước, nghịch dị; giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật. Đây chính là những thủ pháp nghệ thuật chủ yếu được tác giả sử dụng nhằm thể hiện tốt nhất nội dung tư tưởng của mình trong phản ánh hiện thực đời sống và con người.

Một phần của tài liệu cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của hồ anh thái (Trang 84 - 90)