Ngôn ngữ mới mẻ, hiện đạ

Một phần của tài liệu cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của hồ anh thái (Trang 119 - 122)

Viết về một hiện thực với tất cả sự đa dạng, phong phú của nó bằng một cái nhìn thẳng thắn thông qua cảm hứng giễu nhại, Hồ Anh Thái đã khai thác kho ngôn ngữ ngồn ngộn sinh động của đời sống hiện đại và làm mới nó theo ý đồ nghệ thuật của mình. Vì thế trong tác phẩm của anh, người đọc luôn bắt gặp một thứ “ngôn ngữ bụi bặm”, “ngôn ngữ đường phố chợ búa đầu thế kỷ XXI” hoặc là thứ ngôn ngữ “đáo để, hài hước”, “hoạt kê hiện đại”.

Khi nói về tệ nạn mại dâm, văn hóa nhà nghỉ, tác giả đã sử dụng hàng loạt thuật ngữ nóng, tiếng lóng như “rà quét”, “tìm và diệt”, “ngã ba ngã tư

sung sướng”, “đi tắt đón đầu, xuất khẩu công nghệ”, “kiu kiu choai choai”, “đụng hàng” (Mười lẻ một đêm); “từng đôi ư ử chút chít”, “cặp đực cái” (Mây mưa mau tạnh); “thềm lục địa”, “sọt thủng”, “dụng cụ bảo vệ”, “tất, tất ngoại”, “áo mưa”, “bò lạc” (Cõi người rung chuông tận thế); “cơm nóng sốt, cơm nguội”, “xơi ngon”, “ngả bàn đèn” (Trại cá sấu)..v..v.. Đó là ngôn ngữ hàng ngày của một bộ phận người trong xã hội hiện đại, gắn với giới trẻ đã thành quen thuộc. Hồ Anh Thái đã khéo léo vận dụng trong những trường hợp cụ thể để làm bật lên tiếng cười giễu cợt về đối tượng miêu tả. Tiếng lóng dưới bàn tay điêu luyện của anh đã trở thành một thứ ngôn ngữ “tung tẩy” tối đa hóa sự hài hước. Đó là cảnh anh chàng có võ mà “võ hơi bị được hẳn hoi” bị cướp: “Quãng đường vắng. Đèn đêm đồng loã tắt hết. Thình lình mấy con

tôm rồ máy xông ra từ một ngõ tối. Một con vọt lên đánh võng chặn đằng

trước. Hai con nướng chả Ðp giò hai bên. Hai con đằng sau băm băm xóc ốc. Một mòi dao lành lạnh bên sườn. Một giọng nói ngọt ngào dỗ dành anh giai cho mượn con xe” Phòng khách [5; 10]. Những tiếng lóng Êy thật có giá trị làm tăng thêm cái vẻ yếu bóng vía, nhút nhát của anh chàng có võ. Ở chỗ khác là lời một nhân vật trong Trại cá sấu mà sự chuyển hóa từ loại đã trở nên linh hoạt bất ngờ: “Bảo với chúng nó nhá, chúng nó cặp nhiệt độ nhau thì

phải kiếm chỗ cho bất khuất đừng có nghĩa lé quá trước mắt bà, bà lũng có lên, bà thịt băm cho mấy nhát thì anh ả đứt phựt dây đàn” [6; 24]. Những từ ngữ hiện đại thời “mô bai”, internet, những từ nước ngoài… cũng được tác giả sử dụng khá nhiều và chúng luôn Èn chứa hàm ý giễu nhại nào đó. Ngôn ngữ điện thoại thì “phều phào, rọt rẹt, tậm tịt”, nhắn tin không dấu người đọc hiểu thế nào cũng được: “tao deo hieu may noi gi… tao dang deo mot em den nha hat lon em me xem hat thi tao chieu… tao dang o sai gon di choi cho lon khong ra duoc” [10; 31]. Những hoạ sĩ thuộc trường phái Ên tượng thích đặt tên nhóm nghe cho Tây, cho oai: “Gang of fuor”, chủ trương nghệ thuật “installation and performance” (sắp đặt và biểu diễn) nhưng vẫn nhầm “gút gút” (thịt chó ngon) với ăn thịt chó mắc bệnh gút, dilicious (ngon tuyệt) thành

“thịt chó chấm sốt”, sign (ký tên) thành sai (hợp đồng sai). Nhiều từ nước ngoài được phiên âm theo cách đọc của người bình dân cũng tạo ra sự hài hước, tiếng cười: Rét tô răng, tê lê phôn, vê tê vê, Ých xì i dét, hát i vê, xê en Ých hát… Những từ ngoại ngữ được đặt vào miệng những kẻ bán hàng rong ở Bờ Hồ lại cho thấy sự vô văn hóa, thiếu lịch sự của một số “người Việt xấu xí” vừa bán vừa la: “Háo a iu, Tây ngố? Oăn phôtô? Oăn mép? Không có bản đồ đi lạc thì chết cha mày” Vẫn tin vào chuyện thần tiên [5; 77]. Có những từ tưởng rất đơn giản như sex (giới tính) trong một bản khai visa mà gây ra bao nhiêu phiền toái, nực cười cho những người có “vốn tiếng Anh trung tâm ngoại ngữ ban đêm nhiều lần trốn học”. Họ hiểu sex là tình dục nên “quyết liệt hạ bút vào ô sex: No. Không. Bây bạ không. Dứt khoát không” Tê khai

visa [5; 31]. Không chỉ khai thác những từ nước ngoài, Hồ Anh Thái còn nhại

ngôn ngữ địa phương nhằm sắc thái hoá vẻ buồn cười của nhân vật: “Chếc mẹ tui, hắng bỏ bom tui… Tui đang nói dở tới chổ ảnh hưởng của zăng mưn phương Tây. Tui zing tiếp tục zới ảnh hưởng của zăn hoá Nga, Mỹ ở Ziệc Nam nửa cuối thế kỷ XX” [10; 199, 200].

Việc sử dụng ngôn ngữ mới mẻ, hiện đại còn được thể hiện trong những đoạn đối thoại giữa các nhân vật, qua đó làm nổi rõ cá tính, tính cách khôi hài của nhân vật. Đây là cuộc đối thoại giữa một ông giám đốc và ứng cử viên dự tuyển nữ thư ký khi cô đến cuộc hẹn cùng bạn trai: “Cô cậu yêu nhau lâu chưa? Tân lễ phép: Dạ, được khoảng một năm ạ, mấy lần nạo thai rồi? Vẫn Tân trả lời: Thưa thủ trưởng, chúng em nắm vững công dụng của Trust, OK và thấm nhuần Choice ạ… Tôi không muốn nhận những cô còn tự do hơ hớ. Rách việc lắm. Mình móm cả rồi, có xơi được gì nữa đâu, mà lại mang tiếng… Thưa thủ trưởng, trông thủ trưởng còn đằm thắm tráng kiện lắm… phồn vinh giả tạo đấy, như chủ nghĩa tư bản Êy mà, thực ra thì trên dưới đều móm hết rồi” Bên đường tàu... [6; 200, 201]. Tất cả những lời đối đáp đều được tác giả đặt trong dấu ngoặc kép nhằm tăng khả năng cá biệt hóa sự hài hước của từng nhân vật. Trong Mười lẻ một đêm, những câu trả lời của thằng

bé hàng xóm được mệnh danh là “cứu tinh sành điệu” thật đúng với tính cách của nhân vật này. Nó cho thấy sự ảnh hưởng của văn hóa vật chất, hưởng thụ đối với giới trẻ, biến chúng thành những “tay chơi” ngay ở tuổi niên thiếu. Đây là một cuộc mặc cả với người bị nhốt muốn được giải thoát: “cháu cần mua một mô bai chụp ảnh. Năm triệu… Hôm qua đứng chơi Bờ Hồ, thấy cụ rùa chĩa đầu lên mà không chụp được, bỉ mặt trước bạn bè quá… đàn ông thời nay tốn lắm chú ơi”. Đúng là thứ ngôn ngữ khệnh khạng, lọc lõi của những thanh niên thời hiện đại.

Mặc dù chỉ mới điểm qua một số dẫn chứng tiêu biểu về ngôn ngữ hiện đại, bụi bặm, tươi mới trong sáng tác của Hồ Anh Thái nhưng chúng ta cũng đã thấy rõ dụng ý nghệ thuật trong việc miêu tả cái hiện thực ngổn ngang, bề bộn của đời sống. Chính thứ ngôn ngữ này đã góp phần tạo nên những hình

Một phần của tài liệu cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của hồ anh thái (Trang 119 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w