Vốn nhạy cảm với những chuyển biến của cuộc sống, đón trước yêu cầu nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật và nói rõ sự thật, Hồ Anh Thái nhanh chóng tiếp cận với đời sống thị dân trong đó nổi bật là đời sống công chức, trí thức. Trong hầu hết các sáng tác là đối tượng mà chúng tôi khảo sát dù mức độ phản ánh hiện thực là khác nhau nhưng điểm tập trung nhất trong những đánh giá, chiệm nghiệm của tác giả là cái nhìn giễu nhại đối với những góc khuất trong đời sống công chức, trí thức, điều mà văn học bấy lâu nay Ýt nói đến như những tiêu cực trong việc thăng quan tiến chức, những mánh lới
thủ đoạn làm tiền, những trò vô bổ và những thói xấu của con người trong văn hoá công sở...
Ở thời buổi mà “người trí thức giỏi giang có chuyên môn sâu đến mấy cũng phải có chút hồng, chút quyền mới mong mở mày mở mặt được” thì chuyện thăng quan tiến chức là một nhu cầu xem ra có vẻ rất chính đáng. Tuy nhiên con đường và cách thức mà số đông công chức thời nay sử dụng để “mở mặt” với đời thì muôn hình vạn trạng, trăm phương nghìn kế. Trong Cõi
người rung chuông tận thế, con đường công danh của Thế bắt đầu từ những
chuyến tháp tùng lãnh đạo công du nước ngoài nhưng thực chất là để quan tâm đến nhu cầu thăm thú, mua sắm của quý phu nhân thậm chí có khi còn “phiên dịch được cả tên những mặt hàng tế nhị”. Nhờ thế mà “Thế được nhiều cảm tình, Thế được cô nói khéo qua ông vụ trưởng cán bộ. Thế cứ thế mà lên” [4; 53]. Người đàn bà trong Mười lẻ một đêm sau khi trở thành vợ ông Vip thì “đường công danh của chị trở thành đường cao tốc. Loại đường vận tốc tự do, không có cảnh sát đứng bên đường bắn tốc độ” [10; 190]. Xong tiến sĩ lên trưởng khoa, hứa hẹn là phó hiệu trưởng, thậm chí phong giáo sư, viện sĩ… từng nấc thang trơn tru khiến người bình thường có mơ cũng chả dám. Với người đàn bà này thì khác vì “chị biết những việc Êy đều trong tầm tay” bởi đây là lúc người ta trả ơn ông Vip hoặc họ vẫn đang mong ông ra ơn mưa móc cho “cô em gái đang làm việc ở tỉnh miền núi muốn chuyển về làm việc trọng bộ của chồng chị”, cho “con trai mới tốt nghiệp muốn xin về khoa của chị”. Đó là một cái vòng quay quyền lực, danh vọng mà bất cứ ai khi đã bước vào thì không thể đứng nhìn hay cưỡng lại. Nhẹ ô dù thì phải nặng lễ lạt, đó là quy luật tiến thân của giới công chức. Mà lễ lạt thì cũng phải biết mánh khóe. Hãy cứ gõ cửa sau, các “mađam” sẽ đón anh ở đó và vừng ơi cửa sẽ mở ra ngay. Một bà chồng làm quyền vụ trưởng đã mấy năm không cắt được cu (Q) chỉ cần nói với “mađam” là ok! Tác giả Mười lẻ một đêm đã thuật lại đầy đủ một cuộc dàn xếp thấu lý đạt tình như thế:
- A lô cô ơi, nó đặt vấn đề như vậy là khó cho cô đấy. Cô còn phải để yên cho chồng cô làm việc nữa chứ.
- A lô chị ơi, em cũng thấy thế, cho nên em mới phải hỏi ý kiến chị. - A lô cô ơi, nhưng mà nó với mình là tình chị em. Con chị nó đi con dì nó lớn. Mình cũng phải giúp cho chồng nó mở mặt với đời. Cô là người mới, cô khoan hẵng động vào. Cô để đấy cho tôi” [10; 185]. Nhại giọng của những người trong cuộc, Hồ Anh Thái đã làm bật lên một thứ nghệ thuật mua quyền bán chức của giới phu nhân các ông Cốp, ông Vip trong xã hội hiện nay. Hóa ra để có con đường thênh thang để các ông tiến bước, phải có bàn tay sắp đặt của các bà nơi hậu trường. Theo một nghĩa nào đấy, các ông cũng chỉ là những con rối mà những kẻ giật dây là các quý bà. Quả thực là đàn bà dễ có mấy tay!
Sự thật thì các quan ông cũng không thua kém. Thời buổi trăm thứ đều dính dáng đến dự án, đến mức các ông thuộc lòng chân lý “một dự án chán vạn nhà lầu” thì chẳng ai dại gì không nhanh tay vơ vét cho đầy túi tham. “Ông cũng được nhà lầu nhưng không xây nhà ở bản địa ngứa mắt nhân dân. Ông ôm cục tiền về Hà Nội, mua đất Hà Nội, xây nhà Hà Nội. Gửi con gái về đại học Hà Nội trước. Năm sau sếp của ông được điều về tổng cục tiếp tục dự án miền núi, sếp xách cổ ông về theo. Như một giấc mơ, bỗng chốc sếp trên sếp dưới đều thành người Hà Nội ” [6; 235]. Đúng là mọi con đường đều đổ về Hà Nội. Chẳng thế mà hai tiếng “Hà Nội” được nhắc lên nghe thân thương, trìu mến như vậy. Kết quả là bên cạnh Hà Nội của những sếp bản địa, bắt đầu xuất hiện những “phố Quan” là Hà Nội của những sếp ngoại tỉnh, dù “phố Quan” Êy có mọc lên trên nền của những hố chôn người tập thể chết đói năm Êt Dậu 1945.
Không chỉ tham lam, giới “công bộc của nhân dân” Êy còn có vô vàn những mánh khóe nhằm tranh giành, đấu đá địa vị chức tước, tàn hại lẫn nhau không từ một thủ đoạn nào. Để trả thù kẻ đã “cắm sừng” mình, ông chồng một bà viện phó đã dùng “một lá thư tố giác. Ông ta không tố giác sớm hơn
để gã đỡ công làm thủ tục, đỡ tiền phí tổn visa, tiền tặng phẩm. Ông đã giết là giết đến nơi đến chốn…” Sân bay [5; 47]. Một nghiên cứu viên viện nghiên cứu nọ công khai cái chủ trương như một khẩu hiệu thời kháng chiến, sặc mùi bạo lực mà cũng đầy âm mưu “Tránh: Lực điền tối dạ. Đánh: Học giả yếu tim”. Những kẻ lực điền cũng giống như Chí Phèo, chớ dại mà dây vào, còn học giả phải đánh vì “lý sự nhiều lòi cái tại chức của mình ra, mà ngẫm cho cùng bọn lý sự chỉ có đánh” Sân bay [5; 62, 63]. Còn đây là bộ mặt thật của một anh chồng làm việc tại một cơ quan ngoại giao trong con mắt cô vợ: “mặt Lập lúc nào cũng quắt lại như là đầy âm mưu, như là âm mưu cả trong nhà, cả ở cơ quan, cả với đám gà lạc” Bóng ma trên hành lang [5; 70]. Trong thế giới đen tối đầy âm mưu Êy, nếu anh biết nhiều một chút là anh đã tự hại chính mình. Một lái xe của sở giáo dục bị đá vào “tổ chờ”, bị mất việc chỉ tại cái sự biết quá nhiều của anh ta. “Bao nhiêu thầy, bao nhiêu chuyên viên bộ chuyên viên sở trong xe anh. Bao nhiêu ý tưởng bao nhiêu kế hoạch bao nhiêu dự án rút tiền ra bàn bạc trong xe anh. Anh vô tình biết nhiều quá”. Thật xót xa khi tai bay vạ gió lại giáng xuống đầu anh lái xe chỉ bởi những chuyện anh biết “bao nhiêu” Êy quá phổ biến, quá lộ liễu và cũng tại anh hơn “các giáo sư cả đời nghiên cứu không nghĩ ra nổi cái đề tài như của anh”. Anh trở thành kẻ đối lập với họ bởi anh trắng mà họ đen, anh sáng mà họ tối, anh trong sạch ngay thẳng họ dối trá xấu xa… Anh trở thành chiếc “kính chiếu yêu” nhìn thấu cái tri thức nông choèn, cái tâm địa đen tối của họ. Anh mất việc còn là may bởi họ cũng đã từng nghĩ “loại biết nhiều như thế giết không được mà để cho sống nhơn nhơn cũng chẳng xong” Anh xe ôm... [6; 12].
Đời sống công chức, trí thức còn được Hồ Anh Thái công khai trên những trang viết ở góc nhìn hoạt động công vụ, sinh hoạt hàng ngày. Tác giả đã thẳng thắn vạch trần thực chất việc làm của những kẻ “sáng cắp ô đi tối cắp về”. Hoạt động tại các viên nghiên cứu, các công sở được phơi ra chủ yếu là những công việc nhàm chán, quẩn quanh hoặc những trò vô bổ, những sự ganh ghét đố kị nhỏ nhen. “Các viện sĩ mỗi sáng thứ năm đến viện lau bụi
bàn… một tháng bốn trăm ngàn, đến viện có bốn ngày, mỗi ngày một trăm ngàn tiền lương” Chạy quanh... [5; 174]. Thủ trưởng cơ quan viện nghiên cứu xuát thân là dân nghiên cứu nhưng “chuyên nghiên cứu toán học số đề cấp quận Hoàn Kiếm, phường Đồng Xuân” Tự truyện [5; 150]. Họ không chuyên tâm cho việc cơ quan, việc nhà nước bởi vì họ có hàng tá những việc cần làm ngay như “ăn khao rửa nhà, rửa xe mới”, “chiêu đãi trúng thầu công trình nghiên cứu hoặc công trình được nghiệm thu”, dự tiệc “cốc tay” tại các “phòng khách”, mơ ước, tranh giành xuất ngoại, yêu đương bồ bịch, nhảy đầm, du lịch, tá lả… thậm chí nực cười hơn là ganh đua nhau chơi chim biết nhại tiếng người. Rỗi việc là họ bày ra đủ thứ trò như đố vui, kể chuyện cười quanh những cuộc “trà dư tửu hậu”. Những câu chuyện tiếu lâm công sở “đủ vành đủ vẻ”, “lấp lửng ỡm ờ” chứ không “huỵch toẹt trắng trợn như đặc sản đồng quê” đã trở nên không thể thiếu trong đời sống công chức. “Đám viện sĩ hàn lâm có mặt vợ xuýt xoa khen chuyện chồng, có mặt chồng tấm tắc đề cao vợ. Không có cả vợ cả chồng quay ngoắt, chỉ thương cho thằng Êy sống với con trăm thằng Êy mà mù dở, sờ sờ trước mắt chả trông thấy gì” [5; 48]. Cái “lấp lửng ỡm ờ” trong những câu chuyện tiếu lâm Êy khi là chuyện nói xấu sau lưng người khác, khi là những “chuyện phiêu lưu tình ái công chức” mà “ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu”. Người không hiểu ở đây là kẻ mọc sừng, là “gã tráng men, gã ăn ốc đổ vỏ”. Cái vẻ ngoài đạo mạo, cái danh sáng giá của giới công chức, trí thức có khi bị Hồ Anh Thái lột vỏ không thương tiếc để phơi lộ sự thật là những ti tiện, nhỏ nhen, ganh ghét ngấm ngầm trong quan hệ với nhau: “Các viện sĩ mỗi tuần gặp nhau một lần, chả ai ưa ai, chả ai phục ai nhưng chỉ chê bai bôi bác sau lưng, trước mặt chỉ cười nói bắt tay ca mừng đời ta tươi đẹp” Chạy quanh... [5; 192]. Lý do để họ không ưa nhau chỉ đơn giản là vì “Gã không giống chúng tôi. Chúng tôi khác gã. Khác mới tức”, “Tôi khác gã. Khác mới tức”, “Gã khác chúng tôi. Khác mới tức” Tự truyện [5; 148, 150]. Từ không ưa đến tức rồi đến thù ghét nhau như kẻ thù tới mức cùng cơ quan cùng làm việc mà như bị nhốt chung dưới địa ngục: “suốt ngày
làm việc nhìn thấy mặt nhau. Trưa tối ăn uống ở bếp tập thể cũng nhìn thấy mặt nhau. Tối xem ti vi ở phòng hội đồng cũng nhìn thấy mặt nhau. Mấy giờ ngủ ban đêm cũng có thể thấy mặt nhau trong ác mộng” Bóng ma... [5; 67].
Hồ Anh Thái còn nói đến chuyện viếng đám ma để qua đó lật tẩy sự giả dối, sống sượng, thói đạo đức giả của con người mà chính họ nhiều lúc đã trở thành những diễn viên không chuyên trên sân khấu hài kịch. “Đến chỗ đám ma ai cũng sửa bộ mặt rầu rầu thông cảm xót xa” nhưng khi xong một cái lập tức “chuyện trò rôm rả suốt đường về như thể chính cả bọn vừa thoát chết”
Tự truyện [5; 151]. Liệu có bao nhiêu người trong chóng ta không một lần
như thế để rồi thắc mắc rằng tác giả đã nói oan cho mình. Trong Phòng
khách, nhà sử học mà tác giả quen gọi là ông Sử khóc vợ chết mà “quay
cuồng dứt tóc gào khóc như một bà nhà quê chết đời chồng thứ ba. Khóc cho cả ba lần dồn góp. Khóc cho chứng tỏ đến lần thứ ba vẫn không chai sạn nỗi đau. Khóc cho em nghe em thấu em ơi ơi hời. Khóc cho em hiểu lòng anh em ơ ơ hờ” [5; 16]. Nhại tiếng khóc của người đàn ông thuỷ chung mà so sánh với “một bà nhà quê khóc đời chồng thứ ba” mà có thể còn có lần thứ tư, thứ năm dù tác giả đã cố gắng “bằng một nụ cười nén nhịn” thì độc giả cũng không thể nín cười bởi cũng giống như cái cười của ông sếp bà Sử người đọc biết rõ chỉ tám tháng sau ông sử đã cưới vợ mới, một cô Mỹ gốc Việt. Thế mới có chuyện lạ trong đám tang mà ai cũng “rền rĩ vui ơi là vui, vui ơi là vui”. Mới nghe thì lạ tai thế nhưng đọc Hồ Anh Thái rồi thì thấy không còn lạ mỗi lần đi dự đám tang: “Một trăm bộ mặt ngó vào tấm kính là một trăm vẻ đau đớn khác nhau. Không mặt nào giống mặt nào. Không ai lặp lại ai. Nghệ sĩ nhân dân cũng không thể diễn một trăm lần không lặp lại như thế” Cả một
dây... [6; 243]. Dưới ngòi bút của Hồ Anh Thái, văn hóa truyền thống với đạo
lý “nghĩa tử là nghĩa tận” đã được một bộ phận giới công chức biến thành thứ hài kịch thời hiện đại từ sự lạnh lùng vô cảm, sự tha hóa về nhân cách con người.
Qua việc phơi bày những góc khuất của đời sống công chức, trí thức hình như Hồ Anh Thái muốn lưu ý người đọc về một triết lý “trước lạ sau quen” trong sự tiếp nhận những ảnh hưởng xấu của con người. Rất có thể mỗi người trong chóng ta sẽ không chỉ xót xa chuyện người mà có khi còn phải xót xa chuyện mình. Có thể nói, ngòi bút Hồ Anh Thái đã lách sâu vào biết bao nhức nhối, bao điều khuất lấp để phanh phui, mổ xẻ, đưa ra ánh sáng tất cả sự thật đáng buồn về đời sống của những con người có tầm ảnh hưởng lớn đối với xã hội. Cái nhìn giễu nhại vừa hài hước trào lộng mà sắc sảo chua cay của nhà văn khiến người đọc khi phải bật cười chua chát, khi phải kìm nén một cái gì đấy như thể sự uất ức, nghèn nghẹn.