GIỌNG ĐIỆU

Một phần của tài liệu cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của hồ anh thái (Trang 106 - 108)

Với tư cách là một phạm trù thẩm mỹ, giọng điệu được xem là sản phẩm liên kết giữa các yếu tố nội dung và hình thức tác phẩm văn học in đậm dấu Ên riêng của sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ. Theo Từ điển thuật

của nhà văn đối với hiện tượng được mô tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm…” [39; 41]. Nhiều nhà nghiên cứu cũng thống nhất cho rằng, những tác phẩm có giá trị thường có sắc thái giọng điệu đa dạng trên cơ sở một giọng điệu cơ bản, chủ đạo. Giọng điệu góp phần tạo nên phong cách nhà văn và là một yếu tố quan trọng đánh giá tài năng của từng nhà văn.

Trở lại với sáng tác của Hồ Anh Thái, chúng tôi nhận thấy ở tác giả này có sự biến đổi giọng điệu khá linh hoạt tuỳ thuộc vào từng đề tài, từng đối tượng phản ánh. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp đã có những phát hiện chính xác về sự chuyển đổi giọng điệu trong sáng tác của tác giả này: “Hồ Anh Thái đã có ý thức tạo nên những giọng điệu mới. Bên cạnh màu sắc trữ tình, người đọc khi tiếp xúc với những tác phẩm đầu tay của Hồ Anh Thái có thể bắt gặp những màu giọng khác: trẻ trung, tinh nghịch, nhưng cũng rất hóm hỉnh. Những tác phẩm viết về miền đất Ên Độ lại được tác giả thể hiện bằng một hình thức giọng điệu hoàn toàn khác. Chất giọng trữ tình đã nhường chỗ cho một giọng văn sắc lạnh… Hồ Anh Thái cố gắng tạo ra sự hòa trộn của nhiều sắc thái giọng điệu. Có giọng xót xa trong Tiếng thở dài qua rừng kim

tước, có sự hài hước trong Người đứng một chân. Trong truyện ngắn Hồ Anh

Thái thời kỳ này, màu sắc triết luận khá đậm” [4; 355]. Nhưng sang đến Tự sù 265 ngày và Bốn lối vào nhà cười thì “giọng điệu giễu nhại trở thành yếu

tố thẩm mỹ nổi bật” [4; 357]. Còng theo Nguyễn Đăng Điệp, đây chính là “tính động của phong cách và giọng điệu nhà văn… Sự thay đổi giọng điệu trong các tác phẩm của Hồ Anh Thái cho thấy anh là người không muốn lặp lại mình” [4; 354]. Phạm Xuân Nguyên trong lần trò chuyện cùng Nguyễn Thị Thu Huệ về Sắp đặt và diễn cũng khẳng định: “Đúng là những truyện ngắn sau này, Hồ Anh Thái đã thay đổi hoàn toàn bút pháp: Châm biếm đến ám ảnh” [46]. Chính Hồ Anh Thái trong một lần trả lời báo chí nước ngoài đã từng khẳng định rằng: “một nhà văn thực sự có phong cách là có nhiều phong

cách và cần thay đổi phong cách của mình cho phù hợp với từng đề tài và từng tác phẩm”. Phải chăng trong quan niệm của Hồ Anh Thái, việc có nhiều phong cách và khả năng thay đổi phong cách cho phù hợp với từng đề tài, tác phẩm có liên quan đến sự đa dạng về giọng điệu và sự thay đổi chúng trong sáng tác. Có thể nói, trong sự đa dạng và phong phú của “bản hoà âm nhiều cung bậc khác nhau” ở Hồ Anh Thái, người đọc vẫn có thể nhận ra những sắc thái cơ bản như hài hước, hóm hỉnh; chua xót, phẫn uất và cay đắng, triết lý.

Một phần của tài liệu cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của hồ anh thái (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w