Những xác tín bị nghi ngờ, những chuẩn mực bị mất giá

Một phần của tài liệu cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của hồ anh thái (Trang 40 - 43)

Hồ Anh Thái tập trung phơi bày những bức xúc trong quan hệ gia đình, những tệ nạn xã hội được coi là những nguy cơ biến dạng và tha hóa của nhân cách con người. Bên cạnh đó, không Ýt lần nhà văn còn hướng ngòi bút của mình tới một đối tượng khác là những xác tín, những chuẩn mực mà qua cái nhìn giễu nhại của anh, nó trở nên mất giá hoặc đáng ngờ.

Trước hết, Hồ Anh Thái đặt ra những hoài nghi về con đường đạt đến sự đốn ngộ của chúng sinh trong kiếp tu hành theo giáo lý nhà Phật. Không Ýt lần tác giả đã làm cho người đọc phải ngỡ ngàng về những phát hiện của mình. Khi triết lý về sự khôn dại của con người trong cõi nhân sinh, Hồ Anh Thái đã nhại lại chính sự lọc lõi của người đời trong cái triết lý “khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống” bằng việc nhấn mạnh “Chỉ có kẻ biết là sống. Nhưng biết được rồi, giác ngộ được rồi, thì không chết nhưng sống khổ sống sở về tinh thần” [4; 53, 54]. Ngay đến đức Phật cũng cô đơn, cũng đáng thương chẳng kém chúng sinh ở giữa cõi khổ ải này. Nhà văn đã viết: “Những năm tháng lênh đênh trên biển tôi đọc nhiều sách Phật. Đọc xong tôi chỉ thấy thương Ngài. Ngài giác ngộ năm ba mươi lăm tuổi, bốn mươi lăm năm sau đó, Ngài phải sống giữa cõi người tôn sùng Ngài, kính phục Ngài, tin theo Ngài nhưng không chắc đã hiểu Ngài. Ngài cô đơn và đáng thương là ở chỗ Êy” [4; 54]. Sự nghiệt gã của cuộc đời chính là lúc con người đã ngộ ra tất cả nhưng vẫn không thể thoát khỏi vòng luân hồi, bể khổ. Trong Cõi người

rung chuông tận thế, Đông đã ngấm triết lý đạo Phật về từ bi hỉ xả, sự khoan

dung độ lượng, về lẽ được mất nhưng anh ta vẫn “hành động theo cái lý thực tế đang bừng bừng trong huyết quản” tức là phải trả thù, “cái chết đòi trả bằng cái chết”. Lời dạy của đức Phật đã không còn ứng nghiệm khi con người bị dục vọng che lấp dù có lúc nó đã từng sám hối: “Này chú, có tiền thì cũng khổ, có tình khổ hơn, có danh là khổ nhất. Trong bằng Êy thứ, tôi đã từ bỏ hết để chỉ chọn lấy một thứ đỡ khổ hơn cả. Ngờ đâu kết cục lại bi thảm nh vậy ” [4; 102]. Tác giả đã giễu cợt sự sám hối hời hợt và sáo rỗng của người đàn ông mất con mà anh ta nghĩ mình đã giác ngộ cái chân lý ở đời Êy.

Cái đẹp là một phạm trù thẩm mỹ mà con người luôn phấn đấu để hướng tới nhưng trong sáng tác của Hồ Anh Thái, đôi khi nó lại chứa đựng, che giấu cái xấu ở bên trong. Trong Cõi người rung chuông tận thế, đã có lúc Hồ Anh Thái đặt ra sù nghi ngờ đối với cái đẹp khi nó chứa đựng những điều xấu xa, những Èn họa khôn lường mà không phải lúc nào con người cũng dễ dàng nhận ra. Đó là một tai họa. Hồ Anh Thái đã không giấu được sự phẫn nộ khi giễu nhại vẻ đẹp thánh thiện của một cô sinh viên trường Hàng Hải mà đằng sau vẻ đẹp Êy là bản chất ăn chơi đĩ bợm của cô ta. “Một gương mặt đức mẹ đồng trinh không thể nào bắt bụi trần tục. Vẻ đẹp Êy cho tôi niềm an ủi về môi trường đang sống. Lũ thanh niên và đám người đến già vẫn không trưởng thành thường khó sống được nếu không tự dựng lên cho mình một thần tượng”, vậy mà cái đẹp Êy lại dung chứa một sự thật không thể tin nổi: “một mình hoa khôi chiến đấu cùng lúc với ba gã con trai trần trụi mà vẫn thừa ra hai gã… Tôi không chịu được cái cảnh một cô gái, một hoa khôi mang gương mặt đồng trinh đang bị ba gã trai thô lậu nhấp nhổm leo lên leo xuống leo vào leo ra nh vậy… Nàng nằm tênh hênh sóng sượt trên giường, nụ cười mệt mỏi và thỏa mãn. Anh là người cuối cùng phải không?... Tôi hình dung ra nàng đang bị ba đứa con trai vật lộn vò xé. Tôi rùng mình, nước mắt ứa ra. Khóc bột phát không sao kìm nổi. Khóc cho nỗi đau đớn của một thân thể đồng trinh. Khóc cho gương mặt đồng trinh bỗng trở nên dâm đãng và

tinh quái không ngờ” [4; 110, 111, 112]. Tác giả đã nhắc đi nhắc lại - đúng hơn là đay đi đay lại - cái “vẻ đẹp đồng trinh” của cô gái nhưng bất ngờ nhận thấy cái bản chất “dâm đãng, tinh quái” đằng sau vẻ đẹp Êy. Trong một truyện ngắn có tên là Chợ, Hồ Anh Thái cũng đã lật tẩy cái ác đằng sau một vẻ đẹp thơ ngây của một cô gái bằng cách nhại lời kể của nạn nhân, người bị đánh thuốc mê và bị nẫng hết của cải trên một chuyến xe: “…em không ngờ người ác mà có người đẹp thế. Trông nh sinh viên. Da trắng má hồng mắt bồ câu hoang dã… em không ngờ người đẹp thế mà ác. Trông nh sinh viên. Có cặp sách hẳn hoi. Ngọt ngào lắm…” [6;145, 146]. Cái điệp khúc “em không ngờ” của nạn nhân luôn nhấn mạnh vẻ đẹp ngây thơ, trong sáng, học thức của cô gái - kẻ lừa đảo - đã làm không Ýt người giật mình về những biến thái tinh vi của cái ác, sự lừa lọc núp bóng cái đẹp vốn đầy rẫy trong đời sống dù tác giả không có ý “vơ đũa cả nắm”.

Sù trinh tiết, những biểu tượng về sự thuỷ chung, hiếu nghĩa đôi khi cũng là đối tượng mà Hồ Anh Thái đặt để nghi ngờ và cùng nhìn lại. Biểu tượng cho sù trong trắng của những người chết trẻ là vòng hoa trắng trong đám tang được tác giả lật tẩy bằng cái nhìn hài hước mà đầy dư vị triết lý. Trong Cõi người rung chuông tận thế, nhà văn đã đặt ra câu hỏi về những vòng hoa trắng có xứng đáng với những gã thanh niên như Cốc, Bóp, Phũ hay không. Độc giả tự phán xét điều đó nhưng câu trả lời đã có trong lời giễu nhại khi tác giả hé lộ một sự thật: Trước khi từ giã cõi đời sau chín năm làm đàn ông thì Phũ, một trong số những gã trai Êy đã kịp lập cho mình một kỳ tích là “101 chiếc quần lót” tặng phẩm của phụ nữ sau mỗi cuộc giao hoan. Sự thật là như thế và cũng có một sự thật khác được khẳng định ngay sau đó: “Và hiển nhiên là cũng gống như hai thằng bạn ra đi từ trước, đám tang thằng Phũ phủ đầy những vòng hoa trắng” [4; 81].

Qua cách đặt vấn đề của Hồ Anh Thái, những giá trị vốn tưởng vững bền bỗng chốc bị đảo lộn. Có hay không tình bạn thực sự giữa đàn ông và đàn bà hay cũng chỉ là một “cái vòng tròn tất yếu mà một người đàn ông và một

người đàn bà phải khép lại” là chuyện thân xác, tình dục. Bản chất của vấn đề nằm ở thời gian vì “chỉ có vấn đề thời gian. Thời gian không dứt điểm được thì cần nhiều thời gian. Mười năm họ vẫn là bạn là anh em kết nghĩa, nhưng sang đến mười sáu năm đã chuyển lượng thành chất” [10; 167]. Có khi hôn nhân chỉ là trách nhiệm, thậm chí có khi là sự “huỷ diệt” tình yêu, là địa ngục chứ không phải thiên đường. Thật tức cười khi tác giả kể chuyện “một ông bị tai nạn ô tô, vừa được đưa vào viện ông ta mở mắt ra hỏi luôn: Tôi đang ở trên thiên đường phải không? Bà vợ ngồi bên cạnh bảo: Sao lại thiên đường, có em ở đây mà” Làn ranh giới [6;167]. Có vợ ở đây, bên cạnh tức là không phải thiên đường. Có thể là địa ngục chăng? Ngẫm ra mới thấy điều tác giả muốn nói có khi là như thế. Khi có chuyện về gương mặt “đồng trinh” che giấu cốt cách của một kẻ “tiết hạnh khả nghi” như Yên Thanh trong Cõi người rung chuông tận thế hoặc khi “sắc đẹp dung nhan hình như là yếu tố

xếp dưới đáy một người đàn bà” thì cũng có thể có chuyện “Kiều hiện nguyên hình là một cave ăn quà như mỏ khoét” và là “một kẻ đào mỏ ” [6; 68, 69], và cũng có thể Mỵ Châu thành “con trăm thằng” [5; 49]. Tất nhiên khi giễu nhại cái xấu của con người thông qua những biểu tượng văn hoá lịch sử, Hồ Anh Thái không có ý hạ bệ hay bôi xấu những đối tượng Êy mà thông qua chúng để đặt vấn đề nghi ngờ sự chân xác của những giá trị tốt đẹp vốn được coi là vĩnh cửu.

Một phần của tài liệu cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của hồ anh thái (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w