Khoa học giáo dục

Một phần của tài liệu cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của hồ anh thái (Trang 53 - 58)

Được coi là nền tảng của sự phát triển, khoa học giáo dục những năm gần đây đã trở thành một đối tượng phản ánh phổ biến hơn của văn học. Tuy nhiên không có nhiều nhà văn, tác phẩm văn học nhìn rõ được chiều sâu trong thực trạng khoa học giáo dục hiện nay. Cùng với một số nhà văn khác như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái đã có những phát hiện riêng về điều này.

Là một trí thức, Hồ Anh Thái hiểu khá sâu về những điều bất ổn của khoa học, đặc biệt là khoa học xã hội nhân văn. Trong Mười lẻ một đêm, Hồ Anh Thái đã giễu một ông giáo sư tiến sĩ viện trưởng vốn là “kỹ sư hóa chất” trở thành một nhà “quản lý khoa học”. Lý do cho chuyện Êy rất đơn giản và vớ vẩn là “bỗng dưng một ngày chàng lọt vào mắt xanh của tổ chức” và chỉ

cần “văn chương thơ phú sẵn trong máu” thì dù “yếu chuyên môn một tí đều có thể chuyển sang trông coi văn chương khoa học xã hội nhân văn”. Chẳng ai dại gì mà vặn vẹo này nọ bởi anh ta là tiến sĩ triết học, thậm chí là “lưỡng quốc tiến sĩ” đầy danh giá. Nhưng rồi Hồ Anh Thái đã không ngần ngại vạch trần cái mác “lưỡng quốc tiến sĩ” “rởm” Êy bằng một sự thật là: “Không viết tiếng Đức thì có người dịch ra tiếng Đức. Không nói tiếng Đức thì có thông ngôn tháp tùng sang Đông Đức một tháng để bảo vệ luận án trước hội đồng toàn giáo sư người Đức. Khi đi là ông kỹ sư hóa chất Việt Nam, khi về là ông tiến sĩ triết học Đức - Việt” [10; 87]. Còn một cái may khác đến với anh ta từ cái chết bất ngờ của người bạn cùng bảo vệ luận án. Vì thế mới có chuyện “chàng ôm bình tro bạn về cùng tấm bằng đỏ của mình. Người sống tự phong là lưỡng quốc tiến sĩ. Người chết thì chẳng ai nhớ mà ghi lên bia mộ: lưỡng quốc tử sĩ” [10; 87].

Cùng một kiểu xuất thân khoa học như vậy, ông chủ tịch hội đồng giám định kiến trúc trong Vẫn tin vào chuyện thần tiên “vốn là một kĩ sư quang học, chỉ vì người ta cần một người quản lý ngành kiến trúc mà phải gửi ông sang nước Đức anh em bảo vệ luận án tiến sĩ kiến trúc trong hai tuần, cho dù ông không cần biết một câu tiếng Đức anh em” [10; 79]. Có phải vì là “nước Đức anh em” nên sự xộc xệch về kiến thức, trình độ chuyên môn của ông được chiếu cố, thời gian bảo vệ được áp dụng theo kiểu siêu tốc hay không? Thông qua “lý lịch khoa học” của những nhà khoa học loại Êy, Hồ Anh Thái đã nhại chính cái danh trí thức hão kiểu “đầu Ngô mình Sở” của không Ýt các nhà khoa học hiện nay. Điều đó rất gần với một sự sỉ nhục. Vì vậy mà khi về nước, ông tiến sĩ kiến trúc cai quản cả một hội đồng giám định là “cái lũ lợn ngủ ngày” nên cả thầy và tớ chẳng ai biết mô tê gì về kiến trúc. Sản phẩm kiến trúc hổ lốn của “các dân tộc các thời đại sum họp” mà “nhất loạt lên tiếng. Kiểu Pháp. Đúng rồi, kiểu Pháp” [5; 80]. Còn vị “lưỡng quốc tiến sĩ” khi đã có địa vị thì “một tay chàng chèo lái con thuyền khoa học xã hội mấy chục năm. Dưới tay chàng bao nhiêu đề tài bao nhiêu công trình bao nhiêu hội

thảo khoa học được thực hiện” [10; 88]. Nghe thì oai thế nhưng xem kỹ lại thì “đề tài không thông qua được thì để năm mười mười lăm hai mươi năm sau vẫn còn nguyên giá trị” [10; 88]. Đến thế tưởng rằng đã là quá lắm. Vậy mà cứ sau cái điệp khúc “bao nhiêu” là một lô một lốc các sản phẩm “tri thức” cả vật chất lẫn tinh thần được sinh ra từ nhà khoa học Êy: “Dưới tay chàng bao nhiêu luận án thạc sĩ tiến sĩ nội hóa bảo vệ thành công. Bao nhiêu nữ tiến sĩ sinh ra một đề tài là sản ra một đứa con. Con cái của các nữ tiến sĩ này đứa nào trông cũng giống đứa nào. Thành ra mét quy ước ngầm là con cái các nữ tiến sĩ không được yêu nhau lấy nhau. Anh em chung một dòng máu như thế có mà loạn” [10; 88]. Cứ theo cách Êy thì chả mấy chốc Việt Nam ta nhà nhà làm khoa học, người người thành tiến sĩ đến mức tiến sĩ nhiều “như lợn con”. Hồ Anh Thái đã không ngần ngại mỉa mai một cách chua chát rằng giá trị của loại tiến sĩ “lợn con” Êy chỉ đáng tính bằng xu lẻ: “Thời buổi tiến sĩ như lợn con, mà toàn là lợn đất, lợn ống tiền, va đập vào nền nhà thực tế là vỡ tan toàn xu lẻ” Tin thật lòng [6; 62]. Nhiều tiến sĩ rởm nên loạn khoa học là đương nhiên. Tại một “phòng khách” gia đình, toàn bộ thực khách gồm các giáo sư, các nhà khoa học đều “tất cả vì một nền văn học, sử học, khoa học nhân văn, khoa học com piu tơ bình dân gọi là tin học, luật học, khoa học quản trị kinh doanh”. Thứ khoa học chui ra từ những tiệc nhậu tại “phòng khách” nên thật vô phúc nếu ai đó “đi dạo trong rừng khoa học” Êy vì “lòng hoang mang chưa thấy ánh đèn le lói ngôi nhà phía xa để xin trú nhờ qua đêm” Phòng khách [5; 18].

Nhiều vị giáo sư, nhiều ông tiến sĩ được đào tạo ở cái nôi Đông Âu còn có điểm chung nữa là họ đều xào xáo lại các kiến thức khoa học đã bị coi là lạc hậu của thế giới. Họ “sử dụng tài liệu từ những bản dịch Đông Âu, cập nhật nhất thì cũng mới chỉ đến đầu những năm 1980”. Công nghệ tin học được các nhà khoa học của ta ứng dụng thành thục trong việc tạo ra các sản phẩm khoa học cắt dán đến mức một người làm khoa học non kinh nghiệm cũng có thể “ngửi thấy rất nhanh trong sách đâu là đoạn các ông cắt dán, copy

rồi paste, đâu là đoạn các ông tự viết” [10; 191]. Hệ quả là chất lượng của các công trình khoa học trở thành mớ kiến thức hỗn độn “ráp nối cong vênh”, như “giọng điệu của bao nhiêu người đặt cạnh nhau nhốn nháo như tranh nhau nói trong một cái phòng hẹp” [10; 191]. Dưới ngòi bút giễu nhại của Hồ Anh Thái, những sản phẩm của một nền khoa học vốn được coi là “quốc sách hàng đầu” mà thực chất là như thế đấy.

Khoa học gắn liền với các hội thảo nhưng hội thảo khoa học thì cũng theo kiểu “treo đầu dê bán thịt chó” mà được thế cũng là tốt. Đằng này chỉ cần có “một vài nghiên cứu sinh người nước ngoài đang sống tại Việt Nam” trong thành phần là hội thảo “điềm nhiên đi kèm chữ quốc tế”. Khổ một nỗi, cái dốt nát, ngu muội của những người tổ chức hội thảo lại lòi ra từ đó do bất đồng ngôn ngữ: “Mấy anh chị nghiên cứu sinh ngoại quốc lên diễn đàn nói bằng ngôn ngữ Tây mắm tôm. Người ta rung động. Toàn bộ cánh học giả yếu ngoại ngữ quay ra trầm trồ trình độ tiếng Việt của bọn Tây ma xó. Yếu tố khoa học trong phát biểu của Tây được châm chước, để lại xét sau” [10; 196]. Đấy là ở trong nước, hội thảo quốc tế thật tổ chức ở nước ngoài thì cốt “làm cái cớ cho các chuyên viên chuyên gia đi ra nước ngoài gặp gỡ nhau”. Đi hội thảo nước ngoài thực chất là “đi chơi” bởi vì “ai nói người Êy nghe”. Gặp những hội thảo “chỉ dùng ngoại ngữ”, “không có phiên dịch” thì việc các nhà khoa học không biết ngoại ngữ của ta “mon men đến hoàn toàn là vịt nghe sấm” [10; 197]. Ngay đến một ông cục trưởng hợp tác quốc tế còn “rất hoảng khi được cấp trên cử tháp tùng thứ trưởng đến hội thảo chỉ nói tiếng Anh” thì những chuyên viên, những nhà khoa học dưới quyền sẽ ra sao nếu gặp tình huống tương tự. Hồ Anh Thái đã chọn cho họ một cách thoát thân bằng một trong ba mươi sáu chước của binh pháp Tôn Tử là “lấy tài liệu và chuồn hết” [10: 198].

Trong xã hội hiện đại, chuyện “du học tự túc” đối với một bộ phận giới trẻ bây giờ là một thứ mốt thời thượng chứng tỏ sự giầu có, thế lực của gia đình; sự sành điệu của các cậu Êm, cô chiêu. Kinh phí du học được gọi là “tự

túc” nhưng thực chất là tiền “bớt xén dự án về địa phương về ngành”. Lý do của việc du học đơn giản là vì “con học trong nước không ra gì là cho con đi du học, sang đấy thầy giỏi trường giỏi nó sẽ giỏi. Con bảo không được là cho du học, môi trường tốt bạn tốt nó sẽ thành người tốt” [10; 162]. Theo đó mà suy thì cứ dốt nát, hư hỏng là cho đi du học thế nên mới có những chuyện “tụ bạ đàn đúm với nhau. Dăm bảy đứa thuê chung một nhà… Cụm lại. Chơi gêm, tán chuyện, đánh bài đánh bạc. Đánh bạc thích của lạ thì đến sòng, có đứa một đêm nướng cả dăm bảy nghìn đô. Vô tư đi đã có hậu phương lớn chi viện” [10; 162]. Vậy mà khi có sự kiểm soát tầm xa của cha mẹ thì vẫn leo lẻo là ngoan là tốt, thậm chí còn lên giọng chê bai giáo dục quốc nội: “Con lên năm thứ hai rồi. Con lên năm thứ ba rồi. Học hành ở đây nghiêm chỉnh căng thẳng lắm không phải học hành ba lăng nhăng như ở nhà” [10; 163]. Kết cục của kiểu “du học tự túc” này là điều mà không gia đình nào, cha mẹ nào mong muốn: “Con mình rời đất nước ra đi mặt trắng môi đỏ hồn nhiên. con mình khi đón về hoặc sang tận nơi bắt về thì mặt xám môi thâm. Hút hít chích choác. Chui lủi trốn tránh cư trú bất hợp pháp sau khi bị trường đuổi” [10; 163].

Những tưởng qua sàng lọc bằng “du học tự túc” thì giáo dục trong nước còn lại là những nhân tố tích cực. Vậy mà vẫn còn đấy những hiện tượng “trường sở thật sự thì chay tịnh. Dạy chay. Học chay. Ngủ chay gật gù giữa hai cái ợ kiến thức. Tôi học đến năm thứ ba viết văn bất thành cú” Phòng khách [5; 5]. Không những “viết văn bất thành cú” anh chàng con ông chủ

“phòng khách” học văn đến năm thứ ba mới biết “mình học nhầm sang môn khảo cổ học” rồi lại bỏ dở để chuyển sang học võ với một cái tặc lưỡi đầy bất cần “văn chả được thì võ”. Những người thầy là hiện thân cho sự mô phạm, cho học thức uyên thâm nhưng lại là “thực khách thường xuyên phòng khách nhà tôi”, là những ông giáo sư “văn giẫm chân lên khảo cổ”, là “ông sử đầu bù răng bựa” có tính hay tắt mắt. Sự học hành có gì là quan trọng bởi cơ chế thị trường, thói thực dụng đã chi phối quan hệ thầy trò nên mỗi học kỳ, mỗi

bài kiểm tra, bài tiểu luận đều đã được quy đổi ngang giá bằng những tiệc đứng, tiệc ngồi. Có lẽ cái thỏa thuận “Một tiệc ngồi là học kỳ ba tháng có bài kiểm tra. Một tiệc đứng là học kỳ sáu tháng có tiểu luận. Tiệc trà tiệc cốc tay là bài kiểm tra giữa giờ linh tinh không kể” đã được cả thầy và trò bàn bạc, trao đổi kỹ nên rành rẽ sòng phẳng đâu ra đấy!

Nếu không được đào tạo chính quy thì còn có những con đường khác để đạt đến tầm cao tri thức. Đó là một chủ trương đúng trong phát triển giáo dục nhưng những biến thái của nó mới là điều mà Hồ Anh Thái muốn phơi bày để mọi người cùng nhìn nhận. Theo con đường chuyên tu tại chức, chỉ sau mấy lần “chiếu cố” là một anh bảo vệ đã trở thành một nghiên cứu viên viện nghiên cứu. Mà không chỉ nghiên cứu trong nước, anh ta đi hội thảo nước ngoài như đi chợ: “Anh bảo vệ Ýt năm sau được chiếu cố cho đi đại học tại chức. Anh đại học tại chức Ýt năm sau được chiếu cố trở về làm nghiên cứu viên cho viện” Sân bay [5; 60]. Gốc gác khoa học như thế nhưng rất hay tự mãn, vênh váo ta đây trí thức cấp tiến. Cái mà anh ta khoe khoang thật đáng là trò cười cho thiên hạ: “Gã đi đau cũng kẹp nách một quyển Trung văn, kẹp đến hôi cả sách vẫn mấy câu hỉ hảo hủa ái nhi. Đi hội thảo Nhật về, gã quẳng phắt cuốn Trung văn ẵm mùi xơ xác như một bó dưa, kẹp thế vào đó một cuốn tiếng Nhật cấp tốc, tiếng Nhật thực sự tinh tế hơn nhiều” [5; 61].

Như vậy, từ cái nhìn giễu nhại của Hồ Anh Thái, người đọc thấy được thực chất của những chuyện nghiên cứu khoa học, những chuyện học hành, thi cử, phong danh đang tồn tại ngay trong nền khoa học giáo dục nước nhà. Từ những sự thật Êy, tác giả đã buộc người đọc phải trăn trở, suy nghĩ dù trước đó không Ýt lần anh đã làm họ phải bật cười thành tiếng.

Một phần của tài liệu cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của hồ anh thái (Trang 53 - 58)