Ên tượng đầu tiên mà người đọc nhận ra khi đọc tác phẩm của Hồ Anh Thái là chất giọng hài hước, hóm hỉnh nhất là trong những sáng tác giai đoạn đầu. Trong truyện ngắn Những cuộc kiếm tìm, chóng ta bắt gặp một cái nhìn tinh nghịch, hóm hỉnh của nhân vật tôi, một chàng trai thông minh, thích đùa. Cả hai cô gái được bạn bè mai mối đều trở thành đối tượng hài hước trong câu chuyện của anh. Cô thứ nhất, tiểu thư Êli “nhà mặt phố bố làm to”, vẻ ngoài thì điệu đà, kiểu cách mà bên trong tâm hồn lại trống rỗng và giả tạo. Trong buổi tiếp xúc lần đầu tiên, nhân vật tôi cứ lặng lẽ quan sát và ghi nhận hàng loạt những câu cảm thán “úi giời, thế á” và những cái “giật mình rất kịch” của cô gái. Cô thứ hai là một cô mậu dịch viên bán thịt lợn tên Lánh có vóc người vặm vỡ, lực lưỡng và bên ghi đông xe đạp lúc nào cũng dắt sẵn một con dao bầu. Sau buổi đầu gặp gỡ, chàng trai vui tính đã phải thốt lên suy nghĩ thật hài hước khi cô yêu cầu anh phải chăm tập thể thao: “Thôi chết, Lánh đã bắt đầu nhìn tôi bằng cặp mắt của một cô bán thịt, cái gì hơn về cân về lạng dứt khoát phải đáng tiền hơn những cái hụt cân. Giá trị của tôi sẽ được nâng lên tỷ lệ thuận với sự tăng lên của chiều cao và cân nặng” [9; 24].
Mười lẻ một đêm cũng được xem là cuốn tiểu thuyết viết bằng giọng
hài hước chủ đạo. Ngay từ những dòng mở đầu, tác giả như đã muốn đặt ra một khế ước với người đọc về sự đáng tin của câu chuyện mà anh sắp kể. Anh dẫn người đọc đi vào thế giới “mười lẻ một đêm” bằng một chất giọng “tưng tửng”, “được xuyên thấm bởi tính bỡn cợt, giễu nhại”: “Có một người đàn
ông và một người đàn bà bị nhốt trong căn hộ trên tầng sáu… Chính xác thì không đúng mười lẻ một đêm ngày, nhưng thực sự là bao nhiêu thì độc giả phải theo dõi hết cả cuốn sách mới biết được. Chẳng phải là tác giả giữ mánh hay giấu bí quyết gia truyền mà cái gì cũng phải tuần tự. Đôi khi đọc sách cũng là dịp thử thách lòng kiên nhẫn. Sách dở thì thử thách lòng khoan dung” [10; 7]. Đi sâu vào tác phẩm, rất nhiều chỗ, giọng hài hước vừa là chất giọng thật của nhà văn, vừa là giọng của những người trong cuộc. Khi giễu văn hóa nhà nghỉ dễ dãi, tác giả nhại đi nhại lại điệp khúc “chuyện Êy ngày nay hơi bị dễ” nh để khẳng định những cái dễ: thời gian, địa điểm, điều kiện cho thuê… Các cuộc truy quét tệ nạn xã hội của cơ quan chức năng thì giống nh những cuộc chiến “tìm và diệt” nhưng thực chất chỉ “đầu voi đuôi chuột” vì “tìm được rất Ýt và diệt Ýt hơn”. Cũng có khi giọng giễu cợt hài hước lại hướng tới sự Êu trĩ, dốt nát của một số người thông qua cuộc làm ăn của mấy hoạ sĩ trong nhóm “ngũ hổ” với đối tác nước ngoài: “Hồng Kông rút bản hợp đồng ra, rút bút ra bảo một gã kí. Xai xai (sign - kí tên). Tay chỉ chính xác vào chỗ cần kí. Cả bốn gã đều ngớ cả ra. Nó bảo sai sai cái gì. Hợp đồng sai thì bố đứa nào dám kí. Thôi thì mày kí đi. Điên à, nhỡ nó ghi tao nợ nó triệu đô tao cũng kí à” [10; 41]. Khi giễu một gã đàn ông không ra dáng đàn ông, tác giả viết: “địch xanh ta đỏ, địch nhỏ ta to, địch co ro ta hùng dũng. Hai mẹ con vừa nghe ông chú diễn tả vừa lăn ra cười. Căn cứ vào công thức Êy thì ông chú này phải thuộc phe địch. Xanh, nhá, co ro, ngồi ăn cơm đầu gối quá tai. Mùa hè chan bát canh cái ngực lép bốn nghìn năm cứ nhuễ nhõa mồ hôi… Lại còn đánh độc cái quần đùi rộng ống. Hai cẳng chân que tăm dạng ra như ngồi giữa đống cùng giới với nhau… Gã đàn ông của mẹ thao thao ta thắng địch thua địch to ta nhỏ. Gã là thằng địch còm nhom chỉ có hai quả cà thõng thệu phô ra là to. Bèo nhèo giọt mồ hôi. Địch xấu, địch khác ta là ở chỗ Êy. Địch là lũ đàn ông” [10; 65].
Tự sù 265 ngày cũng là tập truyện ngắn nổi bật chất giọng hài hước.
khóc như một bà nhà quê chết đời chồng thứ ba” đến nỗi tác giả phải phân bua với độc giả: “xin đừng phạt vi cảnh tôi vì giữa nơi công cộng đã miêu tả nỗi đau người khác bằng nụ cười nén nhịn” [5; 16]. Khi kể chuyện ông sử và vợ ăn cắp đồ tại tiệc chiêu đãi sứ quán Mỹ, tác giả đã không bình luận trực tiếp hành vi ăn cắp của hai ông bà mà lên giọng trách khéo sứ quán Mỹ bảo vệ an ninh không đúng cách: “Cái sứ quan nọ đã lật lọng một giai đoạn kiểm tra. Người ta thông thường chỉ đặt máy dò khi khách đến. Nh vậy mới là bảo vệ an ninh. Họ lại đặt máy dò khi khách đi. Nh vậy là chỉ nhằm bảo vệ tài sản cho chính họ” [5; 24]. Còng trong truyện ngắn này, Hồ Anh Thái còn nhại giọng Tây nặng thổ ngữ bản địa, chơn chớt và ngọng nghịu của cô Rose Hồng “em là người Mỹ nhưng em tên là Hồng” để giễu cợt cái tự hào thái quá của cô “Tây mắm tôm” này. Trong Chín Triệu, Ba Triệu, Hai Triệu và Bóng
Rổ, tác giả đã gọi tên nhân vật bằng một giọng rất hài hước, tưng tửng: “cả ba
cô sẽ trở thành diễn viên nổi tiếng, ta chẳng nên gọi tên thật của họ ra làm gì. Cứ đơn giản gọi họ là Chín Triệu, Ba Triệu, Hai Triệu mặc dù dùng tiền nong để đặt tên nhân vật đâu có hay gì” [5; 87]. Chất hài hước, hóm hỉnh bật ra từ cách nêu phản đề mà tác giả thường hay sử dụng nh thế.
Trong Bốn lối vào nhà cười, không Ýt lần Hồ Anh Thái đã làm người đọc không nén được tiếng cười “bởi bốn con đường vào nhà cười của anh đều lát đá hoạt kê. Cái giọng văn hài hước, ngôn ngữ đường phố, chợ búa đầu thế kỷ XXI đọc để giải sầu” (Báo điện tử Vietnamnet.vnn.vn). Cá Sấu 2 trong
Trại cá sấu tuổi đã ngoại băm nhưng “chiều tối mốt Phó Đoan đi đánh ten nít.
Sáng sớm mốt tiên nữ hạ thuỷ đến bể bơi. Bể bơi nước biếc đong đưa cái mình xà giả lươn, tròng trành con mắt núi Đôi sông Nhị” được tác giả mượn lời nhân vật để bỡn cợt: “bây giờ vồ được Cá Sấu 2 họa sĩ đắc thắng ngấm ngầm đã báo oán được con bồ cũ, cho nó thấy tắt đèn thì cao ốc cũng như nhà cấp bốn, cho nó thấy khoảng cách từ cái đẹp đến cái xấu chỉ có một ly, cho nó thấy Cá Sấu chứ không phải nó sẽ nổi tiếng sẽ đi vào lịch sử hội hoạ” [6; 29]. Có khi cái cười bật ra từ giọng rao giảng chính trị, sính nói chữ của một cô
Ôsin: “Nhất lắc đầu, con này cháu dạy là dạy thế thôi, còn u mê chán, không bao giờ vươn lên địa vị người chủ được đâu. Quần chúng của cháu toàn là những người giác ngộ giai cấp, toàn là những người con ưu tú của giai cấp”
Bến Ôsin [6; 59]. Cái cười như chất chứa trong mỗi lời dẫn truyện khi tác giả
kể chuyện một bà mẹ đến tuổi về hưu “bao nhiêu duyên đang lặn vào trong bong hết ra ngoài” nên có cả một một lô một lốc những chàng ngũ tuần, lục tuần, “toàn là mầm non công ty nghĩa trang hoàn vũ, đa số là hội viên bể bơi người cao tuổi (…), sân vận động tình nghĩa. Các bậc phụ huynh càng cao tuổi càng kiễng chân tươi duyên rướn cổ gồng mình lãng mạn” xếp hàng dưới bóng hoàng lan mong được “hóa thành cây si” Cây hoàng lan hoá thành cây
si [6; 115].
Có thể nói, bằng chất giọng hóm hỉnh và hài hước, Hồ Anh Thái đã làm bật được những cái đáng cười, đáng chế giễu trong đời sống và đặc biệt là con người sau lớp vỏ bọc hào nhoáng và danh giá bên ngoài. Nhờ tiếng cười thoải mái, tự nhiên Êy, người đọc có cơ hội được nhìn nhận cuộc đời và con người ơ những góc nhìn dân chủ hơn. Giọng văn “trơn lướt và hài hước” đã đáp ứng được nhu cầu cần giải toả, “xả xú páp” của con người thời hiện đại, khi mà tiếng cười trong văn học đang dần lấy lại vị thế của nó. Đây thực chất là một quá trình làm mới văn học, Ýt nhất là trên phương diện nghệ thuật kể chuyện.