Việc đặt tên nhân vật trong văn học luôn mang một dụng ý của tác giả nhằm biểu đạt một ý nghĩa nào đó của nhân vật trong tác phẩm. Tên nhân vật là một yếu tố tạo nên hình tượng nhân vật, là một kí hiệu nổi trội trong chỉnh thể hình tượng nhân vật. Qua việc đặt tên cho nhân vật, tác giả thể hiện quyền lực của mình trong việc tái hiện, miêu tả con người tức là gắn liền với một quan niệm nghệ thuật về con người mà tác giả muốn thể hiện, muốn truyền đạt tới người đọc. Với ý nghĩa như vậy, Hồ Anh Thái đã có ý thức trong việc đặt tên cho nhân vật của mình nhằm qua đó thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận cuộc đời và con người hôm nay.
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, nhân vật của Hồ Anh Thái chủ yếu được đặt cho những cái tên thậm xưng hoặc được mã hóa. Tập truyện ngắn
Mảnh vỡ đàn ông gồm 12 truyện chủ yếu được viết bằng cảm hứng trữ tình
nhân văn, chỉ có 4 truyện thể hiện rõ cảm hứng giễu nhại (gồm Những cuộc
kiếm tìm, Món tái dê, Cứu tinh, Lò con hoang) thì tỷ lệ số truyện mà nhân
vật mang một cái tên thậm xưng hoặc được mã hóa trên tổng số là 2/4; trong
Tự sù 265 ngày là 8/11; trong Bốn lối vào nhà cười cũng là 8/11; trong Sắp đặt và diễn là 4/4 (chỉ tính 4 truyện ngắn thể hiện rõ cảm hứng giễu nhại
không có trong hai tập Tự sù 265 ngày và Bốn lối vào nhà cười). Trong tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế và Mười lẻ một đêm, phần lớn nhân vật được đặt tên theo cách mã hoá hoặc mang những cái tên thậm xưng. Một số nhân vật được đặt tên theo cách thông thường nhưng có nhiều cái tên mang ý nghĩa giễu nhại.
Tìm hiểu cụ thể hơn, chúng tôi tạm chia thế giới nhân vật trong các tác phẩm đã khảo sát của Hồ Anh Thái thành hai loại chủ yếu như sau: