Giễu nhại, một cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của Hồ Anh Thá

Một phần của tài liệu cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của hồ anh thái (Trang 25 - 29)

có thể khẳng định cảm hứng giễu nhại là một đặc điểm khá nổi bật trong văn xuôi nước nhà sau 1975 đồng thời là một vấn đề cần được nghiên cứu tìm hiểu một cách nghiêm túc và có hệ thống khi nghiên cứu văn học sau 1975.

1.2.3. Giễu nhại, một cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của Hồ Anh Thái Thái

Hồ Anh Thái bước vào làng văn từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX nhưng phải sau đó gần 10 năm, tác phẩm của anh mới được người đọc chú ý. Khởi đầu cho những sáng tác thành công của Hồ Anh Thái là tập truyện ngắn mang tên Chàng trai ở bến đợi xe (1985). Ngay sau đó tiểu thuyết Người và

xe chạy dưới ánh trăng xuất hiện năm 1987 đã chứng tỏ một sự đổi mới rõ

rệt về tư duy nghệ thuật của nhà văn ở khả năng khám phá hiện thực. Đó là thứ hiện thực mờ ảo, chập chờn hư thực giữa thực tại và những giấc mơ. Có thể nói, cảm hứng chủ đạo của tác phẩm là chất trữ tình nhân văn thấm đẫm không gian của thực tại và hồi ức, cả hiện tại và quá khứ của nhân vật trung tâm là Toàn. Chiến tranh được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau, được soi chiếu từ chiều sâu tâm hồn con người, từ số phận cá nhân. Một cái nhìn hiện thực không bằng mắt thường mà bằng tâm linh.

Cùng cảm hứng nhân văn với Người và xe chạy dưới ánh trăng, tiểu thuyết Trong sương hồng hiện ra, lại hướng góc nhìn vào chiều sâu vô thức, tái hiện hiện thực qua những giấc mơ, những yếu tố kỳ ảo. Qua tác phẩm, tác giả như “muốn bày tỏ khát khao của một thế hệ hậu chiến đuợc nhìn xuyên

qua màn sương dày đặc của huyền thoại anh hùng và quyền uy bao phủ lên thế hệ chiến tranh” [1; 426 ].

Với một thời gian sống và làm việc tương đối dài ở Ên Độ cũng nh nghiên cứu văn hoá phương Đông, Hồ Anh Thái có điều kiện suy nghĩ, chiêm nghhiệm sâu sắc hơn về cõi đời mênh mông, số phận con người nhỏ bé. Những tác phẩm viết trong “giai đoạn Ên Độ” của anh thấm đẫm cái nhìn cảm động về số phận con người. Tác giả đặt con người trong mối quan hệ với những hủ tục ngàn đời (Tiếng thở dài qua rừng kim tước), trong quan hệ giữa các nền văn minh văn hoá (Cuộc đổi chác, Người Ên), hoặc với lịch sử xã hội (Lá quốc thư).

Sau giai đoạn Ên Độ, Hồ Anh Thái vẫn tiếp tục con đường tìm tòi đổi mới của mình nhưng đã bắt đầu có những thể nghiệm mới. Biểu hiện rõ nhất trong sự đổi mới đó chính là sự trỗi dậy của cảm hứng giễu nhại. Tiểu thuyết

Cõi người rung chuông tận thế viết về cõi người nh mét sa mạc mênh mông,

hoang vắng của cái ác, dục vọng và lòng Ých kỷ. Tưởng chừng sự trỗi dậy của cái ác mạnh đến nỗi mà tác giả phải hốt hoảng rung lên hồi chuông cảnh tỉnh. Trong cõi người, thiện ác luôn là một vấn đề lớn lao, có tầm ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống con người. Một trong những điểm mới trong cách thể hiện của tác giả là việc lựa chọn điểm nhìn trần thuật. Anh “đứng trên cỗ xe của cái ác”, gần gũi, tòng phạm, hoá thân vào cái ác để chỉ ra nguyên nhân sâu xa của nó, để giúp ngnười đọc nhận ra sự thật trần trụi trong cõi đời này là “cái ác vẫn còn đeo đẳng, khó buông tha ai”. Viết về một vấn đề lớn lao với thái độ phê phán quyết liệt nh vậy nhưng Hồ Anh Thái vẫn có thể khiến người đọc đôi lúc phải bật cười dù đó là những cái cười ra nước mắt. Từ cách đặt tên nhân vật - những gã thanh niên cao to, đẹp trai có những cái tên rất lạ, gắn liền với tính cách hoặc mang hàm ý giễu nhại như Bóp, Cốc, Phũ đến hiện thực đời sống làng chài bị cơn lốc kinh tế thị trường xâm nhập đã biến những bãi biển của những người dân chài lam lũ thành một bãi biển sôi động thị trường kinh doanh vốn tự có. Nền kinh tế thị trường còn tạo ra một loại người

háo danh, hám lợi, “công ty TNHH mọc nên như nấm”, “giám đốc công ty TNHH cũng đội đất chui lên như rươi” đến độ “cha lập công ty của cha, mẹ lập công ty của mẹ, con lập công ty của con. Óm ba la, ba ta đều là giám đốc!” [4; 139].

Mười lẻ một đêm mới ra mắt bạn đọc gần đây như là sự tiếp tục khẳng

định lối viết đã định hình của Hồ Anh Thái. Cốt truyện kể về một người đàn bà và một người đàn ông tình cờ (hoặc cũng có thể không phải thế) bị nhốt trong một căn hộ chung cư trên tầng sáu trong 11 ngày đêm (thực ra là 8 ngày). Trong những ngày bị giam lỏng đó, đã có biết bao nhiêu chuyện xảy ra với họ và cũng có bao nhiêu chuyện để người đọc biết và suy ngẫm. Từ nỗi mừng tủi trong ngày gặp gỡ sau bao năm xa cách; chuyện “ẩm thực rồi sex”; chuyện đời mẹ người đàn bà - một bà mẹ năm đời chồng “năm mươi tám tuổi nhưng mãi mãi có một trái tim thiếu nữ”, đến những chuyện về “hoạ sĩ trồng chuối hột” có sở thích khoả thân dốc ngược đầu xuống đất; chuyện vị giáo sư khả kính thao thao bất tuyệt cả trong diễn thuyết và Èm thực lại có tật hay đái bậy; chuyện ông Víp chồng người đàn bà có tật nhắm mắt khi diễn thuyết vì thấy nó như một khoái cảm xác thịt..v..v. Có thể nói Mười lẻ một đêm cũng chính là mười lẻ một chuyện đời, mười lẻ một chuyện hài.

Cùng với hai tiểu thuyết tiêu biểu trên đây, những truyện ngắn của Hồ Anh Thái sau giai đoạn Ên Độ thật sự là những trang văn nổi bật cảm hứng giễu nhại. Tập truyện ngắn Tự sù 265 ngày ngay từ khi xuất hiện trên văn đàn năm 2001 đã gây được sự chú ý của người đọc về nhiệt tình tìm tòi, tự đổi mới mình không ngừng nghỉ của tác giả. Qua tác phẩm, người đọc chứng kiến sự thật trong đời sống của tầng lớp được coi là ưu tú của xã hội. Từ quan chức đến chuyên viên, phục vụ; đủ học vị, học vấn, thành phần giới chức: Nhà khoa học, nghiên cứu viên, nhà văn, sử học, võ sư, nghệ sỹ; phần lớn được đặt tên bằng cách mã hóa hoặc vô danh. Có thể nói, những nhân vật trong Tự sù 265 ngày được xây dựng như là những mẫu hình đại diện cho một loại trí

hoạt của họ. Rất nhiều thói hư, tật xấu, sự bất tài vô tướng của giới công chức trong Tự sù 265 ngày được chỉ ra dù Hồ Anh Thái không có ý bôi đen cuộc sống. Việc nhận ra và nói thẳng bằng thái độ giễu cợt, trào lộng những thói tật của một bộ phận người đang có nguy cơ phổ biến trong xã hội là một trong những đóng góp quan trọng của tác giả ở tập truyện này. Tư tưởng và cách thể nghiệm này được anh tiếp tục phát huy trong tập truyện ngắn Bốn lối vào nhà

cười và một số truyện ngắn trong tập truyện ngắn Sắp đặt và diễn.

Có thể nói, trong các sáng tác ở giai đoạn sau của Hồ Anh Thái, giễu nhại đã thực sự trở thành một cảm hứng chủ đạo, có tác động tới hầu hết các yếu tố của mỗi tác phẩm. Qua cảm hứng giễu nhại, Hồ Anh Thái muốn khẳng định các nguyên tắc thế giới quan nhất quán của mình trong sáng tác. Đó là lòng yêu thương con người, yêu thương cuộc sống. Vì yêu thương nên mới có phê phán để con người và cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.

Chương 2

Cảm hứng Giễu nhại trong cái nhìn đời sống và con người của hồ anh thái

Như đã nói ở trên, giễu nhại đã trở thành một cảm hứng chủ đạo trong các sáng tác của Hồ Anh Thái giai đoạn sau Ên Độ tập trung ở các tác phẩm

Cõi người rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm, Tự sù 265 ngày, Bốn lối vào nhà cười và một số truyện ngắn trong hai tập truyện ngắn Mảnh vỡ đàn ông và Sắp đặt và diễn. Trong những tác phẩm này, Hồ Anh Thái đã tập

trung thể hiện cái nhìn đời sống và con người không xuôi chiều, dễ dãi mà trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đi sâu khai thác những vấn đề gai góc

của đời sống, khám phá những điều mới mẻ trong bản chất con người. Tất cả được dẫn dắt bởi cảm hứng giễu nhại độc đáo mà chính nó đã làm nên chiều sâu trong cái nhìn nghệ thuật của Hồ Anh Thái.

Một phần của tài liệu cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của hồ anh thái (Trang 25 - 29)