GIỄU NHẠI TRONG CÁI NHÌN VỀ CON NGƯỜ

Một phần của tài liệu cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của hồ anh thái (Trang 70 - 71)

Nhìn một cách khái quát, quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi sau 1975 đã có sự đổi mới rõ rệt, đặc biệt là sau khi Nguyễn Minh Châu có tiểu luận Hãy đọc lời ai điếu cho mét giai đoạn văn nghệ minh họa. Cảm hứng sử thi trong văn xuôi sau 1975 nhạt dần nhường chỗ cho cảm hứng đời tư và thế sự. Dưới góc độ lý luận, “quan niệm nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hoá thân thành các phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật” (Từ điển thuật ngữ văn học, Trần Đình Sử - Lê Bá Hán, Nhà xuất bản ĐHQGHN, 1999). Như vậy, quan niệm nghệ thuật về con người chính là sự lý giải, khám phá con người, tức là cái nhìn, cách thụ cảm của nhà văn về con người và những nhận xét, đánh giá về nó. Tất cả những sự thụ cảm, nhận xét, đánh giá… về con người đã chuyển hoá thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp… để thể hiện con người trong văn học. Nó phải tạo nên giá trị thẩm mỹ cho nhân vật trong tác phẩm. Chính quan niệm nghệ thuật về con người Êy đã chi phối mạnh mẽ đến những tìm tòi, đổi mới của văn xuôi sau 1975 trong cái nhìn về con người. Các tác giả văn xuôi sau 1975 đã phá vỡ cái nhìn nhất phiến, tĩnh tại để hướng đến một cái nhìn đa diện, đa chiều, phức tạp và sâu sắc hơn về con người. Những giá trị của con người được thể hiện trong văn xuôi sau 1975 nằm ở con người cá nhân, đa trị, lưỡng cực, không trùng khít với địa vị xã hội của nó; là con người không thể biết hết, không thể biết trước và đầy bí Èn… Có thể nói, trong sáng tác của Hồ Anh Thái, con người được thể hiện với tư cách là con người trần thế với tất cả chất người tự nhiên của nó. Bản thân con người luôn bao gồm các yếu tố, những mặt vừa đối lập vừa hoà đồng lẫn nhau như tốt đẹp và xấu xa, lương thiện và độc ác, cao cả và thấp hèn, ý thức và vô thức; cái trong sáng đi liền với cái mờ đục, tối tăm; sự chuẩn mực xen lẫn nhếch nhác, phàm tục…Tuy nhiên điều quan trọng mà chúng tôi nhận thấy trong những sáng tác của Hồ Anh Thái mà chúng tôi khảo sát là ở chỗ, anh nghiêng về đi sâu khám phá con

người ở phần khuất tối, ở mặt tiêu cực, cái phàm tục, sự nhếch nhác… bằng một cảm hứng giễu nhại tập trung. Điều đó làm cho những tác phẩm nghệ thuật của anh có dáng dấp những bản hoà tấu nghiêng về “nghịch âm”, “đục như nước suối mới sa nửa vời”.

Là một nhà văn luôn có những phát hiện, tìm tòi đổi mới không ngừng nghỉ, qua cái nhìn giễu nhại, Hồ Anh Thái đã chỉ ra những nét khiếm khuyết của con người trong xã hội hiện đại như: con người và tâm lý sùng ngoại, háo danh, thực dụng; con người phi nhân tính và con người tự nhiên bản năng. Những điều mà chúng tôi nhận thấy trong sáng tác của Hồ Anh Thái trên đây như để góp thêm một tiÕng nói, một cái nhìn về con người vào mẫu số chung của văn xuôi sau 1975 là nhấn mạnh sự không hoàn thiện, sự “đa đoan” của con người trong “cuộc đời đa sự”.

Một phần của tài liệu cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của hồ anh thái (Trang 70 - 71)