Là người trong cuộc nên khi nói về văn học nghệ thuật, Hồ Anh Thái vừa như bàn chuyện người vừa như là để nói chuyện mình, giễu mình, nhại mình. Mở đầu Mười lẻ một đêm anh đã giễu chính văn chương của mình nếu như nó không đáng để được tụng ca. Văn chương như cách nói của anh có hai
loại: Loại dùng để “thử thách lòng kiên nhẫn” và loại “dở thì thử thách lòng khoan dung”. Nói như vậy thì để có một tác phẩm hay, hấp dẫn là điều không dễ. Nhưng văn chương đâu phải là để “thử thách” độc giả. Đương nhiên là không và vì thế tác giả muốn giễu thực trạng kém cỏi về chất lượng của văn học hiện nay.
Ở một đất nước được mệnh danh là “đất nước của thơ ca, mỗi người dân là một thi sĩ, bà nhà quê không biết chữ còn làm được thơ. Chất văn chương thơ phú có sẵn trong máu” [10; 87], mỗi người dân thì luôn tự hào “ta sinh ra ở một đất nước thơ ca. Ta có dân ta hầu như ai cũng biết ghép vần thành thơ, ho ra thơ thở ra văn hắt hơi ra tiểu luận” [5; 17] thì sự đối xử dễ dãi, ngộ nhận về văn chương và làm nghèo văn chương là một điều dễ hiểu và là một thực tế đáng buồn. Trong Mười lẻ một đêm, một ông đang là nhà khoa học, là thầy của nhiều người thấy không mặn mà với khoa học liền quay ra sáng tác, “làm thơ, viết tuỳ bút ngẫu bút tản văn tạp văn”. Thơ văn của thầy lập tức được các trò cũ là những người “nắm vị trí chủ chốt trong báo chí xuất bản” hưởng ứng nhiệt liệt bằng cách “đăng thơ đăng văn thầy ngổn ngang báo chí, đăng bài lăng xê sách mới của thầy” [10; 88]. Cái lố bịch đáng cười và đáng chê trách nhất là sự thật về chất lượng thơ văn của thầy thì học trò lại quá rõ vì “ai cũng biết văn thơ thầy vừa đọc vừa bịt mũi” [10; 88]. Biết thì biết vậy nhưng họ vẫn phải bấm bụng làm thinh vì đây là lúc trò trả ơn nghĩa thầy trước đây đã không tiếc họ “cái chữ ABC (đọc là a bờ cờ)”. Nếu không có trò có lẽ thơ của thầy chẳng bao giờ được người đời biết đến nhưng giá như các trò cứ dứt khoát xử sự như anh chàng thư ký Tạp chí “Chơi” trong truyện ngắn Chơi “nhấc ống nghe lên nói ngay, không, không nhận thơ đâu, thơ ca thời nay bốc mùi lắm. Dập máy luôn” thì biết đâu độc giả tránh được cái cảnh “vừa đọc vừa bịt mũi”.
Trong truyện ngắn Cây hoàng lan hóa thành cây si, Hồ Anh Thái kể chuyện về một ông sáu mươi hai tuổi, đã ly dị vợ không chịu nổi cô đơn dùng thơ tỏ tình. Mà thơ ông là “một thứ thơ lang thang trong vườn cảm xúc, có thể
nổ máy bắt đầu từ bất kỳ đâu, có thể dừng lại hái hoa bắt bướm ở bất kỳ đâu cũng được” [6; 117]. Nghe thơ ông một lần góa phụ đâm ra sợ thơ (thực ra là khinh thường) đến mức người con hiểu lòng mẹ phải thốt lên: “không gì uy hiếp mẹ tôi bằng dọa đọc thơ cho bà nghe” [6; 117]. Cứ như thế chẳng mấy chốc nghề văn trở thành một thứ nghề “tầm thường” nhưng với những kẻ “điếc không sợ súng” thì có sao đâu. Họ vẫn vỗ ngực tự khoe cái danh hão, sự ngộ nhận đáng thương về vai trò của thơ văn một cách say sưa như thể đó là một sứ mệnh giời đày. Trong Lọt sàng xuống nia, một ông bố làm trong công ty liên doanh chót bị hồn thơ nhập vào, đi đâu cũng đọc thơ của con gái, thậm chí còn đòi đọc cho tổng giám đốc Tây nghe dù đã bị xua đuổi “nâu nâu nâu nông nông nông nhét nhét nhét, tao có biết tiếng Việt đâu mà nghe thơ”. Thế mà chẳng chịu lui lại còn ra sức tụng ca “thơ là ngôn ngữ không biên giới, là nghệ thuật toàn nhân loại, nó có lối đi riêng vào tâm hồn con người không phân biệt quốc tịch, không cần hiểu thơ mà chỉ cần nghe vần điệu thơ nhạc thơ trong ngôn ngữ nguyên bản, tiếng Việt lại giàu thanh giàu điệu giàu nhạc cảm” [7; 261]. Một thôi một hồi làm độc giả muốn đứt hơi mà vẫn tiếp luôn được mấy bài nhưng khi nhìn lại thì ôi thôi “sếp Tây trắng bệch ra lặng hẳn đi. Sắc diện của người quá rung cảm quá tái tê xúc động” [7; 262]. Kết quả là ngay hôm sau, ông bố của “cô đồng thơ” bị đuổi việc, kết thúc sự nghiệp làm giàu và mở ra mét giai đoạn “hiến thân trọn vẹn cho cõi hoang tưởng”. Giễu đến thế thì có thể thấy Hồ Anh Thái đã chán ghét đến thế nào cái ảo tưởng của các loại chủ thể từ sáng tác, phê bình văn học đến độc giả tầm thường; cái ảo tưởng đến lố bịch của những kẻ nhân danh văn chương mà không biết mình đang bôi xấu văn chương, đang tàn phá văn chương. Như một nghiệp chướng, một thứ bệnh di truyền, “cô đồng thơ” mười năm tuổi trong kỳ thi tốt nghiệp môn lịch sử cắn bút không làm được bài liền làm ngay một bài trường ca “ca tụng truyền thống thơ ca của một đất nước thơ ca, nàng quả quyết tất cả các danh nhân trong lịch sử dù thuộc lĩnh vực nào xa lạ với thơ thì cũng đều là các nhà thơ. Nhà thơ theo nghĩa đen” [7; 262]. Còn vị giáo sư “văn
giẫm chân lên khảo cổ” trong Phòng khách cũng hùng hồn tuyên bố “một cách đầy tự tin rằng võ nghệ quá lắm chỉ đánh được dăm ba người, văn chương đánh dăm bảy vạn người” [5; 8]. Cứ nhìn vào thực tế văn chương nêu trên, độc giả sẽ tha hồ mà cười cái lý thuyết suông đầy tính khẩu hiệu của vị giáo sư nọ. Rõ là trẻ thì ngây thơ thành ra ngây ngô còn lõi đời và chuyên nghiệp nh giáo sư mà hồ đồ và ảo tưởng.
Luôn tự hào là “người Việt bà nhà quê không biết chữ cũng bẻ vần thành thơ hơn cả người thơ chuyên nghiệp” nên nhiều người huyễn tưởng chỉ mong có được cái danh nhà thơ, nhà văn dù đó có là cái danh hão, “chả có quyền lợi gì đáng giá”. Thế nên chuyện kết nạp hội viên hội thơ, hội nhà văn luôn dễ dàng, thuận tiện. Chỉ cần “em đưa ông A đi siêu thị giày tặng ông đôi giày xịn. Em đưa bà B đi siêu thị mê tơ rô tặng quà bạc triệu. Em đưa chú C đi gặp đại diện nước ngoài, lại phiên dịch hê nô gâu gâu giúp chú xin học bổng cho con đi nước ngoài… Vậy là các vị có chầu có chén có chơi. Đủ vằnh đủ vẻ. Chuyến này các vị không bỏ phiếu cho em thành nhà văn thì em cào cho nát mặt” Lọt sàng xuống nia [7; 265]. Há miệng mắc quai, ngậm miệng ăn tiền nên phải cắn răng bỏ phiếu cho những kẻ thiếu tư cách nhà văn thừa tư cách anh chị xã hội đen như thế. Trong lễ kết nạp, tân nữ nhà văn vui sướng, hãnh diện, “cái mâm đồng và hai con cuốn chiếu cứ tưng bừng cả lên. Nàng vẫy tay với khán giả bên dưới mà nổ câu tiếng Anh. Gâu gâu” [7; 266]. Có người chẳng phí tổn đến thế cũng thành nhà thơ là “cô đồng thơ”. Cô đến với thơ không bằng thơ vì ai còng xua cô, chửi cô hoặc có khi còn khen cô nhưng là chửi ngược: “anh đã đọc thơ cô, tuyệt vời ôi tuyệt vời”. Không biết cô có biết đó là cái “mẹo để tránh sự quấy phá của dân thơ phú” mà các tổng biên tập hay dùng. Tuy con đường đến với thơ của “cô đồng thơ” chông gai như lại có kết cục lại bất ngờ mỹ mãn. Hội đồng bỏ phiếu “chẳng ai biết cô là ai, có bài thơ nào hay” nhưng ông chánh văn phòng thì nhớ ra “cô này hôm qua là người phát hiện ra ông nhà thơ nằm trong toa lét”. Phải chăng cứu được ông thơ cũng đồng nghĩa với việc có công cứu thơ suýt rơi vào chốn ô
uế mà “cô đồng thơ” trở thành nhà thơ. Sự hài hước không dừng ở đó vì cuối truyện, độc giả biết rằng người cứu ông thơ là bà tạp vụ. Kết thúc màn hài kịch, tác giả buông những lời triết lý đầy Èn ý: “Sự thật đôi khi đến muộn. Đôi khi bất ngờ. Đôi khi nghiệt ngã” [7; 269]. Cứ theo lời tác giả thì có khi văn chương được cứu rỗi bởi một bà tạp vụ nào đó. Tương lai trở thành nhà văn của bà tạp vụ cũng đã được khẳng định ở cuối truyện. Người đọc xót xa khi nhận thấy sự vô nghĩa của danh hiệu nhà thơ nhà văn như thế.
Sự xuống cấp của văn học còn biểu hiện ở đạo đức nghề nghiệp của người cầm bút. Không thiếu những sự “nhỏ nhen lặt vặt tầm thường ghen ghét đố kỵ” tồn tại trong đời sống của giới cầm bút như một chuyện thường tình, một lẽ tất yếu. “Văn xuôi bao giờ chả chê thơ. Làm nghề bình thường không làm nổi phải đi làm thơ. Làm thơ thất bại đổi sang làm văn. Làm văn thất bại đổi sang làm phê bình. Làm phê bình thất bại đi giảng văn” là một cái “vòng tuần hoàn bất tận” của giới sáng tác phê bình văn học. Đề cao cái này, hạ bệ cái kia tạo ra một thứ hoả mù, chẳng biết đâu là giá trị thực của văn chương. Không chỉ có ghen ghét, đố kỵ, đám văn sĩ này còn sử dụng những mánh lới nghề nghiệp mà thực chất là những trò tiểu nhân để “đánh đấm” lẫn nhau: “Làng văn không xếp chàng vào chiếu nào. Căm hờn, chàng chủ trương trong văn học chỉ có tiểu khí xỏ xiên đánh đấm tất cả những kẻ thành đạt. Chàng ký đủ mọi bút danh nấp trong bụi rậm mà vãi đạn ra” Chơi [6; 92]. Có khi chán “đánh đấm”, đám nhà văn Êy trở thành những kẻ đào mỏ chuyên nghiệp mất tư cách đến mức “hễ một tờ báo mở cửa ra là các nhà thơ đánh hơi thêm một nơi đào mỏ, bay lượn vè vè xung quanh” Chơi [6; 93]. Không kiếm được ở ngoài, có ông nhà thơ còn ăn trộm tiền của con để in thơ thỏa mãn cái danh hão. Thật bỉ ổi vì cái hành động “mỗi tập tiền rút ruột vài tờ một trăm nghìn” của ông nhà thơ đã làm mấy đời thủ quỹ công ty con trai ông ta bị đuổi việc oan. Là một nhà văn có trách nhiệm, Hồ Anh Thái đã lách sâu ngòi bút giễu nhại của mình để lật rõ bộ mặt thật của những nhà văn thiếu lương tâm, đạo đức và trách nhiệm của người cầm bút.
Bên cạnh những mảng tối Êy, Hồ Anh Thái còn chỉ ra những vấn đề tồn tại và bất ổn trong quan niệm và tư duy văn học đã lỗi thời. Đó là những tồn tại của chủ nghĩa hiện thực phải đạo, không chịu viết về cái xấu khi “người xấu là đa số áp đảo khắp nơi mà văn học không chịu dành cho họ một mảnh đất cắm dùi văn học cứ lờ họ đi”. Cái khó là bởi viết về cái xấu cần phải có bản lĩnh, “bằng không an toàn nhất là cứ viết về cái đẹp, nếu thiếu cái đẹp nội dung thì Ýt ra vớt vát bằng vẻ đẹp bề ngoài” Trại cá sấu [6; 25]. Cái khó còn là bởi “mốt viết tốt có viết tốt quá lên một tí nguyên mẫu còn để cho yên, mốt viết xấu thì hãy coi chừng, dây vào những nguyên mẫu bất hảo là dao búa là tống tiền”. Và nguyên nhân được xác định: “chung quy chỉ tại cái mốt hiện thực làm cho nhà văn không còn biết bịa nữa” Sân bay [5; 54]. Đó là thứ văn chương được coi là hạng nhất, là cao cấp “không kể không tả mà suy ngẫm hiện thực” nhưng bản chất của “thứ văn lằng nhằng dây dưa này có nguy cơ làm cho độc giả đời mới sành điệu cười vào mặt, văng cả nước bọt đẫm mùi cun-e vào mặt” và “không phải ai cũng đủ gan đánh đu với văn chương cao cấp khi thấy độc giả bỏ đi gần hết”. Và thế là văn chương cao cấp trở thành thứ văn a dua, xu nịnh độc giả vì “loại cây viết già vỏ non hét nh ta chỉ liếc mắt thấy vậy đã phải đổi giọng hấp dẫn chiều theo thị hiếu độc giả bình dân”
Làn ranh giới [6;158, 159]. Đó còn là vô vàn những phương cách đổi mới
văn học mà xem ra nó như một mớ bòng bong, một vòng luẩn quẩn mà các nhà văn sau một hồi sáng tạo, đổi mới vẫn thấy mình dẫm chân một chỗ với những sản phẩm vô giá trị: “nhà văn chán lối kể chuyện thì xoay ra lan man dòng ý thức, chán kể chuyện ở ngôi thứ ba thì kể được một lúc bèn lôi tuột nhân vật ra cho ghi nhật ký ở ngôi thứ nhất, chán cấu trúc thì phản cấu trúc phi cấu trúc, loanh quanh một lát thì cấu trúc cái khung xe sắt vụn ở nghĩa địa xe” Sân bay [5; 54]. Thực chất của đổi mới văn học có khi cũng chỉ mang tính cải lương nh thế. Đặt ra những vấn đề trong mảng tối của văn học, Hồ Anh Thái đã thể hiện cái nhìn giễu nhại, tự trào về chất lượng văn học, những quan niệm ảo tưởng về văn học; sự dễ dãi, vô trách nhiệm trong đối xử với
văn học và tư cách đạo đức của người cầm bút cùng những bất ổn trong đổi mới văn học. Độc giả không chỉ nhận thức được hiện thực nền văn học nước nhà trong thời kỳ đổi mới mà còn thấy được cái nhìn sâu sắc đầy trách nhiệm của một người cầm bút đối với nghề và quá trình tự nhận thức của tác giả trong văn học.
Rất gần gũi với văn học là báo chí. Trong xã hội bùng nổ thông tin, báo chí trở thành một phương tiện truyền tải thông tin quan trọng của đời sống xã hội. Tuy nhiên, một số báo chí bị cuốn vào cơn lốc của “kinh tế thị trường” đã trở thành những tờ báo “lá cải”, những tạp chí phục vụ thị hiếu tầm thường của một bộ phận độc giả. Trong truyện ngắn Chơi, những tờ báo đọc lên nghe thật hiện đại, mĩ miều và giật gân như: “Chơi”, “Người đô thị”, “Ngày đẹp trời”, “Tiếng vọng”… nhưng nội dung của chúng thì hết sức vớ vẩn. Để có được cái tên gây Ên tượng cho tờ báo là “Chơi”, ban biên tập đã phải lựa chọn, cân nhắc khá công phu và lý do thuyết phục là: “Chơi. Là phong lưu là tiêu xài là nghệ thuật là thưởng thức là cái đích ở kiếp người. Chơi” [6; 80]. Dưới ngòi bút giễu nhại của Hồ Anh Thái, cái gọi là “quyền lực thứ tư” Êy có khi ra đời bên nồi nước dùng quán bún ốc: “Tờ báo coi như hoài thai bên nồi nước dùng nghi ngút mùi gừng mùi xả sực nức” [6;78]. Nội dung báo chắc cũng chỉ đến mức “nhạt như nước ốc” mà thôi. Tạp chí văn hóa văn nghệ lối sống có mọi thứ “thượng vàng hạ cám” từ “văn hóa văn nghệ cho đến lịch sử đến khoa học và kinh tế thế giới, từ xu thế thời đại cho đến lối sống, cái ăn cái mặc cái ở cái làm cái giải trí cổ kim đông tây, tức là tất cả những gì tạo nên con người và xã hội, không có một giới hạn nào. Chỉ trừ chính trị nhà nước và tôn giáo” [6; 81].
Ban biên tập báo thì là một tập thể ô hợp những nhà phê bình, nhà thơ, nhà báo, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân thất nghiệp chưa làm báo bao giờ cũng được vì “chơi được thì viết được”. Tạp chí “Ngày đẹp” thì “do một ông phó tổng tung hoành, tổng biên tập và tòa soạn không ai biết làm báo, chẳng qua cơ quan chủ quản bổ nhiệm thì phải làm” [6; 88]. Thư ký tòa soạn không khá
hơn, cũng chỉ “như một thứ cửu vạn cho tổng biên tập trên và ban biên tập dưới” và quả là anh ta là một người phù hợp vì có sức mạnh cơ bắp của một gã “cao to đen tươi” [6; 83]. Thẻ nhà báo thì như một thứ giấy thông hành, có tác dụng giúp nhà báo trốn vé cầu phà… Cái sức mạnh thực sự của “quyền lực thứ tư” nằm ở những mánh khóe mà cánh báo chí sử dụng để “làm tiền” vì