Những nguy cơ làm biến dạng và tha hoá đối với con ngườ

Một phần của tài liệu cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của hồ anh thái (Trang 29 - 40)

được dẫn dắt bởi cảm hứng giễu nhại độc đáo mà chính nó đã làm nên chiều sâu trong cái nhìn nghệ thuật của Hồ Anh Thái.

2.1. GIỄU NHẠI TRONG CÁI NHÌN ĐỜI SỐNG

Trong xu hướng đổi mới văn xuôi sau năm 1975, Hồ Anh Thái là một trong những nhà văn mạnh dạn phơi bày sự thật trần trụi của đời sống đất nước trong thời kỳ đổi mới, lật tẩy những cái tiêu cực của xã hội, nhận chân lại các giá trị của đời sống bằng cảm hứng giễu nhại nhất quán. Nội dung giễu nhại chủ yếu mà tác giả hướng đến là những nguy cơ làm biến dạng và tha hóa đối với con người; những xác tín bị nghi ngờ, những chuẩn mực bị mất giá; những góc khuất của đời sống công chức, trí thức; những mảng tối của văn hoá, khoa học giáo dục, văn chương nghệ thuật.

2.1.1. Những nguy cơ làm biến dạng và tha hoá đối với con người người

Hiện thực đời sống đa dạng và phong phú luôn là đối tượng phản ánh của văn học. Bằng cái nhìn hiện thực không đơn giản, xuôi chiều được soi chiếu bởi kinh nghiệm cá nhân, Hồ Anh Thái đã chạm đến, khơi ra những vấn đề gai góc và bức xúc của đời sống vốn vô cùng phong phú và phồn tạp. Điểm chú ý đặc biệt của tác giả là môi trường gia đình với tư cách là một xã hội thu nhỏ, nơi có thể sẽ hình thành nên những thói quen xấu, nơi có thể tiềm Èn những nguy cơ làm băng hoại đạo đức, nhân cách con người, đẩy con người đến sự tha hoá. Trong Cõi người rung chuông tận thế chính Đông, người chú đã chứng kiến toàn bộ câu chuyện ba gã trai là Cốc, Phũ và Bóp tìm cách chiếm đoạt một cô gái trẻ trên một bãi biển du lịch nhưng anh ta không can ngăn thậm chí còn đồng loã để hai kẻ còn sống thực hiện ý định trả thù cho bạn khi nghĩ rằng cô gái là nguyên nhân dẫn đến cái chết của thằng Cốc: “Hai thằng quay nhìn tôi. Tôi im lặng nhìn lại. Nh vậy có nghĩa là tôi không đi. Tôi chưa tin. Tất nhiên là chưa tin cô gái kia giết thằng Cốc. Nhưng tôi để mặc hai đứa. Hãy để cho chúng được quyền tin điều chúng đang tin…

Chắc là tôi sẽ không tham gia. Nhưng cũng chẳng có một lời nhắc nhở thận trọng. Con người nếu cẩn thận ở nơi này thì vẫn bất cẩn ở nơi khác. Biết ai dại ai khôn hơn ai mà lên giọng khuyên bảo. Những gã trai ngoài tuổi hai mươi đã có thể tự lo liệu và tự chịu trách nhiệm” [4; 48, 49, 51]. Nhà văn giễu sự im lặng một cách lạnh lùng và những suy nghĩ vô trách nhiệm của bậc cha chó nh Đông. Đó chính là nguyên nhân góp phần đẩy những gã thanh niên vốn hiếu sát nhanh chóng đến với tội ác. Phải chăng trong cuộc sống chỉ có Đông mới có cách nghĩ và cách hành xử như vậy? Phải chăng mọi ông bố, bà mẹ đều đã biết tôn trọng quyền tự do của con cái một cách đúng mực? Chính những kẻ cha chó trong cái gia đình thế lực Êy đã không Ýt lần tiếp tay cho những sai lầm, tội lỗi của con cháu. “Một giờ sáng anh Thế biết tin thằng Phũ bị giữ cả người cả xe ở đồn công an quận thì tám giờ sáng anh đã đến đón cả xe cả người về. Ngay trong đêm anh đã gọi điện cho một ông thứ trưởng nội vụ thân tình. Gọi cho ông giám đốc bệnh viện để bó bột cẩn thận cho cái chân gãy của con bé” [4 ; 87, 88]. Tác giả Cõi người rung chuông tận thế đã giúp người đọc nhận thấy rõ sức mạnh của thế lực, địa vị xã hội, qua đó đặt vấn đề về hệ quả khôn lường của sự đồng loã với cái ác trong môi trường gia đình.

Không chỉ có vấn đề thiện ác, môi trường gia đình có khi là nơi hình thành những thói quen xấu của con người. Chẳng hạn, hãy xem cách giáo dục giới tính của Đông - một sinh viên trường Hàng Hải vốn đã từng có một thời để nhớ là những cuộc tình giường tầng, ri đô che tạm trong kí túc xá sinh viên, một thuỷ thủ tàu viễn dương lọc lõi tình trường - đối với ông cháu quý hoá là thằng Phũ: “Phũ thật thà kể cho tôi nghe lai lịch từng chiếc một, thứ đồ Thái có thể bóp gọn trong lòng bàn tay và đút nhanh vào túi quần khi từ giã. Màu xanh thiên lý là cái đầu tiên biến Phũ thành đàn ông. Màu nâu có bộ ngực đồ sộ. Màu da người làm nó đắm chìm suốt một đêm trắng u mê đến mức không nhớ nổi bao nhiêu lần… Thứ kiến thức giáo dục giới tính tôi truyền cho từ năm nó mười bốn tuổi đủ cho Phũ sống phóng đãng mà không một lần để lại hậu quả” [4; 78]. Một cách nhìn hài hước về mối quan hệ “dân

chủ” chú cháu giữa Đông và Phũ trong chuyện thoả mãn dục tính. Có cái hí hửng trong việc khoe khoang chiến tích của thằng cháu nhưng cũng có sự tự hào, kẻ cả của ông chú khéo dạy bảo thế hệ sau. Và quả thật, Phũ đã hơn đứt ông chú mình về sự lọc lõi, đểu giả đến trắng trợn trong sự ăn chơi sa đoạ: “Tôi giữ chân thằng Phũ tồng ngồng lại không thì nó đạp con kia nát bét. Con bé phải khai ngay. Em bị một tuần nay rồi, sau đó ngày nào cô Tì cũng bắt em phải nhận là còn trinh để bán tiếp cho khách đang háo. Đúng lúc Êy cô Tì đẩy được cửa ngách đi vào… Thằng Phũ dí cái vật dính dấp trên ngón tay vào mặt cô Tì. Đây là bong bóng cá mè, định lừa bố mày à, bố mày đi làm một quả để thi cuối năm cho son mà mày dám đưa sọt thủng, lôi ngay con khác ra đền đi, không có à, vậy chạy ngay ra đường mà săn bò lạc, các bố mày chờ” [4; 80]. Đến tận lúc Phũ chết, người đọc còn nhận được sự bất ngờ về số chiến lợi phẩm là “101 chiếc quần lót phụ nữ”, đến mức ông chú phải thốt lên bằng một sự so sánh đầy thán phục: “Vậy là trong một quãng đời ngắn ngủi chín năm làm đàn ông, ông mãnh này đã sống cuộc đời của 101 người đàn ông đạo đức suốt đời chỉ biết có một người đàn bà” [4; 81]. Thật chua chát khi những thói sống gấp, hưởng lạc, đàng điếm đã lấn át hoàn toàn đạo đức truyền thống.

Ở một môi trường hẹp hơn là những “phòng khách” gia đình, ông bố đã dạy cho cậu quý tử những bài học kinh nghiệm vào đời thật bổ Ých. “Bố tôi dắt tôi qua những phòng chiêu đãi như vậy. Hình như ông có ý cho tôi trải nghiêm thực tế giao tiếp lễ tân để dần dà làm chủ phòng khách gia đình, để dẫn dụ đưa đẩy mối manh giữa tầng lớp chuyên gia ăn tiệc mới hình thành. Lực lượng này cũng non trẻ hãnh diện như lực lượng tiểu tư sản dân tộc, như cánh giàu xổi nouveaux riche mới hình thành từ sau tám sáu” [5; 22]. Phòng khách là “trường đại học” nơi có những ông giáo sư “đầu bù răng bựa” vừa tham ăn vừa hay tắt mắt; những ngành học thì văn sử dẫm chân lên khảo cổ, “văn chả được thì võ vậy”; nơi tạo ra một loại người “chuyên gia ăn tiệc”, cơ hội, háo danh, thực dụng.

Môi trường gia đình khi mà nền tảng truyền thống bị phá vỡ là nguyên nhân sâu xa làm băng hoại các giá trị đạo đức của con người. Trong Cõi người rung chuông tận thế, một thuỷ thủ trên con tàu vượt đại dương luôn

tâm niệm một chuyến đi an lành phụ thuộc vào sự thuỷ chung của người vợ ở nhà. Vì vậy khi thoát chết sau vụ đắm tàu trở về, anh ta đã được chứng nghiệm sự đúng đắn của cái lý thuyết kia: “gã về nhà, bắt tận mặt vợ và con gái đang nuôi béo hai thằng đĩ đực xấp xỉ tuổi nhau mỗi cặp ở một phòng, ra đụng vào đụng mặt nhau tự nhiên như không. Gã vác dao đuổi chém hai thằng kia chạy tan tác. Gã đuổi chém mụ vợ. Căm hờn gấp bội vì gã tin rằng chính sự thập thành của mụ đã làm biển nổi giận, nhấn chìm con tàu và dìm chết đồng nghiệp của gã. Gã đuổi chém con gái. Nhà dột từ nóc dột xuống. Gã uất vì dòng giống mình nảy nòi ra một thứ ngợm vô luân như thế” [4; 156]. Sự uất hận và hành động căm thù của người đàn ông trong câu chuyện qua cái nhìn giễu nhại của Hồ Anh Thái là một sự bất lực, một kết cục xót xa của một gia đình đầy nghiệp chướng.

Hôn nhân không tình yêu và mải mê chạy theo nhu cầu vật chất của những người trong cuộc cũng là nguyên nhân dẫn đến những bất hạnh của con người, sự đổ vỡ của gia đình là điều mà Hồ Anh Thái muốn cảnh báo. Trong

Mười lẻ một đêm là năm cuộc hôn nhân chợt đến chợt đi luôn mang màu sắc

vụ lợi của bà mẹ “năm lần đò và những cuộc phiêu lưu”. Với người đàn bà Êy, “Chồng đầu tiên được cái nhà để xe. Chồng thứ hai được chia đôi căn phòng hai mươi sáu mét vuông. Chồng thứ ba căn hộ tập thể tầng hai. Chồng thứ tư được chín mét vuông phố cổ. Chồng thứ năm khá nhất, giáo sư viện trưởng, căn hộ chung cư chất lượng cao” [10; 60, 61]. Sống với mẹ và chứng kiến những cơn lốc phiêu lưu tình ái của mẹ, cô con gái vẫn phải giật mình trước cái phương châm sống “chơi xuân kẻo hết xuân đi mà sao giống thứ Èm thực ăn gỏi nhắm sống nuốt tươi. Cái câu đùa về làm gì, ở lại đây mà ngủ chỉ có một phần đùa, chín phần là thật” [10; 92, 93]. Độc giả phải bật cười sau lời giễu nhại của Hồ Anh Thái nhưng rồi cũng phải gật đầu xác nhận “chỉ có một

phần đùa, chín phần là thật” về thực trạng xấu đi của quan hệ gia đình trong xã hội hiện nay. Dưới ngòi bút giễu nhại của Hồ Anh Thái, những quan hệ hôn nhân như thế không chỉ có kết cục ngắn ngủi theo kiểu “mây mưa mau tạnh” mà còn tiềm Èn những nguy cơ tha hoá đối với con người. Dường như đó là những cái bẫy mà sức hút của nó là bả vật chất luôn giăng ra theo kiểu “cháu giai đang thiếu công ăn việc làm. Bố mẹ gửi cháu sang cô có việc gì cô cho cháu giai làm. Còn phải làm gì nữa. Bỗng dưng cô xây nhà mấy tỉ cho cháu giai ở, cô mua xe hơi Nhật tặng riêng cho giai, mỗi tháng cô cho cả chục triệu ăn chơi. Cháu nào gặp vận hội Êy mà chẳng chuyển kênh gội cô bằng em xưng anh ngọt lịm. Cháu nào chẳng từ bỏ mẹ cha mà theo cô cho đến khi cô đầu bạc nhuộm răng long hàn” Cả một dây theo nhau đi [6; 245, 246].

Cũng có khi sự đổ vỡ của quan hệ hôn nhân gia đình lại bắt đầu từ sự giả dối của những người trong cuộc mà chỉ đến sắp lìa xa cõi đời họ mới có những phút thật lòng với nhau hoặc mới lộ ra bộ mặt thật. Trong Tự sù 265

ngày là chuyện ông Sử vợ mới chết được tám tháng đã có ngay vợ mới là một

cô Mỹ, những tưởng gây sốc cho họ hàng nhưng “cả làng mừng cho ông vợ chết tám tháng đã có người nâng khăn sửa túi”. Cái đáng cười nằm ở chỗ đám dân làng cổ hủ, lạc hậu vẫn hàng ngày “đất lề quê thói ra ngồi cầu tõm tụt quần thả mồi nuôi cá” lại dễ dàng chấp nhận sự kiện tày đình đến thế. Còn trong Cả một dây theo nhau đi, chính tác giả đã phải thốt lên: “Lời trăng trối này mới thật là thực phẩm đặc sản cho đám trẻ thích giật gân. Ông thều thào tôi có lỗi với bà. Bà thút thít tôi mới có lỗi với ông. Ông vẫn phều phào bà đừng khóc nữa, bà bảo cô Êy bế thằng bé đến đây nhận mẹ già nhận các anh các chị. Nghĩa tử là nghĩa tận. Dù sao cũng là máu đào của tôi tinh lực của tôi. Ngày mai tôi đi rồi thì phải đoàn kết nhất trí không ngại khó ngại khổ ủng hộ giúp đỡ nhau xoá đói giảm nghèo” [6; 237]. Thật đúng là một vở hài kịch về đời sống vợ chồng mà sự giả dối đã được tác giả khéo léo sắp đặt để cả ông cả bà cùng thú nhận. Có lẽ cái kết cục nh thế vẫn còn là may bởi còn có những cuộc hôn nhân bất hạnh hơn nhiều dù đối với nhiều người, đó là những bài

học nhãn tiền. Trong Anh xe ôm một chặng đường núi có chuyện về những người đàn ông đi đâu có vợ đó nhưng khi chết bất đắc kỳ tử lại chẳng có lấy một người; có người dù đã hai vợ vẫn còn “chài thêm con Ôsin của sếp làm vợ ba”, có ba đứa con đều dính hút hít; người khác thì mấy cô vợ đều dê, bản thân thì “thân tàn ma dại”, “mười mấy đứa con chẳng đứa nào học xong phổ thông” [6; 20, 21]. Dẫn ra nhiều nh thế hẳn tác giả muốn nhấn mạnh thực trạng Êy phổ biến đến mức phải báo động đồng thời chỉ ra nguyên nhân và những hệ luỵ của nó đối với xã hội nh nghèo đói, thất học và những tệ nạn xã hội...

Cuộc sống lứa đôi thời hiện đại còn phải đối mặt với tình trạng “ông ăn chả bà ăn nem”, những cuộc tình vụng trộm chớp nhoáng nơi nhà nghỉ, khách sạn, công sở… Trong Mười lẻ một đêm dù phản đối cách sống của bà mẹ nhưng trớ trêu thay mệnh phụ phu nhân danh tiếng Êy vẫn không tránh được cám dỗ của tình xưa. Cuộc “hẹn hò” vô tình trở thành “bị nhốt” trong một căn hộ chung cư Êy được Hồ Anh Thái miêu tả bằng cái nhìn giễu nhại: “Quá khứ dan díu chưa đẩy họ tới việc Êy. Dùng từ dan díu e rằng không nói đúng bản chất mối quan hệ vô tư của hai người mười sáu năm qua. Đúng ra đấy là một tình bạn khá lạ lùng, phải đến tận hôm nay họ mới chịu để dẫn tới chuyện thân xác” [10; 8]. Sự “khá lạ lùng” trong tình bạn hai người có liên quan đến mối quan hệ tay ba giữa hai người đàn bà và người đàn ông. Khá lạ lùng có lẽ còn vì “chuyện Êy ngày nay hơi bị dễ”. Nói tóm lại, tất cả đều “hơi bị dễ” thì việc Êy hỏi có khó gì?! Những quan hệ bất chính, “mèo mả gà đồng” giữa đàn ông và đàn bà cũng được Hồ Anh Thái nhắc đến như là một thứ mốt của đời sống hiện đại dưới hình thức những câu chuyện “tiếu lâm công sở” nhưng sự tỉ mỉ, chính xác của nó lại được giễu giống như “giọng văn của ba cái tạp chí khiêu dâm phương Tây”. Chẳng hạn: “hai lần trong phòng bà viện phó. Gã tập tễnh từ trong đó đi ra, đến mức thành tục ngữ chị viện phó em chó què. Ba lần trong thư viện, lạ thay cho thư viện hàn lâm bỏ hoang cho mèo mả gà

đồng sùng sục đứng trong góc ngôi đền tri thức thiêng liêng. Bốn lần trong căn nhà áp mái dột nát Èm mốc kích thích tính phiêu lưu” [5; 47, 48].

Bên cạnh đó, quan hệ gia đình còn bị đe dọa bởi sự vi phạm những nguyên tắc đạo đức tốt đẹp. Sự hiếu nghĩa đôi khi là chỗ để con người diễn trò đạo đức mà thực chất là vô đạo, bất hiếu. Trong truyện ngắn Cả một dây theo nhau đi, Hồ Anh Thái đã dựng lại một cảnh diễn trò hiếu nghĩa của cô con

dâu trước cái chết của bố chồng: “Khóc rống lên. Chồm ngay tới vồ lấy cái mũ trên tay chồng. Bố ơi là bố. Lúc sống bố con mình phố trên phố dưới biền biệt, Lúc đi bố con mình bố con mình âm dương ngăn cách đời đời. Xin bố cứ thanh thản mà ra đi, con sẽ không để bố thiếu thốn gì, bố muốn gì con cúng nấy. Voi chín ngà gà chín cựa ngựa chín hồng mao. Nem công chả phượng. Xe hơi đời mới, áo quần thời trang. Con đốt cho bố mấy mỹ nhân làm hình nhân thế mạng để bố có năm thê bảy thiếp, bõ khi sống bố ăn nhịn để dành.

Một phần của tài liệu cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của hồ anh thái (Trang 29 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w