3.3.2. Ngôn ngữ đa nghĩa, giàu hình ảnh, kích thích tư duy tưởng tượng tượng
Mét trong những điểm khá thú vị trong ngôn ngữ nghệ thuật của Hồ Anh Thái là việc anh đã tạo được một lớp ngôn từ nghệ thuật mang tính đa nghĩa, giàu hình ảnh có khả năng kích thích tư duy tưởng tượng của người đọc.
Mười lẻ một đêm là cuốn tiểu thuyết được coi là một “đời cười” khiến
người đọc “đọc mà thấy ngả nghiêng” có lẽ một phần là nhờ ý nghĩa của thứ ngôn ngữ đa nghĩa, giàu hình ảnh. Mở đầu tác phẩm, ngay khi người bạn cùng bạn gái anh ta mượn phòng, anh chàng hoạ sĩ Chuối Hột “tỏ vẻ thông cảm hiểu biết, dặn dò cứ tự nhiên như ở nhà, rồi ra đi ngay”. Người đọc có thể hiểu sự thông cảm, hiểu biết là cái điều tế nhị trong mục đích của hai người. Khi người đàn ông và người đàn bà “bị nhốt”, tác giả lồng vào hành trình “mười lẻ một đêm” một câu chuyện hài về một cặp vợ chồng sau đêm tân hôn dậy muộn đã “làm chuyện Êy” thay cho bữa sáng, bữa tối, sáng hôm sau, trưa hôm sau… Kết thúc câu chuyện hài, tác giả viết: “Chàng (chỉ người đàn ông
“bị nhốt”) đi vào trong bếp, ngồi xuống chồm chỗm trên cái bếp điện. Anh làm gì đấy? Anh đang hâm lại bữa tối cho chúng mình” [10; 49]. Những từ ngữ “chỗ đứng”, “mồm mép”, “bể bơi miễn phí”, “cao to đen tươi, sắc da hứa hẹn bền bỉ chiến đấu”… vừa giàu hình ảnh vừa đa nghĩa khi dùng để nói về những điều tế nhị, kín đáo rất gần với ngôn ngữ đời sống và tích cách thích đùa của người Việt.
Trong Bóng ma trên hành lang, câu chuyện giữa Tảo và Lập về quan hệ nam nữ được nguỵ trang bằng những tiếng lóng: “...bây giờ cậu chén thịt gà suốt ngày rồi (vì vợ Lập mới sang), cái đám gà lạc cậu chăm nuôi dạo trước, lùa bớt sang phòng tớ một Ýt. Lập cũng nói thật như đùa rằng gà bao giờ cũng chỉ mò đến nơi có thóc” [5; 67]. Người đọc thoải mái liên tưởng đến lối sống, tính cách và bản chất của những nhân vật này. Biết đâu chính vợ Lập đang thay Lập mua gà “để chiêu đãi đám gà lạc, rồi chính gã lại xơi đám gà lạc thơm thịt Êy”. Với “đám gà lạc” này thì cánh đàn ông cũng chỉ như “một đống thóc mẩy” mà thôi. Cô Thỏ Lon (Bãi tắm) có tài dỗ trẻ, kể cả những đứa trẻ có thói quen rất quái là sờ ti bà và mẹ: “Nó doạ không chơi với cô nữa, nó sẽ bỏ đi tìm bà tìm mẹ để sờ. Nó không dọa, nó bỏ đi thật, chạy lao vào đám người chen chúc trên bãi. Cô Thỏ Lon phải chạy theo. Một lát sau hai cô cháu tung tăng trở lại. Cô Thỏ Lon thật khéo dỗ trẻ. Không tìm được bà và mẹ, nhưng thằng bé vui vẻ lắm” [5; 108]. Ngôn ngữ Hồ Anh Thái còn là thứ ngôn ngữ sống động, tươi rói sự sống, nhiều hình ảnh tạo ra một sự ám ảnh nghệ thuật rất cao. Một hình ảnh được khắc họa bằng ngôn từ đã làm bật cái chất nghịch dị ở nhân vật Chuối Hột: “Trong một góc nhà, gã chống đầu xuống đất hai chân duỗi thẳng lên trời, thân người bóng nhẫy trắng lôm lốp như thân chuối. Tất nhiên là chuối hột trổ hoa ở quãng lưng chừng trời” [10; 22]. Một bà già “mặc áo tắm hoa cúc, tóc bạc phơ như ma nữ đầu bạc… dắt tay bà con gái như một củ tam thất lùn chạy xuống giỡn sóng” như tô đậm thêm chất nghịch dị của nhân vật. Đó còn là hình ảnh so sánh đoàn người rồng rắn xếp hàng trước cổng đại sứ quan Mỹ xin visa như cái “đuôi thỏ, đuôi chồn, đuôi
cáo”, như “cái phất trần quét bụi vỉa hè sứ quán Mỹ” [5; 26]. Hình ảnh Bi Bi, cô gái trẻ trong Mây mưa mau tạnh với “đôi ba món tóc dính bết vào trán vào thái dương và xù lên chỗ đỉnh đầu, trông Bi Bi rũ rượi như chim sẻ gặp mưa”. Cùng với “chiếc váy màu kem bị nhăn nhúm một khoảng ở vùng ngực” và cái vết loang đỏ “nơi tế nhị” đã lột tả thật đầy đủ về phẩm chất của nhân vật. Trong Cây hoàng lan hóa thành cây si, Hồ Anh Thái đã dựng lên một cảnh tượng sinh động về một cuộc đánh ghen của hai bà sồn sồn sẵn máu Hoạn Thư: “bà vợ túm tóc nàng dúi xuống, nàng cũng quờ quạng theo bản năng túm tóc đối phương, hai cái đầu dúi xuống gần sát mặt đất, hai cái phao câu chổng ngược lên trời. Hai đối thủ trùng trục trong hội chọi trâu Đồ Sơn ngoắc sừng ghìm đầu nhau xuống biểu diễn miễn phí cho cả cơ quan nàng đứng xem” [6 ; 114].
Có thể nói, ngôn ngữ giàu hình ảnh trong sáng tác của Hồ Anh Thái đã góp phần làm nổi bật lên cái hài hước của những tình huống, những sự kiện và con người mà nhà văn muốn thuật kể. Nó cũng tạo Ên tượng mạnh đối với người đọc bởi nhờ chúng người đọc có cơ hội thoả mãn trí tưởng tượng phong phú của mình.