Tâm lý sùng ngoại, háo danh

Một phần của tài liệu cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của hồ anh thái (Trang 71 - 75)

Trong xã hội hiện đại, mọi nhu cầu của con người được tối đa hóa là một trong những biểu hiện của sự phát triển. Tuy nhiên khi con người bất chấp tất cả để thoả mãn dục vọng của mình thì đó là lúc con người trở nên tầm thường, xấu xa. Mét trong những biểu hiện của sự tầm thường, xấu xa của con người trong sáng tác của Hồ Anh Thái là tâm lý sùng ngoại, háo danh.

Trong Phòng khách, nhà văn đã nhại giọng của nhân vật Rose Hồng để làm bật ra tiếng cười mỉa mai tâm lý sùng Mỹ của không Ýt người trong xã hội hiện nay: “Em là người Mỹ nhưng em tên là Hồng. Yêu nhất cái chữ nhưng Êy, ông bảo” [5; 18]. Cái ông Sử vợ vừa chết tám tháng đã hết lời bốc thơm câu giới thiệu của “cô Mỹ” để lấy lòng mỹ nhân mà thực chất là để bấu víu một chút danh Mỹ của cô ta: “một chữ nhưng của chủ nghĩa quốc tế. Một chữ nhưng nối giữa hai mệnh đề như nhịp cầu hoà giải” [5; 19]. Thật thớ lợ cho giọng điệu của cả người tung kẻ hứng. Nhưng đây mới thật là lúc giọng

giễu nhại của Hồ Anh Thái trở nên sắc nét để làm lộ ra cái bản chất xu thời, sùng ngoại hết mức của cô gái: “Truyện không có yêu đương tươi mát ma nó đọc. Vậy thì để tỏ lòng biết ơn, nào ta hãy cùng nhau đồng thanh nhắc lại lời cô. Em là người Mỹ nhưng em tên là Hồng. Một hai ba. Giọng phải hơi chơn chớt ngọng nghịu như ca sĩ Nam hát giọng Bắc. Em là người Mỹ nhưng em tên là Hồng. Một hai ba” [5; 19]. Cái đáng cười còn lộ ra ở chỗ, cô Mỹ tên hồng Êy lại luôn gắn trên miệng những “câu Tây mắm tôm” và vẫn “cứ kiên cường rung rinh trên mấy nhịp cầu tre cầu tõm tụt quần thả mồi nuôi cá” [5; 21].

Những kẻ hãnh tiến còn thi nhau chen chúc, cố sức lọt vào những “phòng khách” gia đình quyền thế mong có cơ hội thăng tiến hoặc để được ra nước ngoài bởi đối với họ ra nước ngoài, nhất là nước Mỹ đồng nghĩa với giàu sang phó quý. Nhà văn đã không giấu nổi một nụ cười mỉa mai chua chát khi nhận thấy số người hy vọng vào một sự đổi đời bên kia bờ Thái Bình Dương ngày một nhiều thêm giống như hàng người xếp hàng chầu chực trước cổng Sứ quán Mỹ, người nọ dẫm lên bóng người kia xin thủ tục xuất ngoại: “Bảy rưỡi sáng đã lác đác một cái hàng đuôi thỏ, chính giờ thì um tùm xum xuê một cái lông đuôi chồn đuôi cáo. Một cái phất trần quét bụi vỉa hè sứ quán sạch như ly như lau” Tê khai visa [5; 26]. Một hình ảnh so sánh mà phơi lật tâm lý sùng ngoại của cả một số đông người Việt. Kết thúc truyện ngắn dù tác giả đã khẳng định hiện thực Êy không còn nhưng người đọc vẫn thấy “hiện lên cả ngàn lượt người rồng rắn trên cái vỉa hè Êy” [5; 45].

Tâm lý sùng ngoại còn hiện ra qua ngòi bút biếm họa của Hồ Anh Thái trong Vẫn tin vào chuyện thần tiên. Chẳng biết có phải vì “ăn quá nhiều đồ ăn sẵn McDonal’s”, hay “nghe hết cả hai băng nhạc Michael Jackson” hay vì cái tư tưởng sùng Mỹ đã ngấm vào máu mà sau một đêm, một anh chàng người Việt đi thực tập chuyên môn sáu tháng ở Mỹ đã biến thành một ông Tây “mắt xãnh mũi lõ”, “một gã cao bồi viễn Tây chính hiệu” [5; 74, 75]. Cũng nhờ cái gật đầu công nhận của ông Tây “giả cầy” này mà kiến trúc sư

Nguyễn Toàn Thích đã qua mặt cả một hội đồng giám định kiến trúc để khẳng định một công trình kiến trúc hổ lốn “các dân tộc các thời đại xum họp” trong một toà nhà là một công trình kiến trúc Pháp thế kỷ XIX. Đơn giản là vì cái hội đồng giám định là “lũ lợn ngủ ngày” Êy không tin một kiến trúc sư quốc nội “mũi tẹt da vàng”. “Ông Tây” người Việt Êy không chỉ mang lại vẻ vang cho Nguyễn Toàn Thích mà mấy người đàn bà trong gia đình Thích bao gồm cả vợ và ba con gái y đều mê tít vì muốn được lấy chồng Tây. Ngay những cái tên của ba cô gái Nguyễn Thị Sâm Banh, Nguyễn Thị Xúc Xích, Nguyễn Thị Dăm Bông đã toát lên cái chất sùng ngoại, háo danh của gia đình này. Thật nực cười khi Nguyễn Thị Sâm Banh, một cô gái đua đòi, hư hỏng mong được lấy Tây để cải tà quy chính. Đáng sợ hơn khi thoát khỏi hai cô con gái dễ dãi, hư hỏng, “ông Tây” suýt rơi vào vòng tay của bà Thích (thực ra đã bị bà ta ôm chặt). “Bà ta bảo con gái bà đã thất bại thì bà phải thắng, không thì danh giá gia đình bà bị hoen ố” [5; 83]. Dùng hình ảnh bàn chân bà Thích có cái “ngón cái toẽ hẳn ra, vuông một góc chín mươi độ với các ngón còn lại” biểu hiện dòng giống giao chỉ như một điểm nhấn cuối cùng về một sự kệch cỡm, lố bịch thậm chí bi hài, tác giả đã dựng trọn chân dung của những kẻ sùng ngoại, háo danh đến mức ngông cuồng, si dại.

Bên cạnh tâm lý vọng ngoại, sùng ngoại, thói hám danh của con người cũng là một nét tâm lý phổ biến trong xã hội hiện đại. Trong Mười lẻ một đêm, có kẻ đã nghĩ chỉ cần một chút tiếng Anh, một chút vi tính và “hơi lanh

hơi láu một tí” là ta đã thành trí thức. Một bài viết copy trên mạng thêm công đoạn dịch ra tiếng Việt mà “Tây hẳn lên, sang hẳn lên”. Cái chất “lanh lanh láu láu” cộng với thói hám danh đã biến không Ýt kẻ lưu manh thành trí thức như thế. Trong Tin thật lòng, tác giả đã tái hiện cảnh thi trạng của công ty “liên doanh bảy mươi phần trăm vốn ta ba mươi phần trăm vốn Tây” có phần giống đám ma cô Cố Hồng trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng: “Cổng vào công ty hai bên trụ lớn là hai con rồng cao bốn mét đặt làm ở Hàng Mã. Lối vào công ty như lối dẫn vào triều, chăng đèn kết hoa màu mè sặc sỡ. Đèn lồng

Tàu phong cách Chợ Lớn. Đèn lồng Nhật phong cách Hội An. Đèn dầu Hoa Kỳ trên hàng rào men theo vườn thượng uyển, tim đèn leo lét bóng điện quả nhót. Bấm đúng giờ lành, một cỗ xe song mã chở ba vị tân khoa vào triều. Hai con ngựa thuê của rạp xiếc nhu hai con chó, oằn lưng rướn người kéo cỗ xe khung sắt loè loẹt lê đến trước cửa chính vào tổng công ty. Trạng nguyên là nữ. Mũ cánh chuồn, áo gấm trạng màu đỏ mượn bên đoàn cải lương. Lùng thùng nh gái giả trai đi thi thời phong kiến ” [6; 63]. Hình như những người của cái công ty này càng cố khoác cho mình cái danh trạng nguyên thì càng lộ rõ sự vô học, vô văn hóa của mình. Trong Bến Ôsin, tác giả giễu thói hám danh của một cô ôsin có tên là Lâm Nhất Nhất qua cái mơ ước cao sang được nh một tiểu thư đài các trong bức tranh nhà chủ. Thật hài hước vì hình ảnh trong bức tranh mà cô Nhất nhầm là tiểu thư lại đích thực là một cô đầy tớ - một cô đầy tớ thạo việc, đầy ý thức tự trọng và biết giữ uy tín nghề nghiệp - thế kỷ XIX bên Châu Âu. Thật rõ là “mèo lại hoàn mèo”. Cái sâu xa trong sự giễu nhại của Hồ Anh Thái là ở sự so sánh, triết lý về giá trị đích thực của con người trong đời sống nằm ở việc làm của họ chứ không phụ thuộc vào địa vị xã hội sang hèn. Ghê gớm hơn, thói háo danh còn biến cô ôsin thứ hai Khuất Nhị Nhị (đã xấp xỉ tứ tuần, chồng chết, ba mặt con gửi ở nhà) thành một mụ đàn bà trơ tráo, lấn át cả chủ nhà… Chưa hết, cô Nhị còn chủ động tán tỉnh ông chủ, sẵn sàng tuyên chiến với bà chủ để giành giật “tình yêu”. Đọc những đoạn văn viết về Nhị, người đọc phì cười nhưng không khỏi tức tối về sự trơ trẽn, lố bịch của cô ta: “Nhị mặc cái váy ngủ màu kem của vợ anh (chủ nhà), nằm trên giường ngủ của vợ chồng anh. Em nằm chờ anh đấy… Hôm sau anh khen nhà cửa dọn dẹp trang hoàng đẹp mắt. Nhị lúng liếng đong đưa cặp mắt, em làm được thế là nhờ có tình yêu” [6; 51].

Cũng có những chuyện hám danh vì những lý do rất vu vơ, dớ dẩn khiến người đọc không khỏi ngạc nhiên đặt câu hỏi tại sao lại có những loại người nh thế. Có kẻ chỉ mong được biết đến là hơn người kia con chim biết nói tiếng người, biết hát bài “My heart will go on chỉ có Celine Dion mới

sánh cùng”. Ganh đua đến nỗi, người thì ân hận cả đời, người thì mải vồ con chim bay thoát khỏi lồng, rơi từ tầng năm xuống đất mà chết (Chim anh

chim em). Các cô “cá sấu” người thì thậm xấu nhưng bù lại cứ ảo tưởng rằng

mình xinh đẹp. “Cô nào cũng là một bồ hoang tưởng. Mình không đẹp nhưng mà duyên thầm” Trại cá sấu [6; 36]. Có cô do “đọc sách mãi sinh ra cái bệnh cứ nh mình quen hết tác giả”. Thế nên có cái gì mới cô cũng khoe do hết nhà văn này, nhà thơ kia tặng cho: cái áo thì của Bảo Ninh, cái ví của Nguyễn Quang Thiều, táo do Hồ Anh Thái mang từ Mỹ về cho…

Đến đây có thể dùng chính đoạn văn trong Hàng xóm ở Seattle của Hồ Anh Thái để làm câu kết cho những chuyện hài hước về thói hám danh của con người trong sáng tác của anh: “Đàn thiên nga khệnh khạng đi xuống dốc, dáng đi lạch bạch tiếng kêu khàn khàn thô kệch như một lũ ngỗng ao nhà.

Nhưng khi chúng vẫy cánh bay lên thì ngỗng chỉ là ngỗng mà thiên nga cứ là thiên nga” [6; 107]. Tiếc thay ở đời lại có khá nhiều kẻ đích thực là “ngỗng” nhưng lại cứ nghĩ mình là “thiên nga” như thế.

Một phần của tài liệu cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của hồ anh thái (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w