Trong Tự sù 265 ngày, khi nói đến đời sống công chức, Hồ Anh Thái thường bộc lộ sự chua chát trong việc phơi bày, lật tẩy những góc khuất của đời sống công chức, những thói xấu của những kẻ nhân danh trí thức, phản trí thức. Anh cũng thường triết lý một cách cay đắng về những sự thật trần trụi Êy mà thức tỉnh người đọc. Những kẻ bất tài lại thường lên mặt dạy đời, chỉ bảo người khác: “Chín Triệu là nhân vật nữ chính. Ba Triệu là trợ lý đạo diễn. Hai Triệu là đạo diễn. Vẫn thường như vậy, kẻ kém giá nhất vẫn thường chỉ đạo kẻ đắt giá thực hành diễn xuất” [5; 88]. Khi Bóng Rổ lấy con gái của ông
Y danh giá theo kiểu “yêu cha mà lấy con”, tác giả có ngay một kết luận: “đào mỏ sẽ chết vì sập hầm lò con ơi”. Anh còn cho rằng, những cái mà con người có được như xinh đẹp, giàu, danh tiếng, thế lực chỉ là “những thứ ông trời ban nhỏ giọt cho con người, mỗi người chỉ được đúng một giọt, rất công bằng, chẳng ai hơn ai. Kẻ nào chẳng may đớp được hai ba giọt khác thì phải trả giá theo kiểu ăn trước trả sau rất thảm khốc” Chín Triệu, Ba Triệu... [5; 91]. Trong quan hệ đời sống công chức, đã mấy ai thẳng thắn nhận ra sự thật nhạt nhẽo, vô vị, giả tạo và gượng Ðp của con người nhưng Hồ Anh Thái thì triết lý: “hiểu nhau hơn là nhờ những chuyến đi… ngán nhau hơn cũng là vì những chuyến đi” Bãi tắm [5; 111], hay “các viện sĩ mỗi tuần gặp nhau một lần, chả ai ưa ai, chả ai phục ai nhưng chỉ chê bai bôi bác sau lưng, trước mặt chỉ cười nói bắt tay ca mừng đời ta tươi đẹp” Chạy quanh công viên… [5; 192]. Trong giới công chức không thiếu những kẻ thủ cựu như lão Phụng “ỉa không được mà cứ ôm lấy cái chuồng xí” và lại rất ghét “những thằng thanh niên không biết nhũn nhặn che đậy thế thủ - những đức tính công chức mà lão phải thực hành gần ba chục năm nay” Mây mưa mau tạnh [5; 125]. Không Ýt lần Hồ Anh Thái đã cay đắng thốt lên lời nhận xét về sự lệch pha trong suy nghĩ giữa các thế hệ, sự cô đơn, lạc lõng của con người trong cõi đời vì “hầu như mọi bài học con người đều phải tự học lấy mới biết… bài học của người này cũng chẳng mấy khi giúp Ých cho người khác” Chạy quanh công viên... [5; 209] và cũng còn bởi “biết ai dại ai khôn hơn ai mà lên giọng khuyên bảo”.
Khi nói về một đời công chức vô bổ của ông Thiển trong Chim anh chim em chỉ mải mê với chuyện chơi chim, lập quỹ riêng, đĩ bút (tức là ông
viết nhật ký mơ được ngủ suốt lượt với đám đàn bà con gái trong phòng), Hồ Anh Thái đã triết lý: “cơm nguội cơm sốt hạt tấm hạt mẩy, ông xơi hết. Là ông muốn, ông ao ước, ông mơ ngủ, ông thèm khát được như thế. Đàn ông nó đã đĩ là đĩ toàn phần. Nó đĩ ở chỗ Êy chưa đủ, đĩ mắt đĩ mồm cũng chưa đủ, nó còn phải đĩ bút nữa” [5; 138]. Vì mê chim nên khi rơi từ tầng năm xuống đất “hình như ông Thiển đã bay được một đoạn. Thâm niên ba mươi sáu năm
chín tháng hai mươi bảy ngày dồn nén đã nâng bổng ông bay lên được một đoạn. Cái bóng ông lướt đi, vùng vẫy, chấp chới, che rợp trên mặt đường” [5; 140]. Những chuyện tưởng nh rất vụn vặt nh đi câu, uống bia cũng bật lên những triết lý sâu xa. Chuyện “cá dưới hồ cũng là cá của thời kinh tế thị trường. Cũng chỉ thích của lạ… Cá thích của lạ vào tay người thích của lạ”
Mười lẻ một đêm [10; 126, 127]. Thời buổi mà mọi ngành đều có thể lụn bại
trừ sản xuất bia: “bia nh bom ném vào đời sống thành thị. Bia nh thác đổ xuống đầu thị dân... Mọi khó khăn khúc mắc được giải quyết ở đấy. Mọi xung đột được giải quyết hoặc khởi lên ở đấy. Mọi hợp đồng thỏa thuận văn bản ghi nhớ được ký ở đấy” Chợ [6; 154, 155].
Không chỉ triết lý, Hồ Anh Thái còn sử dụng giọng điệu có chút cay đắng khi tự giễu mình. Nó rất gần với chất giọng đay đả, tự vấn của người trí thức trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh… Khi nói về đời sống công chức, văn học nghệ thuật, giọng văn của Hồ Anh Thái chất chứa nỗi đau riêng của tác giả. Trong Tự truyện, anh đã so sánh trí thức với nông dân nh cái thời “nhất sĩ nhì nông” rằng: “chúng tôi thuộc cánh nghiên cứu. Ai chẳng biết nghiên cứu là thế nào. Cả một thế giới xôn xao dâng trào xối xả là thế cứ ri rỉ chảy qua ngòi bút, lách cách qua máy chữ , xọc xạch qua máy vi tính mà vào trang giấy phẳng lì trắng dã mắt nhìn lại. Nói gọn không có cánh nghiên cứu cũng chẳng chết ai. Nhưng cứ thử không có người bán gạo hai ngày mà xem” [5; 141]. Cùng là trí thức, anh hiểu nỗi đau riêng của những người trong cuộc nên anh thường tự trào: “Tôi là nghiên cứu viên khoa học nhân văn, không phải nhân văn là đạo đức rao giảng gì đâu, biết nói thế nào nhỉ, nghiên cứu khoa học nhân văn là báo cáo chuyên đề nếu không nộp vào cuối năm nay thì có thể nộp vào cuối năm sau, năm sau nữa nộp cũng được, vẫn bền vững, còn nguyên giá trị” Chạy quanh
công viên… [5; 173]. Anh cũng từng cay đắng khi nhận ra sự thật của văn
chương, cái nghiệp mà anh từng theo đuổi: “nghề văn phải trở nên tầm thường. Các cuộc thi văn nghệ tổ chức liên miên. Nghệ thuật phải trở nên tầm
thường. Nghệ thuật phải bị nhiễu, bị lẫn lộn, nhem nhuốc trong cái nồi lẩu hầm bà lằng hổ lốn tạp pí lù… nghệ thuật chỉ là thứ ăn thêm ăn nếm của chúng ta mà có kẻ phải mất cả đời theo đuổi chuyên nghiệp” Tin thật lòng [6; 67]. Trong Trại cá sấu, tác giả đã mượn lời người kể chuyện để giễu những nhà văn đã phải bẻ cong ngòi bút phục vụ thị hiếu tầm thường của một bộ phận độc giả: “người soạn trước tác này phải thú nhận mình thiếu bản lĩnh, không vượt lên được thói hiéu kỳ tầm thường, cũng bị hút vào bị kéo lê theo cái đề tài các bậc cao thủ văn chương đã ngồi xổm lên” [6; 26].
Quan hệ đồng nghiệp của những công chức cũng được anh phơi bày từ bên trong bằng giọng tự bạch đầy cay đắng vì nó thật quá: “tôi một nhà khoa học trẻ bằng tuổi gã có quý nhau thì quý chứ dứt khoát cùng thế hệ không có bái phục… Cả cơ quan chỉ mình tôi cảm thấy điều đó. Kẻ đố kỵ bao giờ cũng quan sát kỹ càng đối tượng hơn những người khác” Tự truyện [5; 152, 155]. Đó là cái lo của một người luôn chịu thua thiệt, luôn đề phòng người khác hại mình “chắc nỗi lo của tôi là nỗi lo bóng gió của một thời nơm nớp. Tôi đã giữ gìn lắm chẳng mua thù chuốc oán với ai từ dạo hay tin được đi thực tập nước ngoài, nước ngoài tôi chẳng còn lạ nhưng chuyến đi này rất có Ých về mặt kinh viện cho một kẻ như tôi đang bị những viện sĩ cây đa cây đề tham lam đổ bóng làm cho cớm nắng” Sân bay [5; 60]. Cũng có thể thấy nguồn gốc sâu xa của giọng điệu cay đắng, tự trào ở Hồ Anh Thái và một số tác giả văn học hiện đại cùng thời với anh xuất phát từ sự lo âu của người nghệ sĩ. Người nghệ sĩ nhạy cảm, bất an trước cuộc sống mà những hệ giá trị cũ mới đang thay đổi, đảo lộn, hình thành và chưa ổn định. Con người đang cần một điểm tựa ở bên ngoài nhưng không được nên tìm đến chính mình. Và vì thế nó bật lên trong giọng văn những sắc thái buồn bã, dửng dưng, khinh bạc.
Nói tóm lại, giọng điệu trần thuật của Hồ Anh Thái khá linh hoạt với những sắc thái đa dạng luôn đan quyện, hoà hợp, bổ sung cho nhau tuỳ thuộc vào đối tượng phản ánh và thái độ tình cảm của tác giả đối với hiện thực và con người. Sự đa dạng về sắc thái giọng điệu trong đó nổi bật lên chất giọng
hài hước, có lúc trở nên gai góc, quyết liệt đầy chua chát, châm chọc nhưng cũng có lúc lại sâu sắc, triết lý. Tất cả đều nhằm thể hiện tốt nhất nội dung ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật và tình cảm của nhà văn trước cuộc đời. Cùng với những tìm tòi đỏi mới ở các phương diện khác, sự làm mới giọng điệu của Hồ Anh Thái là một thành công đáng ghi nhận.