Khai thác những yếu tố nghịch dị

Một phần của tài liệu cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của hồ anh thái (Trang 102 - 106)

Bên cạnh việc khai thác nhiều chi tiết hài hước để tạo nên những bức chân dung hí họa về con người, Hồ Anh Thái còn sử dụng không Ýt những yếu tố nghịch dị (grotesque). Theo Từ điển thuật ngữ văn học, nghịch dị “là một kiểu ước lệ đặc thù: nó công nhiên và chú ý trình bày một thế giới dị thường, trái tự nhiên”, “là một kiểu tổ chức hình tượng nghệ thuật (hình tượng, phong cách, thể loại) dựa vào huyễn tưởng, tiếng cười, sự phóng đại, lối kết hợp và tương phản một cách kỳ quặc cái huyễn hoặc với cái thực, cái đẹp với cái xấu, cái bi với cái hài, cái giống như thật với cái biếm hoạ” [39; 141]. Tuỳ vào từng thời kỳ lịch sử và trào lưu văn học mà nghịch dị có những biểu hiện khác nhau nhưng điểm chung của nghịch dị chính là thái độ phê phán của nhà văn đối với những biểu hiện xấu xa, tiêu cực, phi lý của hiện thực đời sống và con người một cách trực diện và quyết liệt. Nghịch dị vẫn tạo ra tiếng cười nhưng đó là tiếng cười chua chát, cái cười ra nước mắt của con người trước cái lố bịch, kệch cỡm của hình tượng nghịch dị. Trong sáng tác của mình, Hồ Anh Thái đã có ý thức sử dụng các yếu tố nghịch dị để xây dựng thành công các hình tượng nghịch dị.

Có thể khẳng định rằng Mười lẻ một đêm là cuốn tiểu thuyết đậm chất nghịch dị của Hồ Anh Thái mà trong đó có khá nhiều nhân vật nghịch dị. Đó là hoạ sĩ có biệt danh “Chuối Hột” bởi “bốn mươi tám cái xuân xanh là bốn mươi tám mùa cởi mở. Thời trang yêu thích nhất là bộ cánh lúc lọt lòng mẹ” [10; 19]. Sở thích của nhân vật đã được Hồ Anh Thái phóng đến mức cực đại bằng hình ảnh hoạ sĩ khoả thân hoàn toàn tập Yoga trong góc nhà cửa mở thông thống và bên kia vách thì bà mẹ đang tụng kinh, gõ mõ niệm Phật: “Trong một góc nhà, gã chống đầu xuống đất hai chân duỗi thẳng lên trời, thân người bóng nhẫy trắng lôm lốp như thân chuối. Tất nhiên là chuối hột trổ hoa ở quãng lưng chừng trời” [10; 22]. Một hình ảnh Ên tượng về cái sở thích quái đản của Chuối Hột mà có nhà nghiên cứu đã liên tưởng đến hình ảnh chàng hiệp sĩ xứ Mantra của Cervantes khi chàng ta điên cuồng nhớ nàng Dulcinea. Trong tình huống Êy, “nhân vật nghịch dị vĩ đại trong văn học thế giới” Dolquihote đã trồng cây chuối, áo sơ mi dốc xuống trùm mặt và chàng ta không hề mặc quần! Cái sở thích nghịch dị của hoạ sĩ Chuối Hột còn tạo ra một phản ứng dây chuyền khi khá nhiều người cả ta lẫn Tây “nuy” hết cả ra trên một bãi biển du lịch bình thường. Đó còn là cặp bài trùng giáo sư Xí và Khoả mà tác giả quen gọi là Giáo Sư 1 và Giáo Sư 2. Ông Khoả vốn - Giáo Sư 2 là chồng thứ năm của nhân vật bà mẹ, “thuộc diện cao nhất về bằng cấp giáo sư tiến sĩ viện trưởng” nhưng lại mắc bệnh cười liên thanh bất tận. Dù chỉ định bật lên một tiếng cười thôi nhưng rồi “cứ thế mà cười mãi. Không sao hãm lại được. Hơ hơ hơ hơ. Mãi. Chập dây thần kinh cười”. Một thứ bệnh chẳng thuốc men, thầy thợ nào chữa được ngoài một cách “hễ bật lên tràng cười không tắt được thì chỉ việc tát cho chàng một cái. Đứt luôn”. Có biết bao nhiêu chuyện bi hài xung quanh bệnh cười của Khoả. Lần thì làm cho khán giả cả rạp kịch khó chịu vì cái “cười rũ rượi, cười hết hơi”. Lần khác đang giữa lớp giảng bài “tay cầm phấn miệng nói thao thao bỗng nhiên bật cười hơ hơ”. Chỉ còn cách khả dĩ nhất nhưng cũng bất tiện nhất: “cậu ngồi bàn đầu lên tát cho tôi một cái”. Học trò thời mới chẳng cần ý tứ “bảo tát là tát luôn” và

“Tạnh. Xẹp” ngay. Không dừng ở đấy, độc giả còn được chứng kiến một thiên bi hài kịch “đười ươi giữ ống” khi vị giáo sư “đã bắt đầu móm, chẳng xơ múi gì” tay vuốt đùi cô sinh viên tại chức mà miệng bật lên những “chuỗi cười bất tận”. Cô sinh viên ra về khẩn khoản xin thầy cái chân bởi “nãy giờ thầy cho em về mà thầy vẫn giữ đùi em” [10; 91]. Hình ảnh một ông giáo sư già tay sờ đùi cô gái trẻ, miệng cười không dứt là biểu hiện rõ nhất cho cái dâm, sự bất lực và sự quái dị của nhân vật. Một phiên bản khác của sự nghịch dị là Giáo Sư 1 vốn được xem là nhà văn hóa lớn nhưng những cư xử của ông tại một hội nghị quốc tế thì thật vô văn hoá. Không những thao thao bất tuyệt khiến mọi người khó chịu, mọi thứ rối tung lên ông còn thể hiện cái tính tham ăn tục uống “như một anh mõ trong xó bếp bần hàn của mình” [55]. Nhà văn hóa lớn này cũng mắc một thứ bệnh - bệnh đái bậy vào chân tượng đài, một công trình văn hóa. Hành động Êy đã chứng tỏ cái bản chất vô văn hóa, phản văn hóa của một nhà văn hóa đồng thời bật lên sự đối lập giữa danh và thực, tô đậm chất nghịch dị của hình tượng nhân vật. Trong Mười lẻ một đêm còn

có những nhân vật khác với một vài nét tính cách lập dị nào đó. Ông Víp, chồng người đàn bà có tật nhắm mắt khi diễn thuyết “nói nửa câu, nhắm mắt. Nói tiếp ba câu nữa, nhắm mắt. Ba câu nữa, nhắm” [10; 253]. Ông diễn thuyết mà nhắm mắt là để diễn vẻ quan chức nhưng “nó chỉ phô ra vẻ đê mê đang chờ đến cực khoái. Diễn thuyết mà như đang làm tình” [10; 253]. Đó còn là cái dâm của bà mẹ người đàn bà được tác giả phóng đại hết mức khi cái câu mời trai “về làm gì, ở lại đây mà ngủ cho vui” đã trở thành nét cá tính hóa ở người đàn bà này, biến nhân vật trở thành một biểu tượng cho một “mẫu người ham hố nhục dục đến mức vô độ và vô sỉ” [55].

Mét trong những điểm đáng chú ý trong việc xây dựng những nhân vật nghịch dị của Hồ Anh Thái là tập trung ngòi bút biếm họa để vẽ lên những bộ mặt đậm chất nghịch dị. Trong Trại cá sấu, dung nhan của hai cô Cá Sấu đã tạo cho người đọc Ên tượng hết sức phản cảm về sự xấu xí của mình: “một mắt nhìn núi Đôi một mắt nhìn sông Nhị, một thân hình rắn giả lươn một thân

hình cá trắm lai cá chép trứng, một khuôn mặt sủi cảo một khuôn mặt mưng mưng thủ lợn thiu, răng cửa phi nước đại, răng hàm phi nước kiệu” [6; 27]. Tác giả đã không ngại ngần phóng những nét bút tô đậm những nét xấu xí, dị dạng trên khuôn mặt của hai cô gái, thậm chí dường như tác giả đã cố ý vật hóa từng chi tiết Êy. Tất nhiên Hồ Anh Thái không có ý dung tục hóa văn chương. Dụng ý nghệ thuật của anh là khẳng định sự lố bịch, dị dạng của thứ nghệ thuật điện ảnh đã sử dụng hai cô làm kép chính. Người đọc có quyền liên hệ đến sự phản cảm của thứ nghệ thuật Êy từ sự phản cảm mà hai cô mang lại. Đó là một sự thất bại, sự cùng đường của thứ nghệ thuật lố bịch. Hình ảnh xấu xí gây cảm giác ghê sợ của hai cô Cá Sấu còn được tác giả sử dụng trong truyện ngắn Cả một dây theo nhau đi như một yếu tố liên văn bản. Qua đó, tác giả muốn cho người đọc thấy được những hình ảnh nghịch dị Êy là một hiện tượng khá phổ biến: “hai chị em cô cá sấu răng chìa… môi mới đến bàn thờ, răng đã sờ nải chuối… môi với răng cứ đội khẩu trang lên như giương súng bắn tỉa” [6; 250, 251]. Một nữ dịch giả có vóc dáng và vẻ mặt thật kỳ dị: “con kia vừa dày vừa ngắn, mặt như cái mâm đồng, trên mâm đồng có hai con cuốn chiếu bò xếch là hai con mắt nhưng bù trừ trông nó ngồn ngộn như bữa đại tiệc đồ ăn sẵn” Lọt sàng xuống nia [7; 264]. Cô số 3 trong Tê khai visa, mà tác giả gọi đùa là “cô nổi lửa lên em” hai mắt như “hai con ốc nhồi thao láo trên một cái đĩa tây” mà hấp dẫn được một chàng Mỹ vì chàng ta mê “văn hóa Èm thực Việt Nam, mê luôn cái đĩa tây Êy” [5; 33]. Trong Vẫn tin vào truyện thần tiên, người đọc còn được chiêm ngưỡng cả một tập hợp những gương mặt “bốn người đàn bà mặt lưỡi cày lưỡi cuốc cong vênh như một cái nhà kho chứa nông cụ phế phẩm”. Bà Thích có gu ăn mặc khác người: “váy áo cứ rách toạc những đường thật sâu ở những khu vực nhạy cảm nhất… bà ta có một đôi giày kiểu dáng rất khác lạ. Mũi giày như một quả bưởi to gấp đôi gót giày”. Lạ vì bà Thích có một bàn chân chẳng giống ai: “ngón cái toẽ hẳn ra, vuông một góc chín mươi độ với bốn ngón còn

lại”. Vậy mà bà còn đòi lấy “anh Tây” khi anh ta chê các cô con gái bà vì bà nghĩ: “con gái bà đã thất bại thì bà phải thắng” [5; 80, 81].

Trong một số trường hợp khác, hình tượng nghịch dị trong sáng tác của Hồ Anh Thái còn mang sắc thái kỳ ảo. Đó là hình tượng nhân vật người kể chuyện tên Khoa trong Vẫn tin vào truyện thần tiên sau một đêm thức dậy đã thấy mình biến thành người Mỹ với “bộ mặt một gã mắt xanh mũi lõ”. Hình tượng này biểu trưng cho những kẻ mang nặng suy nghĩ háo danh, sùng ngoại. Đó còn là nhân vật Diên trong Món tái dê vì có tật dâm dê, thích xem phim “con heo” mà bị biến thành một con dê. Nh lời vợ Hốt thì Diên cũng chỉ là một con dê tiêu biểu trong “ cả một xã hội loài dê”.

Xây dựng thành công những nhân vật mang tính nghịch dị từ ngoại hình, thể chất đến tính cách, “cố ý phóng to những cái dị dạng, ma quái trái ngược bình thường vốn có đâu đó trong đời sống”, Hồ Anh Thái đã thành công trong việc tạo ra mét Ên tượng mạnh, một nhận thức khá sâu sắc ở người đọc về một đời sống mất chuẩn mực. Những giá trị tốt xấu, chân thực và nguỵ tạo, có lý và phi lý luôn chồng chéo, đan quyện, che phủ lẫn nhau khiến con người không dễ gì nhận thấy. Xây dựng những nhân vật như thế, tác giả đã tạo được những tiếng cười xót xa về một thực tại ngổn ngang những điều trái lẽ tự nhiên vẫn nghiễm nhiên tồn tại trong đời sống. Đồng thời “nhà văn cũng buộc người đọc phải nhận thức một sự thật: cuộc sống này, ở đây, bây giờ tất cả đều ngổn ngang, và chắc hẳn để có một trật tự tương đối, sẽ phải mất không Ýt thời gian và nỗ lực” [55]. Nó thể hiện trách nhiệm của người cầm bút ở Hồ Anh Thái đối với cuộc đời dù có lúc người đọc đã phải chứng kiến sự sâu cay, đáo để của anh.

Một phần của tài liệu cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của hồ anh thái (Trang 102 - 106)