Những mảng tối của văn hóa, khoa học giáo dục, văn học nghệ thuật

Một phần của tài liệu cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của hồ anh thái (Trang 49 - 53)

nghệ thuật

Không chỉ nhận ra những nguy cơ tiềm Èn trong đời sống xã hội, những góc khuất của đời sống công chức, ngòi bút hoạt kê của Hồ Anh Thái còn hướng đến những mảng tối của văn hoá, khoa học giáo dục, văn học nghệ thuật nhằm đưa ra ánh sáng những sự thật còn tồn tại, khuất lấp trong đó. Điều mà nhà văn mong muốn là cùng người đọc bàn bạc, nhìn nhận lại những điều vốn tưởng bình thường, tốt đẹp của một nền văn hóa, khoa học giáo dục, văn học nghệ thuật đang phát triển đúng hướng.

2.1.4.1. Văn hóa

Với sự nhạy cảm trong cái nhìn và sự già dặn vốn văn hóa, Hồ Anh Thái đã kịp nhận ra và đưa lên trang viết của mình những điểm hạn chế, bất cập của văn hóa trong đời sống hiện nay.

Trước nhu cầu hội nhập kinh tế, sự mở cửa giao lưu với khu vực và thế giới đã làm nảy sinh sự không ăn nhập, sự lệch pha của các giá trị văn minh, văn hóa giữa Việt Nam và thế giới trong quá trình tiếp biến văn hóa. Sản phẩm của sự lệch pha Êy chính là thứ văn hóa lai căng, mất gốc; văn hóa nghệ thuật dân gian nhuốm màu sắc vụ lợi hoặc bị lợi dụng một cách trắng trợn. Trong Mười lẻ một đêm, người đọc không mấy khó khăn để nhận ra sự kệch

cỡm của thứ “văn hóa giàu xổi” dù ông họa sĩ kiêm bầu sô của một quán quan họ luôn mồm nhắc “tất cả vì văn hóa quê hương. Tôi trong sạch. Tôi không vụ lợi”. Ông “không vụ lợi” và rất “trong sạch” nhưng khi khách bước vào quán, đào kép của ông “áo hai dây hở lưng hở rốn” và “gằm gằm” tưởng hai khách nữ là “cave ở đâu đến đây tranh khách sộp” mà thoắt cái đã “nền nã e Êp” trong bộ tứ thân. Ông chủ “không vụ lợi” và rất “trong sạch” nhưng sẵn sàng cho các cháu “phục vụ bất cứ ai có như cầu, phục vụ ngay cả chốn rượu thịt” [10;127]. Trong hội Lim, cái hội to nhất vùng Kinh Bắc thì vang vang tiếng loa đài “kêu gọi khách vào chơi lô đề”, “trò chơi có thưởng”, “trò chơi điện tử bắn nhau đùng đùng đâm nhau xoẹt xoẹt”. Cạnh đấy là “mấy tấm áp phích vẽ hình anh hai chị hai quảng cáo máy thu hình, trà xanh, băng vệ sinh”. Và đây mới thật là cảnh hội chính: “Ngay bên đường là cái ao con con. Bê ao kè xi măng. Không còn bờ cỏ tự nhiên. Mấy con thuyền bằng sắt tây chen nhau đi vòng quanh bê ao. Anh hai đi giày Tây, chị hai đi giày khủng bố. Anh hai khăn đóng áo dài, chị hai tứ thân mớ ba mớ bảy. Mỗi người cầm một cái micơzô. Còn duyên ngồi gốc cây thông hết duyên ngồi gốc cây hồng hái hoa. Thuyền sắt tây đi men bê ao xi măng” [10; 128, 129]. Bằng một góc quay cận cảnh, Hồ Anh Thái đã chộp được toàn bộ thần thái của một lễ hội dân gian truyền thống nghìn năm văn vật bỗng trơ ra cái lố bịch, nhố nhăng đầy phản cảm và phi văn hóa. Trong trang phục nửa dơi nửa chuột Êy, cái miệng “còn duyên là duyên…” của chị hai vẫn không quên chen vào điệp khúc “năm nghìn” một khẩu trầu để nhắc nhở khách nhằm đảm bảo cái thu nhập “kha khá” của mình. Liền chị thì lịch sự, nhẹ nhàng mà được việc còn liền anh thì “nghe hát không trả tiền à?”. Khách “xin lỗi đưa cho năm chục nghìn còn bị lườm”. Chủ đã vậy thì khách phải sao cho xứng và thế là “anh vứt hai cô lại nhảy lên sân khấu. Giật phắt cái khăn đóng của một anh chàng vừa hát xong. Đội ngay lên đầu. Quần bò áo bludông đội khăn đóng. Không hát quan họ mà hát nhạc Tây. Lấy bách in di am ọp xăm oăn”. Hoá ra cái điệp

khúc Tây Êy lại có sức cuốn hút hơn cả quan họ tạo ra một sự kích động “… rú rít. Hát lại đi. Lại đi” [10; 130].

Vẫn trong Mười lẻ một đêm nhưng là kỷ niệm chợ vùng cao Bắc Hà, nơi không có quan họ và những liền anh liền chị. Một anh chàng vô ý đá mẻ cái bát vứt chỏng chơ trên lối đi liền bị chửi: “Mày mù à mày thần kinh chập mạch mày câm à mà mày không trả lời bà?” [10; 134]. Mụ chủ quán “thắng cố” thật trường hơi hay đã quen, nếu không có lẽ đã đứt hơi sau câu chửi liên khúc Êy. Mà đâu chỉ có chửi. Cái bát bị bắt đền ba nghìn đồng mới xuôi bởi từ đầu người đọc đã biết mụ “thắng cố” là người kinh còn nạn nhân là người Mèo. Đọc đến đây những tưởng người dân tộc thiểu số còn giữ được nét bản sắc, chân thật, vô tư. Người đọc ngay đấy có câu trả lời khi cô bán hàng thổ cẩm thấy khách Việt mặc cả ngứa mắt “giật hàng lại. Không bán đâu. Để bán cho Tây thôi”. Rồi chuyện đám du khách cả ta cả Tây chụp ảnh cô gái Mèo làm kỷ niệm, bị “cô Mèo” phản ứng giơ tay che mặt không phải vì xấu hổ mà vì “chụp ảnh phải trả tiền đấy. Mỗi người đưa năm nghìn mới được chụp” [10; 135]. Đúng là văn hóa thực dụng chẳng chừa một ai.

Trong truyện ngắn Tin thật lòng, Hồ Anh Thái muốn người đọc tin những điều mắt thấy tai nghe một cách thuyết phục về sự lố bịch của phong trào chấn hưng văn hóa dân gian mà công ty NOCO tổ chức. Cổng vào “bố trí hai con rồng lớn cao bốn mét đặt ở Hàng Mã”, lối vào “chăng đèn kết hoa màu mè sặc sỡ”, phó giám đốc Tây “cũng áo dài gấm đội mũ cánh chuồn làm quan tể tướng, điệu bộ như bò đội nón”. Hình ảnh trạng nguyên mới thật tức cười: “Trạng Thị lại còn tự giẫm guốc cao gót vào cái áo gấm trạng rồi ngã phệt xuống đất” [6; 65]. Trạng Thị không gắn viên gạch lưu danh trên sân tổng công ty bằng việc “áp tai”, “dí mũi”, “áp bàn tay trái, bàn chân phải” vào miếng thạch cao ướt như các trạng 1, 2, 3, 4 mà “sáng tạo bất ngờ. Lưu danh khoảnh khắc lịch sử bất ngờ. Trạng nguyên 5 lưu dấu bằng hai múi mông đít nhòn nhọn” [6; 65]. Như thế lại đúng ý, đúng tư tưởng của ban tổ chức văn hóa trạng bởi “cái gì cũng phải lôi ra mà đùa mà nhờn cho nó hết cả nghiêm

nghị đạo mạo đi”. Có lẽ Hồ Anh Thái khi viết điều này đã nhớ đến bài thơ “Khoa thi Đinh Dậu” của Tú Xương để nhại sự ô hợp, bát nháo, vô văn hóa của những kẻ nhân danh phục hồi văn hóa khoa cử, văn hiến nước nhà.

Những sản phẩm văn hóa vật chất học đòi phương Tây cũng trở thành đối tượng giễu nhại của Hồ Anh Thái. Hình ảnh cái sân bay trong Sân bay là

một ví dụ. “Cái nôi văn minh phương Đông mấy ngàn năm ngủ yên trên vinh quang giờ tỉnh dậy, có bao nhiêu xống áo xỏ tất vào người, ra điều ta đây không thua kém cái bọn không chịu ngủ. Thành ra sân bay châu Á lộng lẫy phô trương hơn” [5; 50]. Văn hóa phố cổ thì bị phù phép thành “đầu Ngô mình Sở”: “nhà chúng em thuộc số tốp ten cổ nhất. Không cho thì chúng em có phép. Chỉ mỗi một mét mặt tiền là còn cổ nguỵ trang, chóng em moi ruột xây mới hết rồi” Cả một dây theo nhau đi [6; 251]. Kiến trúc thì lai căng, hổ lốn: “Thích kéo tôi ngồi xuống một chiếc ghế đá, lập cập rót ra cho tôi xem một bản vẽ... một toà nhà có hàng cột đã trắng Hy Lạp, có những vòm cửa Gôtích, có ngọn tháp Alibaba” [5; 78]. Tượng đài ở các nước văn minh phương Tây là niềm tự hào của mỗi người dân, mỗi quốc gia. Nhưng trong sáng tác của Hồ Anh Thái, tượng đài ở Việt Nam thật quê mùa, thô kệch, thiếu thẩm mỹ; là sự mô phỏng hiện thực một cách “thô lỗ nhất”. “Chị nông dân chân như cái vồ đập đất. Cô công nhân tay như cái chày… Ông quan văn cho đến ông quan võ đều một gương mặt… Muốn tạo khoẻ khoắn nhưng hiệu quả lại ra những thứ cục mịch” [10; 244, 245]. Tệ hơn nữa, tượng đài trở thành nơi đái bậy lý tưởng cho không Ýt người, kể cả những bậc thức giả.

Còn khá nhiều những sản phẩm văn hoá ngoại lai du nhập từ bên ngoài như Karaokê, nhà nghỉ - khách sạn, thi hoa hậu, internet… cũng được đề cập trong sáng tác của Hồ Anh Thái. Karaokê biến tướng với những kẻ chỉ cốt “thu bộn tiền cát xê” dù “đêm hát ngày ngủ” hoặc để mong giật giải “bàn tay vàng”. Nhà nghỉ - khách sạn “mọc lên như nấm nhưng quản lý thì lỏng lẻo, hoặc theo kiểu “đầu voi đuôi chuột”. Trong Mười lẻ một đêm có chuyện nhân viên khách sạn ở Thanh Hóa cứ nhất định giữ nguyên tắc kiểm tra giấy đăng

ký kết hôn của khách là một người đàn ông và hai người đàn bà dù họ thuê hai phòng riêng biệt. Nhưng khi nhận phòng rồi thì “khách sạn cũng chẳng kiểm tra xem ai ngủ với ai” [10; 143]. Thi hoa hậu thì thí sinh “muốn đoạt vương miện hoa hậu bằng mọi giá, kể cả hiến thân cho ban giám khảo”, sẵn sàng “ngả bàn đèn trên giường tuyển sinh”. Mà những kẻ nh thế thì “nhan nhản” [6; 189]. Thời buổi công nghệ thông tin, văn hóa internet, “chát chít”, “mô bai”… lên ngôi cũng đồng thời sinh ra bao nhiêu thứ lố lăng, rởm hợm, phá hoại thuần phong mỹ tục và sự trong sáng của tiếng Việt. “Tao deo hieu may noi gi tao dang deo mot em den nha hat lon em me xem hat thi tao chieu” [10; 31], “anh dai loan oi anh ra cho lon mua buoi cho em an, xong roi mang xe deo em cho vui nhe” [7; 286]… là những loại thông tin phổ biến đã trở thành quen thuộc của con người thời hiện đại, đặc biệt là giới trẻ.

Nhìn vào những mảng tối của văn hóa mà Hồ Anh Thái đã phơi bày, không Ýt người phải giật mình bởi một sự thật là nền văn hóa Việt Nam đang bị xâm hại, đang xuống cấp nghiêm trọng và có nguy cơ mất gốc. Người Việt có thể trở nên xấu xí, dị mọ trong con mắt người nước ngoài và ngay trong mắt những người Việt có lương tâm và trách nhiệm.

Một phần của tài liệu cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của hồ anh thái (Trang 49 - 53)