Con người phi nhân tính

Một phần của tài liệu cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của hồ anh thái (Trang 79 - 84)

Vấn đề thiện ác là vấn đề của con người, nhân loại ở mọi thời đại mà văn học luôn quan tâm thể hiện. Cùng với việc không ngần ngại phơi bày những cái xấu của con người trong xã hội hiện đại, Hồ Anh Thái còn róng riết bày tỏ nỗi bất an của mình trước cái ác, sự băng hoại của nhân tính con người ở thời điểm hiện tại. Những ham muốn bản năng, lối sống thực dụng đã làm hoen ố bản chất lương thiện của con người. Con người bị tha hóa và có nguy cơ trở thành “con thú lớn nhất”.

Trong Cõi người rung chuông tận thế, bằng một cai nhìn hướng thẳng vào sự thật, Hồ Anh Thái đã nhìn thấu cái ác nằm sâu trong gương mặt một diễn viên điện ảnh: “Thằng Cốc vào vai đó, chỉ việc ôm súng ngồi, chỉ việc mỉm cười khinh khỉnh, ánh mắt lạnh lẽo đanh ác đã có sẵn, mái tóc tung bay phong trần” [4; 11]. Đó là vẻ mặt của thiên thần hay ác quỷ? Câu trả lời có ngay sau khi người đọc theo dõi tiếp lời lẽ đối thoại của Cốc. “Sau cú lượn đầu tiên đầy hứa hẹn trước ban giám khảo và người xem, Cốc âu yếm dắt tay sè 12 vào hậu trường chờ đến lần xuất hiện sau. Đêm nay em đừng về khách sạn, về nhà anh mà ngủ. Khiếp, nói năng trắng trợn thế? Vậy phải nói thế đéo nào? Số 12 kinh hồn, không ngờ một siêu sao thanh lịch và cao quý trên màn bạc lại phát ngôn như thế. Có hay không nói ngay? Một luồng hơi nước cáu kỉnh ập vào mặt số 12. Không! Có muốn thành hoa hậu á hậu hay thành thương binh? Cốc giẫm một cú phủ đầu lên chân số 12. Chỉ chút nữa là cô ta kêu thét lên. Mấy ngón chân nh sắp nứt toác ra trong chiếc giày cao gót. Nói ngay, có muốn thành con què lê bước qua sân khấu hay không, nói? Vâng, thôi thì em đi với anh… Đột ngột cô ta thấy bàn tay Cốc đang nắm tay mình

nhẹ nhàng luồn vào đó một lưỡi dao cạo lành lạnh. Mày có muốn tao rạch bộ đồ tắm này, một đường sau lưng, một đường đằng trước, ngay ở chỗ mày đệm băng vệ sinh hành kinh không?” [4; 14]. Và dù có phải chống cự thì cuối cùng chú nai tơ cũng không thoát được móng vuốt của chúa sơn lâm đơn giản bởi đó là “giọng nói của một kẻ dám giết người chứ không chỉ phải rạch áo tắm” [4; 15]. Là bạn của Cốc, thằng Bóp lại có một thứ sở thích bệnh hoạn là được giết chóc, lấy việc được bóp chết một con vật nào đó làm một sự khoái cảm. Chứng kiến cảnh Bóp giết chết con khỉ khi đi săn và một con dê tại khách sạn Khải Huyền, người đọc không khỏi rùng mình ghê sợ cái thú tính của gã trai này. Đây là cảnh Bóp giết con khỉ: “Bóp chộp được chân sau của con khỉ bên một bụi cây, con khỉ cào cấu chống trả bằng hai cánh tay tung toé máu. Không thèm giằng co vật lộn lôi thôi, Bóp siết chặt hai bàn tay quanh cổ con khỉ. Nấc ằng ặc. Giãy đành đạch. Lưỡi thè lè sùi bọt. Bóp trừng trừng nhìn con vật trong cơn giãy chết. Tay vẫn siết mạnh. Đầu con vật ngật sang một bên cũng là lúc thằng Bóp bỗng rung giật toàn thân. Cặp mắt Bóp bỗng chuyển sang lờ đờ khoái cảm” [4; 48]; còn đây là cảnh Bóp giết con dê: “Nó buông cặp sừng trên đầu con dê, luồn đôi bàn tay quanh cái cổ đen nhánh. Thoạt đầu có vẻ giống nh một cử chỉ âu yếm. Thình lình con dê giật nảy lên. Bốn chân khua khoắng.

Thế là thằng Bóp đã bắt đầu bóp. Thằng Bóp đang bóp.

Thằng Bóp đã bóp xong… Nó ngồi lại, bẻ ngửa cổ con dê lên, lật qua lật lại, nhìn đi nhìn lại như nhận mặt một kẻ nào đó. Như sung sướng nhận ra một kẻ thù đã chết. Nh hả hê vì đã trả được hận” [4; 49, 50]. Bằng một giọng cười cợt nhưng lạnh lùng nh đã lọc hết mọi cảm xúc, tác giả đã làm bật được tất cả động cơ, thái độ, xúc cảm trong cái hành động độc ác đối với những con vật của thằng Bóp. Qua hành động Êy, người đọc nh lờ mờ nhận ra sẽ có lúc cái thằng “lạnh tanh máu cá” Êy cũng khoái cảm tột độ khi siết cổ một con người.

Có thể nói còn rất nhiều tội ác man rợ khác được miêu tả trong Cõi người rung chuông tận thế. Gần như tất cả mọi nhân vật chính trong tiểu

thuyết này đều có liên quan đến cái ác, đều rơi vào vòng xoáy của tội ác. Vòng xoáy Êy bắt đầu từ Phũ, Cốc và Bóp (những kẻ đứng đằng sau là Thế và Đông) tìm cách chiếm đoạt Mai Trừng để thoả mãn dục tính nhưng cả ba đều nhận lấy ba cái chết thê thảm. Tiếp đến là cuộc săn đuổi trả thù Mai Trừng của Đông vì những đứa cháu mà cái ác hiện hình thành thứ độc dược cực mạnh Đông luôn mang bên mình chờ cơ hội ra tay. Đó là sự trả thù dã man, mất hết nhân tính của Yên Thanh đối với Đông vì tình, vì tiền. Cái ác đã lên đên cực độ khi nó nhằm vào một sinh linh bé nhỏ là con gái Đông ngay trong lần sinh nhật thứ hai. Người đọc không cầm được nước mắt đau đớn và phẫn uất khi chứng kiến cái chết của cô bé: “Tôi lật đật trở vào nhà. Đám thần dân vẫn đang hoan hỉ chúc tụng. Tôi đâm bổ vào phòng trong. Con bé nằm ngửa trên giường, một chiếc gối to úp lên mặt. Giật phắt chiếc gối ra thì nó mở mắt to nhìn đi xa hút. Trên môi đọng một cái cười nhếch mép. Ở khoé mép là một nếp nhăn hằn sau của người già. Cái cười và nếp nhăn của người đã ngộ, đã thành chính quả, đã hiểu hết và đã thấu suốt tất cả” [4; 135]. Vòng xoáy của cái ác vẫn chưa dừng lại dù Mai Trừng đã được hóa giải lời nguyền gắn với sứ mệnh trừng trị cái ác. Cuối tác phẩm này, người đọc vẫn còn được thấy cảnh chiếc xe ô tô của Đông nổ tung và bùng cháy. Tác giả đặt ra hàng loạt câu hỏi nhưng không trả lời. “Ai là kẻ đốt xe? Yên Thanh? Lò du côn tìm đến bãi tắm để hành lạc thỏa chí ngông cuồng? Hay là những người dân quê đất quay ra trả thù bọn có tiền?” [4; 237]. Chỉ có câu trả lời là tiếng chuông chùa bất đồ “rung thảng thốt”, “rung hoảng loạn”, “giận dữ đổ ập vào không gian”. Dường nh “cõi nhân gian nh đang kề bên bờ vực huỷ diệt”, thế giới trong Cõi người rung chuông tận thế là thế giới của cái ác.

Cái ác có mặt khắp nơi trong cuộc sống, len lái trong mọi mối quan hệ người trong xã hội. Trong truyện ngắn Chợ, Hồ Anh Thái đã đưa người đọc đến thăm một bệnh viện với những bệnh nhân là nạn nhân của những thói độc

ác của chính con người. Một anh thanh niên mới ở nước ngoài về vị đánh thuốc mê, bị lừa hết tiền bạc, phải vào viện rửa ruột. Qua lời bộc bạch của nạn nhân: “… em không ngờ người ác mà có người đẹp thế. Trông nh sinh viên. Da trắng má hồng mắt bồ câu hoang dã… em không ngờ người đẹp thế mà ác. Trông nh sinh viên. Có cặp sách hẳn hoi. Ngọt ngào lắm…” [6;145, 146], tác giả muốn chỉ ra rằng, cái ác nằm rất sâu trong mỗi con người, không dễ nhận ra từ vẻ bề ngoài. Một ông già rúm ró, tiều tuỵ, đang trong cơn nguy kịch có ai ngờ lại chính là kẻ gieo rắc cái ác. Căn nguyên dẫn đến hành động độc ác của ông già chỉ đơn giản là thường bị mất trộm trái cây trong vườn mà chưa bắt được kẻ trộm. Thế nhưng hành động tội ác của ông ta thì không đơn giản chút nào. Đã từng định lựa chọn cách “làm hàng rào điện cho nó chết phơi trắng bụng trên hàng rào như thằng lằn. Giống như làng bên có ông dí điện xuống ao cá cho đứa ăn cắp nổi lềnh bềnh” [6; 149]. Cái ác đã hiện thành hình trong suy nghĩ nhưng sợ dây dưa đến pháp luật nên ông chọn cách này: “Ông nhặt cái kim tiêm thằng nghiện vứt đầy bờ bụi, tiêm thuốc bả chuột vào hai quả đu đủ chín nhất. Hai phát hai quả. Mày chết này. Mày chết này. Xong” [6; 150]. Cái ác không chỉ được diễn tả trong phương tiện, cách thức mà còn cả trong suy nghĩ độc ác và đặc biệt là cái ngữ điệu thể hiện hành động tiêm thuốc: “Hai phát hai quả. Mày chết này. Mày chết này. Xong”. Thật đáng đời cho lão già vì “sự đời trớ trêu”, hành động phi nhân Êy thành “gậy ông đập lưng ông” khi ông ta xơi trọn quả đu đủ đã tiêm thuốc chuột mà vợ ông vô tình vừa hái từ vườn về. Đấy là nguyên nhân ông phải vào cái “chợ” này. Cũng là chuyện cái ác có liên quan đến thuốc độc, một bà trong Cây hoàng

lan hóa thành cây si đã nổi máu Hoạn Thư “ghen quá điên quá nghĩ ra cách

hại mình hại chồng. Bà cho bả chuột vào niêu thuốc bắc, kêu mệt đòi chồng rót thuốc bê bát đến cầm bát cho bà uống” [6; 132]. Kết cục bà chết đứ dừ còn ông chồng phải đi tù vì dấu tay rành rành trên bát thuốc.

Trong hành trình đi tìm căn nguyên của những hành động phi nhân tính, Hồ Anh Thái còn nhận ra rằng, những trò đố kỵ lặt vặt, ganh ghét nhỏ nhen

trong cuộc sống đôi khi lại trở thành cội nguồn của cái ác, của những hành động bất nhân ghê sợ. Trong Bên đường tàu có ngôi nhà cổ, những nghệ sĩ múa “rác rưởi” luôn tìm cách hại nhau, dẫm lên đầu, lên cổ nhau để nổi danh, để kẻ kia mất nghề. Điều mà nhân vật Tân “lờ mờ” cảm thấy thì sự thật đã trần trụi phơi bày “như mọi truyện cổ tích khác thôi”: “Gã nghệ sĩ hạng hai muốn vươn lên ngôi thứ nhất. Gã sử dụng thủ đoạn làm cho người số một ngã gãy xương trên sàn tập. Khi gã chiếm được vị trí hàng đầu thì lại có một kẻ hạng hai muốn đánh đổ gã. Tên này dùng đến những cái đinh có thể chọc đúng bàn chân gã” [6; 209]. Hành động “Tân mở to mắt nhìn Đông. Hiểu hết mà chẳng hiểu gì” khi nghe anh kể sự thật có lẽ là vì còn biết bao nhiêu những chuyện như thế ở đời mà cô chưa biết. Cái vòng luẩn quẩn của tội ác, của những chuyện phi nhân không bao giờ dừng lại khi con người chưa dám tuyên chiến với nó. Đọc truyện Bóng ma trên hành lang, người đọc sẽ phải giật mình kinh sợ trước hiện thân của quỷ dữ trong chính con người. Chỉ vì không ưa Tảo, căm ghét thói ăn cắp vặt của Tảo mà Lập đã bí mật bày kế giết Tảo. Cũng lại là “sự đời trớ trêu” bởi người Lập muốn giết lại không chết. Anh ta đã giết ngay chính vợ mình:

“Một tiếng rú xuyên thủng màng nhĩ. Tiếng rú từ ngoài hành lang.

Đúng lúc điện tắt phụt. Phan chạy ra, Sáu người khác cũng từ các phòng xô ra. Mai đã chết. Cô bị điên giật khi mở cánh cửa tủ lạnh mát điện. Lập khi Êy không để ý đến vợ, hắn bế đứa con nhỏ đang đứng trước lan can, nghe tiếng rú bèn chạy ra dập cầu dao, nhưng không kịp. Lập đang chờ nghe tiếng rú của Tảo cơ. Một người bật đèn pin soi cho Lập bế xác vợ vào. Ánh đèn quét lên nửa mặt hắn xanh lét, bộ mặt của con quỷ trong phim” [5; 72].

Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng khái quát: “Cuộc sống trên trái đất này thời nào và ở đâu cũng đầy rẫy oan khiên, oan khuất. Cái ác bao giờ cũng mạnh mẽ và lẫm liệt, đầy mưu ma chước quỷ còn cái thiện thì ngu ngơ và ngây thơ, lại thường cả tin”. Tạ Duy Anh cũng từng tâm niệm: “Chúng ta không thể trốn

chạy cuộc đời và ngay chính cái chết cũng không giúp người ta trốn chạy được nó một cách tuyệt đối. Vì vậy, cần phải đối mặt và giải phẫu nó”. Còn với Hồ Anh Thái, anh đã dùng “tiếng chuông gõ vào cõi ác để lay thức cõi thiện”. Bởi vì đằng sau cái ác, những điều phi nhân ở đời, anh vẫn đầy hy vọng vào tương lai, vẫn đầy niềm tin vào con người. Tái hiện cái ác trong văn học để qua đó kêu gọi con người chống lại cái ác trong cuộc sống cho nên sự hiện diện của cái phi nhân tính trong tác phẩm Hồ Anh Thái vừa là phản ánh của hiện thực, vừa là phản ứng của nhà văn đối với hiện thực. Đó là một cái nhìn có màu sắc bi quan của anh về cuộc đời nhưng là cái nhìn mang ý nghĩa cảnh tỉnh. Phơi bày cái ác đồng thời cảnh tỉnh con người đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt niềm yêu thương và bị tha hoá nên nhà văn cần một thái độ tỉnh táo, lạnh lùng và quyết liệt; nên phải “xát muối vào lòng bạn đọc”. Làm nh thế anh không chỉ giúp người đọc nhận thức được những hạn chế, mặt trái trong bản chất con người mà còn thể hiện một quá trình tự nhận thức của chính nhà văn.

Một phần của tài liệu cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của hồ anh thái (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w