Lễ tiết trong đám tang

Một phần của tài liệu 100 lễ tiết cần học hỏi trong cuộc đời (Trang 43 - 44)

Tiêu điểm lễ tiết: Người đời có câu nghĩa tử là nghĩa tận, mục đích tưởng niệm những nét đẹp về đạo đức tư cách cũng như cống hiến đóng góp của người đã khuất, xử lý thủ tục mang màu sắc tín ngưỡng đối với thi hài người chết.

Lộ trình vận dụng: Không khí bao trùm đám tang là đau buồn, có điều quy luật của tạo hóa là "Kiếp người chẳng ai thoát khỏi cái chết" vậy nên không chỉ có bi lụy trong

tưởng niệm thương tiếc người vừa nằm xuống, mà còn động viên an ủi người đang sống.

Thân nhân người đã khuất hoặc ban lễ tang đứng ra bố trí sắp đặt toàn bộ hoạt động ma chay, một là khâm liệm thi thể đặt nơi trang trọng, nội dung cụ thể là thay quần áo thọ, tắm rửa, nhập quan tài, ở thành phố thông thường được công ty phục vụ lễ tang đưa thi hài về bảo quản trong phòng lạnh ướp đá chờ đến ngày làm lễ, lúc xe đến chở xác thì người nhà và thân hữu đi tiễn đến tận nhà tang lễ. Hai là viết cáo phó, cáo phó được viết theo mẫu biểu thông dụng, bao gồm tên người chủ đứng ra phó cáo, tên tuổi, quan hệ, ngày mất của người đã khuất, ngày giờ làm lễ và an táng, nơi an táng, cáo phó được đăng báo, phát trên đài phát thành truyền hình hoặc dán nơi công cộng. Ba là bố trí linh đường (gian thờ) do thân nhân hoặc công ty phục vụ tang lễ chịu trách nhiệm, ở đó treo ảnh người đã khuất ở giữa, hai bên bày vòng hoa, câu đối, bức trướng, người nhà luân lưu túc trực để đón tiếp người đến viếng. Khi khách đến viếng, ban tổ chức phát cho họ băng đen, hoa trắng hoặc hoa vàng để cài và đeo, sau đó dẫn khách vào linh đường để làm lễ viếng.

Viếng tang có nhiều cách, ví dụ gửi điện, gửi thư chia buồn hoặc đến tận linh đường để viếng hoặc tham gia lễ truy điệu. Nội dung điện, thư, hoặc lời nói phải thể hiện được nỗi đau buồn thương tiếc người đã khuất, cũng có thể nói tóm lược thân thế sự nghiệp và đạo đức cao cả của người đã khuất và động viên an ủi người còn sống.

Khi tham gia lễ tang, phải ăn mặc đơn giản, màu tối (trắng hoặc đen) nét mặt xúc cảm bi thương, thái độ nghiêm túc điềm đạm, nói chuyện ngắn gọn với người nhà hoặc ban tổ chức, tránh dài dòng văn tự rồi bắt tay chia buồn, những câu cửa miệng trong trường hợp này là "Xin nhận ở tôi lòng tiếc thương vô hạn đối với người đã khuất" "Xin chớ quá buồn đau, nhớ giữ gìn sức khỏe" v.v. Tránh vô ý cười đùa hoặc tụm năm tụm ba tán gẫu. Người đến dự lễ tang có thể mang theo vòng hoa hoặc tiền viếng, tỏ ý hỗ trợ gia đình trong cơn hoạn nạn.

An ủi động viên người nhà bằng những câu nói thích hợp, ví dụ "Hãy cứng rắn lên, xin chớ quá đau buồn, ảnh hưởng đến sức khỏe", chú ý lắng nghe thân nhân kể về kỷ niệm hồi ức và lòng tiếc thương người đã khuất, chỉ kể về những điều tốt đẹp, không nói chuyện dở của người đã khuất, nhằm nâng cao phẩm giá của người đó và thể hiện lòng cảm thông chia sẻ với thân chủ.

Lời cảnh báo của nhà chuyên môn: Tham gia lễ tang, lễ viếng, lễ cầu, lễ tế người đã khuất, không nên đưa vòng hoa hoặc tiền viếng rồi vội vàng đi ngay, điều quan trọng nhất là nán lại thắp hương cho vong linh người quá cố đồng thời chia buồn, an ủi thân chủ, thực hiện đầy đủ các lễ tiết tang lễ rồi mới ra về.

Một phần của tài liệu 100 lễ tiết cần học hỏi trong cuộc đời (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w