Lễ tiết khi gặp gỡ tiếp xúc với cấp trên

Một phần của tài liệu 100 lễ tiết cần học hỏi trong cuộc đời (Trang 78 - 81)

Tiêu điểm lễ tiết: Lễ tiết giữa cấp dưới với cấp trên phải thể hiện được lòng kính trọng về mặt tình cảm và ý thức phụ tùng về mặt tổ chức.

Lộ trình vận dụng: Quan hệ với cấp trên có liên quan chặt chẽ đến bước đường tiến bộ của mỗi nhân viên trên con đường sự nghiệp, cấp trên có thể nâng đỡ cất nhắc, ví như đặt cho bạn chiếc thang để trèo lên, ngược lại cấp trên cũng có thể ngăn chặn bước tiến, ví như hòn đá cản đường. Do vậy cần phải học và vận dụng lễ tiết ứng xử cấp trên, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc và phấn đấu.

Ứng xử với mọi người cần trung thực ngay thẳng thì sẽ được đối phương nể trọng yêu quý. Nhưng trong quan trường, đối với cấp trên thì tính trung thực được chuyển hóa thành lòng trung thành và phục tùng, không có vị thượng cấp nào thích loại cấp dưới lật lọng tráo trở, chỉ có nhân viên trung thành được sếp tin cậy nâng đỡ.

b. Tôn trọng cấp trên

Trong công việc như trong đời thường luôn luôn kính trọng cấp trên, giữ gìn uy tín danh tiếng cho cấp trên, khi gặp nhau phải chủ động chào hỏi cấp trên, khi thừa hành nhiệm vụ gặp khó khăn không thể tự mình xử lý, cần thường xuyên thỉnh thị báo cáo cấp trên, có thể cấp trên ít tuổi hơn mình, bằng cấp thấp hơn mình vẫn phải tôn trọng nhân cách, quyền uy của cấp trên. Chủ động tích cực hoàn thành xuất sắc mọi công việc được cấp trên phân công, nếu vì lý do gì đó không hoàn thành được thì phải trình bày, tránh bình luận dị nghị sau lưng về nhân cách tài năng của cấp trên, hạ thấp uy tín cấp trên, nâng cao vị thế của mình. Nếu cấp trên phạm sai lầm vẫn phải chú ý giữ thể diện và bảo vệ cấp trên, tránh chống đối hay mâu thuẫn với cấp trên.

c. Không được vượt quyền qua mặt cấp trên

Dù là trong công việc hay cách cư xử, nhân viên qua mặt cấp trên là một biểu hiện vô cùng rồ dại và nguy hiểm, trước hết phá vỡ quan hệ bình thường với cấp trên, trực tiếp gây tổn thất cho bản thân mình. Do vậy hãy luôn ghi nhớ duy trì quan hệ hài hòa tốt đẹp với cấp trên.

d. Quan hệ công khai sòng phẳng

Quan hệ giữa nhân viên với cấp trên phải công khai sòng phẳng, không có biểu hiện thậm thụt mờ ám. Cấp dưới luôn tích cực hăng hái làm tròn chức trách phận sự, mạnh dạn đề xuất góp ý kiến cho lãnh đạo, cải tiến công việc, nâng cao hiệu suất, được cấp trên công khai biểu dương, tín nhiệm, tạo tiền đề cho con đường phát triển của mình.

e. Giữ một khoảng cách nhất định

Dù được cấp trên tin tưởng quý mến vẫn phải duy trì một khoảng cách nhất định, không được tỏ ra quá thân mật gần gũi, không soi mói, bình luận đời tư của cấp trên, bạn có thể học hỏi tác phong tính cách của cấp trên nhưng không cần tìm hiểu những việc riêng của cấp trên, có thể tìm hiểu sách lược chủ trương của cấp trên nhưng không nên tò mò về cách làm và ý đồ của cấp trên, chớ tỏ ra vượt trội sáng suốt hơn cấp trên, như vậy sẽ gây ra tâm lý coi chừng đề phòng đối với cấp dưới.

Lời cảnh báo của nhà chuyên môn: Tiếp xúc với cấp trên nếu tỏ ra quá thân mật gần gũi, sẽ bị người khác đánh giá là xun xoe bợ đỡ, nhưng cũng đừng thờ ơ lạnh nhạt sẽ bị cấp trên đáng giá là kiêu căng tự phụ, cả hai cách ứng xử đó đều kém sáng suốt.

Tiêu điểm lễ tiết: Cấp trên cần chú ý duy trì và phát triển mối quan hệ trong sáng, lành mạnh với cấp dưới, cùng nhau kề vai sát cánh phấn đấu vì mục tiêu chung thì cấp trên mới giành được lòng tin và sự kính phục của cấp dưới.

Lộ trình vận dụng: Một công ty, một văn phòng có thể ví như một đại gia đình, mọi người chung sống với nhau một cách hòa đồng thân thiện, trong đó có mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới đóng vai trò hết sức quan trọng, người đời thường nói hòn đất ném đi, hòn chì ném lại, người thường đối xử với nhau có đi có lại thì giữa cấp trên với cấp dưới cũng như vậy, cấp trên quan tâm chiếu cố đến cấp dưới, thì cấp dưới sẽ cố gắng làm việc tận tụy để báo đáp lại.

a. Giữ lời hứa

Lời nói cử chỉ và cách ứng xử của cấp trên tác động rất nhiều đến cấp dưới, do vậy cấp trên đã hứa là phải thực hiện, nếu vì lý do chính đáng không thể thực hiện thì phải trình bày để mọi người thông cảm tha thứ, không được quên lời hứa hoặc im lặng khó hiểu.

b. Thân thiện hòa nhã.

Cấp trên là người nắm quyền uy chỉ huy lãnh đạo mọi người, nhưng không vì thế mà tỏ ra hách dịch độc đoán không coi ai ra gì. Cấp trên cần nêu gương sáng cho mọi người, yêu cầu nghiêm khắc đối với bản thân, nhưng đối xử rộng lượng, chân tình và thân mật hòa nhã với cấp dưới, nhìn vào mặt tích cực mới phát huy được tinh thần chủ động sáng tạo và ý thức tự giác làm việc của mọi người. Cấp dưới tài giỏi hơn mình càng tin tưởng trọng dụng, không sinh lòng ghen ghét trù dập, cấp dưới mắc lỗi cần khoan dung thông cảm không dồn họ vào bước đường cùng, không tạo ra sức ép tâm lý đối với nhân viên, để họ tự nguyện cống hiến hết mình, trao quyền quyết định cho họ để họ phát huy tối đa tài năng sáng tạo, mở ra con đường phát triển cho từng người, cấp trên trở thành hạt nhân đoàn kết của đơn vị.

c. Tín nhiệm nhân tài

Cấp trên phải có cặp mắt sáng suốt đánh giá nhận định đối với cấp dưới nhằm phát hiện nhân tài, sau đó phát huy mặt mạnh, hạn chế khắc phục mặt yếu của họ, phân công phân nhiệm một cách hợp lý để khai thác tận dụng tài năng của từng thành viên, mặt khác tạo điều kiện cho họ chủ động sáng tạo trong công việc, để đóng góp tối đa cho đơn vị, mạnh dạn trao quyền cất nhắc, những người xuất sắc vượt trội. Quan tâm đời sống và sự tiến bộ của nhân viên làm cho họ vui vẻ hăng hái trong công việc.

d. Dám nhận trách nhiệm.

Mọi thành bại trong đơn vị đều có phần trách nhiệm của người lãnh đạo, nếu cấp dưới mắc lỗi cũng là do cấp trên chưa sâu sát, giao việc không chi tiết cụ thể, thiếu kiểm tra đôn đốc. Nếu bản thân cấp trên phạm sai lầm phải dũng cảm đứng ra nhận

trách nhiệm không đổ lỗi cho người khác, thể hiện đức tính trung thực, khí phách dũng cảm của nhà lãnh đạo.

e. Mở rộng dân chủ, tự do ngôn luận

Tạo điều kiện khuyến khích động viên mọi người phát biểu lập trường quan điểm của mình, nếu chèn ép ngôn luận, thì cấp dưới thường bị tâm lý ức chế, cho rằng cấp trên không tin tưởng không tín nhiệm mình, quan hệ trên dưới không được hòa nhập, nghi ngờ ấm ức với nhau. Nếu cấp trên biết động viên cấp dưới bày tỏ tâm tư tình cảm, phát huy sáng kiến, thì không những cải thiện được quan hệ hai bên mà còn thu thập được nhiều thông tin bổ ích, nhiều sáng kiến có giá trị để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, cải tiến lề lối lãnh đạo. Cấp trên sẵn sàng lắng nghe ý kiến phê bình góp ý đối với mình, nếu đúng thì khắc phục sửa chữa, nếu sai cũng không để bụng thù hằn. cấp trên như vậy sẽ được quần chúng tin yêu, lãnh đạo quản lý sẽ giành được hiệu quả tốt đẹp.

f. Khen ngợi cấp dưới

Khen ngợi là thừa nhận khẳng định tài năng phẩm chất và đóng góp của cấp dưới, giúp họ tăng cường lòng tự tin và ý chí phấn đấu vươn lên, nâng cao tinh thần hăng hái năng nổ trong công tác. Khen ngợi phải đúng người đúng việc và đúng mức thì mới có sức thuyết phục bản thân người được khen và mọi thành viên khác, khen ngợi với thái độ chân tình khiến đối tượng được khích lệ, sẵn sàng xả thân cống hiến hết mình cho tập thể.

Lời cảnh báo của nhà chuyên môn: Ở cương vị lãnh đạo, thường có cảm giác mình là kẻ mạnh, giành được ưu thế trong cộng đồng, dần dần có thể chuyển hóa thành tính kiêu căng độc đoán, coi thường người khác, đó là một điều nên tránh đối với các nhà lãnh đạo.

Một phần của tài liệu 100 lễ tiết cần học hỏi trong cuộc đời (Trang 78 - 81)

w