Lễ tiết chào mời tiếp thị

Một phần của tài liệu 100 lễ tiết cần học hỏi trong cuộc đời (Trang 88 - 91)

Tiêu điểm lễ tiết: Muốn được khách hàng hoan nghênh và tin tưởng, thì nhân viên tiếp thị phải thể hiện lòng tôn trọng khách hàng qua từng cử chỉ và lời ăn tiếng nói.

Lộ trình vận dụng: Trong quá trình chào mời tiếp thị, thì lễ tiết đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định thành bại của công việc tiếp thị.

a. Tiếp cận khách hàng

Trong hoạt động tiếp thị, thì ấn tượng đầu tiên đập vào tầm nhìn của khách hàng chính là trang phục của nhân viên tiếp thị, người ta thường nói, trong cung cách ăn mặc có thể đánh giá được trình độ văn hóa, tính cách con người, ăn mặc ngay ngắn sạch sẽ, ứng xử nhanh nhẹn, thông thoáng thì nhân viên tiếp thị sẽ gây được cảm tình với khách hàng, nếu nhân viên tiếp thị ăn mặc lôi thôi, luộm thuộm, khiến cho khách hàng nghĩ rằng nhân viên đó lười nhác, xử lý công việc không dứt khoát minh bạch.

Nếu nhân viên tiếp thị muốn gặp gỡ khách hàng, thì nên hẹn trước, được sự đồng ý mới đến gặp, khi nói chuyện hãy xuất phát từ lợi ích của khách hàng, suy nghĩ lo lắng cho khách hàng, và nhường quyền quyết định cho khách hàng. Thời gian gặp gỡ cũng được quyết định trên cơ sở tạo điều kiện tiện lợi cho khách hàng, nếu chọn thời tiết tốt, thời gian rảnh rỗi, tâm trạng thanh thản, có thể nêu ra mấy phương án để cho khách hàng lựa chọn. Sau khi đã quyết định thì nhân viên tiếp thị phải đến đúng hẹn, tuyệt đối không được lỡ hẹn, nơi gặp gỡ phải là nơi khách hàng quen thuộc, dễ tìm đến, nơi đó còn đáp ứng yêu cầu phong cảnh đẹp, lịch sự trang nhã gây cảm giác dễ chịu.

Mục đích chính của tiếp thị hiển nhiên là giới thiệu sản phẩm bao gồm tên gọi, quy cách, kiểu loại, tính năng, tác dụng, thao tác sử dụng, bảo quản bảo dưỡng v.v. Trong quá trình giới thiệu, luôn luôn tỏ ra tôn trọng khách hàng, mời khách hàng đưa ra câu hỏi bất kỳ lúc nào, bất kỳ vấn đề gì có liên quan đến sản phẩm và trả lời thật cặn kẽ, nói chung khi giới thiệu phải nhấn mạnh ưu điểm của sản phẩm nhưng cũng không nên giấu giếm hạn chế và nhược điểm của sản phẩm. Khi quan điểm hai bên không thống nhất, thì phải kiên trì giải thích. Tuy nhiên, thái độ hòa nhã điềm đạm dễ tạo niềm tin cho khách hàng hơn là quá nhiệt tình săn đón.

c. Ký hợp đồng mua bán

Bán được hàng là tiêu chí đánh giá thành công của nhân viên tiếp thị, nhưng khi ký được hợp đồng không có nghĩa là công việc tiếp thị đến đây kết thúc, sau khi ký hợp đồng chớ tỏ ra vui mừng hớn hở mà vẫn giữ vẻ điềm đạm bình tĩnh như trước, nói năng giữ lời, nét mặt tự nhiên, tuy nhiên phải nhìn khách hàng với ánh mắt thân mật và biết ơn, đồng thời nói lời cảm ơn, nhờ thiện chí của khách hàng mới ký kết được hợp đồng, ca ngợi khách hàng thế này thế nọ, chớ nên ký xong hợp đồng là hý hửng ra về ngay, mà nên nán lại nói chuyện vui để gây thiện cảm, sau đó mới bắt tay từ biệt, nếu chỉ là hợp đồng miệng thì phải để lại địa chỉ điện thoại liên lạc cho khách hàng, nếu ký hợp đồng văn bản thì phải đầy đủ các điều khoản, nên hứa với khách hàng sẽ giải quyết đầy đủ và nhanh chóng hợp đồng. Sau khi giao hàng vẫn duy trì quan hệ với khách hàng, mời khách hàng cho ý kiến về việc sử dụng sản phẩm, nếu có vấn đề thì tận tình xử lý, như vậy mới là trọn tình vẹn nghĩa với khách hàng.

Lời cảnh báo của nhà chuyên môn: Nếu nhân viên tiếp thị ứng xử không đúng mực, bất chấp lễ tiết, thì vô hình chung phá hủy mất thành quả lao động của mình. Khách hàng rất sáng suốt, họ chỉ đồng ý mua hàng của những nhân viên tiếp thị trông chừng đứng đắn, đáng tin cậy mà thôi.

80. Lễ tiết giao tiếp đối thoại

Tiêu điểm lễ tiết: Lễ tiết thăm hỏi đối ngoại bao gồm giao tiếp làm việc với khách nước ngoài, yêu cầu thể hiện sự tôn trọng, tình hữu nghị và lễ nghĩa nghi thức phù hợp với phong tục thói quen của khách nước ngoài.

Lộ trình vận dụng: Khi thăm hỏi đối ngoại thì yêu cầu đầu tiên là phải tuân thủ các thông lệ quốc tế về mặt lễ nghĩa, nhằm mục đích thực hiện chính sách mở cửa của Nhà nước, góp phần vào công cuộc xây dựng hiện đại hóa, đồng thời thể hiện bộ mặt trọng lễ nghĩa và hiếu khách của đất nước, con người Việt Nam.

a. Coi trọng thời gian, không bao giờ lỗi hẹn

Thời nay quan niệm thời gian gắn liền với hiệu suất, đúng hẹn cũng là một phần của chữ tín. Trong hoạt động giao lưu đối ngoại, nhất thiết phải đúng thời gian quy định. Nếu như vì lý do chính đáng bị lỡ hẹn, thì phải trình bày và xin lỗi trước mặt đông đủ quan khách, nếu không thể đúng hẹn thì phải tìm mọi cách thông báo trước cho đối phương và tỏ ý xin lỗi.

b. Kính trọng khiêm nhường, ưu tiên phụ nữ

Ở phương Tây, trong hoạt động xã giao, người ta đặc biệt kính trọng phụ nữ, đây là một quy phạm quan trọng trong lễ tiết, yêu cầu ở mọi lúc mọi nơi, đàn ông đều phải tôn trọng giúp đỡ, chở che, chăm sóc phụ nữ từ lời ăn tiếng nói đến cử chỉ hành vi. Ví dụ: Mở cửa mời các bà các cô vào, sau đó khép cửa lại, nhường họ đi trước, xách hộ hành lý v.v.

c. Nói chuyện có duyên, không động chạm đến đời tư của khách

Ở phương Tây người ta rất coi trọng khoảng trời riêng của mỗi người, vì vậy khi tiếp đãi khách nước ngoài tránh dò hỏi về đời tư của họ nhất là đối với phụ nữ có 8 điều không nên hỏi đó là: Tuổi đời, tình trạng hôn nhân, thu nhập, sự từng trải, chỗ ở, cuộc sống cá nhân, tôn giáo tín ngưỡng và chính kiến chính trị, cũng không cùng với họ bình phẩm về người thứ ba. Ngoài ra, cũng không nên đề cập đến những đề tài nhạy cảm khác như bệnh tật, chết chóc, chuyện quái đản, chuyện giật gân, chuyện tục tĩu v.v.

d. Ngôn ngữ văn minh, cử chỉ thanh lịch

Khi tiếp khách ngoại quốc, thái độ phải chân thành, trang trọng, ngôn ngữ mang tính văn hóa, giọng nói uyển chuyển, thân mật, diễn đạt sáng tỏ, nội dung chọn lọc, nói chung nên chuẩn bị kỹ từ trước, không nên bạ đâu nói đấy, có ý thức dành thời gian và cơ hội cho đối phương phát biểu ý kiến, khi họ nói thì chăm chú lắng nghe, không chen ngang hay ngắt lời họ một cách thô lỗ. Nếu khách đề cập đến một số vấn đề không tiện trả lời, thì cũng không thể hiện thái độ không đồng tình, mà nên lái câu chuyện sang chủ đề khác. Khi nói không nên khoa chân múa tay, giữ giãn cách vừa phải với khách, nếu đứng nói chuyện thì khoảng cách giữa hai bên khoảng 1, 2 mét là vừa, nếu ngồi thì hướng đầu gối và mũi bàn chân về phía khách một cách tự nhiên để thể hiện tình cảm thân mật.

Đón tiếp khách nước ngoài cần phải chải chuốt, điểm trang, ăn mặc lịch sự hơn ngày thường, đặc biệt chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ gồm vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường. Trên cơ thể không để tỏa ra mùi khó chịu, nên đánh răng, làm đầu tóc, cắt móng tay, chỉnh trang mặt mày cho đoan trang lịch sự, phụ nữ nên trang điểm thích đáng, tránh các thói xấu như vứt rác, khạc nhổ v.v.

Lời cảnh báo của nhà chuyên môn: Khi thăm hỏi, đón tiếp khách nước ngoài, chúng ta không chỉ lấy tư cách cá nhân, mà phần nào thể hiện hình tượng của dân tộc và đất nước, do vậy cần cố gắng hết sức tôn tạo hình tượng cá nhân mình.

Một phần của tài liệu 100 lễ tiết cần học hỏi trong cuộc đời (Trang 88 - 91)