Lễ tiết của người tham dự hội nghị

Một phần của tài liệu 100 lễ tiết cần học hỏi trong cuộc đời (Trang 93 - 94)

Tiêu điểm lễ tiết: Lễ tiết quan trọng nhất của các thành viên tham gia hội nghị là tôn trọng người khác, cho dù mình không đồng ý với quan điểm của họ, vẫn phải kiên trì lắng nghe, sau đó đề xuất lập luận của mình hoặc đưa ra câu hỏi với thái độ lịch sự nhã nhặn.

Lộ trình vận dụng: Trong sinh hoạt tập thể, những chủ trương quyết sách quan trọng thường phải thông qua bàn bạc trao đổi, điều tra tổng kết dưới hình thức hội nghị để đưa ra quyết định cuối cùng. Do vậy, hội nghị là một hoạt động cực kỳ quan trọng, khi tham gia hội nghị các thành viên phải tuân thủ một số lễ tiết nhất định.

a. Đến họp trước giờ hoặc đúng giờ

Khi đi dự hội nghị, yêu cầu đầu tiên là đến đúng giờ, cho dù bạn ở cương vị cao hay thấp đều không được đến chậm. Nhỡ ra đến chậm thì lặng lẽ tìm một chỗ ngồi ở ngoài rìa để ngồi, không làm ảnh hưởng đến người khác, nếu ai bỏ hội nghị mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị người khác lên án.

b. Giữ trật tự

Các thành viên đi họp đều phải ăn mặc chỉnh tề sạch sẽ, đến đúng giờ, vào hội trường hoặc ra khỏi hội trường có trật tự, nếu là khách mời đặc biệt thì chờ nhân viên tổ chức dẫn vào chỗ ngồi của mình. Nếu được bầu vào đoàn chủ tịch thì khi bước lên bàn chủ tịch phải đi đứng nhẹ nhàng đĩnh đạc, nếu được mọi người hoan nghênh thì tươi cười vẫy chào đáp lễ, những hội nghị quan trọng, người ta ghi rõ tên người đặt trên bàn trước mặt quan khách, được nhân viên tổ chức hướng dẫn vào chỗ ngồi.

Trong quá trình họp, mọi người có ý thức giữ gìn trật tự, không nói chuyện riêng, không làm việc khác, không đi lại lộn xộn.

c. Thái độ nghiêm túc

Đoàn chủ tịch và các thành viên tham dự hội nghị đều phải tập trung tư tưởng, chăm chú lắng nghe người khác phát biểu ý kiến, tích cực tham gia đóng góp thảo luận. Nếu thành viên đoàn chủ tịch có việc đột xuất phải rời khỏi hội nghị, phải trình bày lý do, xin phép và chào từ biệt mọi người. Khi thảo luận chú ý thái độ bình tĩnh lịch lãm, không nổi nóng, tranh cãi hoặc có những động tác thô bạo, lời nói tục tằn mang tính lăng mạ người khác, cũng không tỏ ra thờ ơ lãnh đạm, có vẻ như không thèm quan tâm đến công việc chung.

d. Phát biểu ngắn gọn

Người báo cáo trên hội nghị phải chuẩn bị kỹ càng, ngắn gọn súc tích nhưng đầy đủ toàn diện, thái độ tươi cười vui vẻ, nếu được mọi người vỗ tay tán thưởng thì phải đáp lễ cảm ơn. Nếu khi mình phát biểu mà thấy mọi người xì xào bàn tán hoặc tỏ thái độ khác thường, thì phải xem xét lại tư thế tác phong hoặc nội dung phát biểu của mình có thể không được hoan nghênh, phải chuyển đổi đề tài hoặc phong cách ứng xử, cảm nhận tình hình bất ổn thì nên kết thúc sớm.

Lời cảnh báo của nhà chuyên môn: Nếu bạn ở cương vị lãnh đạo, thường xuyên chủ trì hội nghị, thì bạn cũng chớ dựa vào quyền uy của mình để làm mưa làm gió trên diễn đàn hội nghị.

Một phần của tài liệu 100 lễ tiết cần học hỏi trong cuộc đời (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w